Đồng Yen mất giá, lao động Việt Nam tại Nhật chật vật mưu sinh

TUYẾT LAN |

Kể từ đầu tháng 5.2020 đến nay, đồng yen của Nhật Bản liên tục giảm. Chuyên gia cho rằng, khi chênh lệch lãi suất còn tiếp tục gia tăng thì đồng yen còn tiếp tục giảm giá. Lao động Việt Nam tại Nhật Bản đang chật vật xoay sở để đảm bảo sinh hoạt và gửi tiền về cho gia đình.

Thắt chặt chi tiêu trước đà mất giá của đồng yen

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) ngày 16.6 giữ nguyên lãi suất ngắn hạn ở mức -0,1% và trần lợi suất trái phiếu kì hạn 10 năm ở mức 0%. Việc BOJ giữ nguyên lãi suất âm và dự báo lạm phát chậm lại khiến đồng yen kéo dài đà mất giá.

Tính đến ngày 18.6.2023, tỉ giá mua - bán đồng yen tiếp tục giảm mạnh xuống mức 165,4 - 172,16 VND/yen. Đồng yen mất giá đã khiến người lao động Việt Nam tại Nhật Bản mất cả trăm triệu đồng thu nhập một năm.

Ngô Gia Bảo - thực tập sinh ngành thực phẩm làm việc tại tỉnh Gunma (Nhật Bản) - cho biết, khi anh mới sang Nhật, đồng yen chưa giảm giá: "Năm 2020 mức lương của tôi là 180.000 yen quy đổi ra tiền Việt được khoảng 35 triệu đồng. Hiện tại mức lương của tôi vẫn giữ nguyên nhưng quy đổi ra tiền Việt chỉ được khoảng 28-30 triệu đồng. Nếu so sánh tỉ giá đồng yen thời điểm hiện tại với năm 2020, tôi sẽ bị thâm hụt khoảng gần 100 triệu đồng mỗi năm nếu đổi sang tiền Việt gửi về cho gia đình.

Trước đây, cứ mỗi tuần tôi lại tự thưởng cho mình một món đồ mới. Nhưng hiện tại một tháng tôi mới mua món đồ mới, thậm chí là không mua nếu đồ cũ chưa hỏng. Tổng thu nhập quán ăn đồ Việt giảm khoảng 40% khi tỉ giá đồng yen mãi “giằng co” ở mức thấp trong vòng 2 năm qua. Lượng khách của quán ăn giảm do du học sinh tự nấu ăn để tiết kiệm” - Gia Bảo nói.

Găm tiền chờ đợi "thời cơ" đổi tiền gửi về cho gia đình

Đồng yen giảm giá là một thách thức lớn đối với lao động Việt tại Nhật Bản. Hiện nay họ vừa phải gồng gánh tiền chi tiêu cá nhân tại Nhật, vừa phải đảm bảo đủ tiền gửi về cho gia đình. Việc gửi tiền định kì về cho gia đình lúc này hay tiết kiệm chờ ngày đồng yen tăng giá cũng là niềm trăn trở lớn của nhiều người.

Chị Đỗ Thị Kim Ngân thực tập sinh ngành đóng gói tại tỉnh Nagoya - cho biết, sang Nhật Bản vào thời điểm dịch COVID-19 căng thẳng. Khi đó tuy bị giảm giờ làm nhưng bù lại tỉ giá đồng yen giữ vững ở mức cao. Tuy nhiên khi dịch bệnh qua đi, giờ làm và tiền lương của chị Ngân đã tăng nhưng tỉ giá đồng yen lại giảm sâu trầm trọng.

"Trước đây, định kì hàng tháng tôi sẽ gửi tiền về Việt Nam để trả nợ và lo cho hai em ăn học. Nhưng kể từ khi đồng yen giảm, tôi luôn trăn trở và e ngại khi đổi tiền để gửi về cho gia đình. Từ khi đồng yen giảm, tôi chỉ gửi tiền về khi gia đình có việc quan trọng. Nếu công việc gia đình không quá cần thiết tôi sẽ gom tiền lương chờ đợi “thời cơ” khi tỉ giá đồng yen tăng sẽ gửi về sau. Ngày trước, 10.000 yen đã đổi được 2,1-2,2 triệu đồng, nhưng hiện tại chỉ được 1,6-1,7 triệu đồng. Công lao động và mức lương vẫn vậy nhưng tiền đổi ra lại giảm nên tôi rất tiếc công sức của mình”.

Theo chị Ngân, một số người lựa chọn cách gửi tiền qua "chợ đen" được giá cao nhưng điều này là phạm pháp, sẽ gặp nhiều rủi ro về lừa đảo nên chị lựa chọn găm tiền chờ đồng yen tăng giá sẽ đổi sang tiền Việt.

Đồng yen mất giá khiến người lao động không còn quá mặn mà với thị trường Nhật Bản. Anh Trịnh Quang Thiệu - Giám đốc tuyển dụng Công ty Cổ phần Thương mại và hợp tác Nhân lực TQC Quốc tế - cho rằng, thị trường xuất khẩu lao động sang Nhật Bản đã mất vị thế tại Việt Nam. Đồng thời, các đơn hàng nhận lao động ở Nhật Bản cũng giảm khoảng 60% do lạm phát và sự suy thoái của nền kinh tế.

“Những người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản rất quan tâm đến tỉ giá đồng yen vì điều đó ảnh hưởng sát sườn đến thu nhập của họ. Người lao động không còn mặn mà với Nhật Bản và sẽ đặt lên bàn cân so sánh với thị trường xuất khẩu lao động của các nước khác. Người Việt đang có xu hướng lựa chọn Hàn Quốc hoặc các nước như Hungary, Đức… để xuất khẩu lao động” - anh Trịnh Quang Thiệu nói.

TUYẾT LAN
TIN LIÊN QUAN

Đảm bảo cung ứng đủ điện cho các doanh nghiệp có đông lao động

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp không bị ảnh hưởng do thiếu điện, Công ty Điện lực Ninh Bình đã thực hiện điều tiết theo thứ tự ưu tiên cấp điện cho các phụ tải quan trọng, ưu tiên đối với các doanh nghiệp sản xuất có số lượng lao động lớn và các doanh nghiệp sản xuất dẫn đầu về nộp ngân sách.

Kiếm tiền tỉ từ nuôi gà và trồng cây ăn trái, tạo việc làm cho nhiều lao động

ĐÌNH TRỌNG |

Tại xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, ông Tống Văn Hướng nổi tiếng với mô hình chăn nuôi công nghệ cao, trồng cây ăn trái đặc sản và nuôi chim yến. Ông Hướng vui mừng khi vừa được khen thưởng tấm gương điển hình tiên tiến là nông sân sản xuất kinh doanh giỏi.

Ninh Bình phấn đấu 20% lao động có bằng cấp tại các chủ thể OCOP

Nguyễn Trường |

Chương trình OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Đã bắt hết những đối tượng cầm đầu vụ tấn công trụ sở 2 UBND xã ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Lực lượng Công an đã bắt tất cả những đối tượng cầm đầu trong vụ tấn công trụ sở UBND 2 xã trên địa bàn huyện Cư Kuin.

Xử nguyên Phó Chủ tịch TP Mỹ Tho cùng 7 bị cáo vụ Công ty Công trình đô thị

Thành Nhân |

Ngày 20.6, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Tiền Giang xét xử sơ thẩm lần 2, vụ án "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", "Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Mỹ Tho (sau đây gọi là Công ty Công trình đô thị Mỹ Tho).

Dân kéo xe, ngang nhiên đổ phế thải, rác thải ngay dưới biển cấm ở Hà Nội

Ngọc Thuỳ - Thuỳ Dương |

Trên vỉa hè, sát mép đường, hoặc ngay dưới biểm cấm, thì rác thải vẫn xuất hiện và được người dân vô tư kéo xe đổ thẳng xuống các khu vực còn đất trống với mật độ dày đặc, trải dài quanh Dự án công viên văn hóa - vui chơi, giải trí - thể thao quận Hà Đông (Hà Nội).

Được đóng bảo hiểm xã hội vẫn lo không có lương hưu

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Đi làm ở các doanh nghiệp dù có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) nhưng không ít người lao động cho biết họ vẫn không hy vọng hết tuổi lao động sẽ có lương hưu bởi nhiều lí do.

Kịp thời cứu 5 người trong vụ cháy ở quận Hà Đông

KHÁNH AN |

Hà Nội - Hồi 3h58 sáng nay (ngày 20.6), nhận tin báo về vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà địa chỉ số 21 ngõ 249 đường Chiến Thắng (phường Văn Quán), lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Hà Đông lập tức xuất 1 xe chỉ huy, 2 xe chữa cháy đến hiện trường.

Đảm bảo cung ứng đủ điện cho các doanh nghiệp có đông lao động

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp không bị ảnh hưởng do thiếu điện, Công ty Điện lực Ninh Bình đã thực hiện điều tiết theo thứ tự ưu tiên cấp điện cho các phụ tải quan trọng, ưu tiên đối với các doanh nghiệp sản xuất có số lượng lao động lớn và các doanh nghiệp sản xuất dẫn đầu về nộp ngân sách.

Kiếm tiền tỉ từ nuôi gà và trồng cây ăn trái, tạo việc làm cho nhiều lao động

ĐÌNH TRỌNG |

Tại xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, ông Tống Văn Hướng nổi tiếng với mô hình chăn nuôi công nghệ cao, trồng cây ăn trái đặc sản và nuôi chim yến. Ông Hướng vui mừng khi vừa được khen thưởng tấm gương điển hình tiên tiến là nông sân sản xuất kinh doanh giỏi.

Ninh Bình phấn đấu 20% lao động có bằng cấp tại các chủ thể OCOP

Nguyễn Trường |

Chương trình OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.