Đi tận Canada, Đức vẫn không tìm được nguồn thay thế khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Các nỗ lực của Thủ tướng Đức tìm nguồn thay thế khí đốt Nga trong chuyến công du Canada không mấy thành công - tờ Die Zeit đưa tin hôm 23.8.

Chưa đảm bảo nhập khẩu LNG

Thủ tướng Đức Olaf Scholz có chuyến công du Canada trong 3 ngày, từ ngày 21-23.8. Ngày 22.8, Thủ tướng Olaf Scholz đã hội đàm với Thủ tướng Canada Justin Trudeau tại Montreal để thảo luận về ý tưởng vận chuyển khí thiên nhiên dồi dào của Canada qua Đại Tây Dương đến các nhà ga ở Đức.

Tuy nhiên, Thủ tướng Trudeau dường như dội một gáo nước lạnh vào ý tưởng như vậy, theo tờ Die Zeit. Mặc dù không loại trừ vai trò của khí đốt tự nhiên Canada trong việc giảm bớt tình trạng thiếu hụt năng lượng của Châu Âu, nhưng nhà lãnh đạo Canada cho biết vẫn chưa có một đề án kinh doanh rõ ràng nào để xây dựng ga xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Saint John hoặc các nơi khác.

Sau đó, ông Trudeau chỉ ra rằng khí tự nhiên sẽ phải được vận chuyển bằng đường ống từ các cánh đồng ở Tây Canada đến một nhà ga hóa lỏng (vẫn chưa được xây dựng) trên bờ biển Đại Tây Dương. Đó sẽ là một dự án tốn kém và có thể không phải là một khoản đầu tư thận trọng, vì Châu Âu đang cam kết chuyển đổi nhanh chóng sang năng lượng sạch, ông Trudeau lưu ý.

Thủ tướng Canada giải thích: “Chưa từng có đề án kinh doanh nào mạnh mẽ, vì khoảng cách từ các mỏ khí, vì nhu cầu vận chuyển khí đó trên một quãng đường dài trước khi hóa lỏng. Ngay bây giờ, giải pháp tốt nhất của chúng tôi là tiếp tục đóng góp cho thị trường toàn cầu, thay thế khí đốt và năng lượng mà Đức và Châu Âu có thể tìm thấy từ các nguồn khác”.

Đức - Canada ký thoả thuận về hydro xanh

Ngày 23.8, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã ký một thỏa thuận để Đức nhập khẩu hydro xanh từ Canada. Hai nhà lãnh đạo ký thỏa thuận tại thị trấn cảng Stephenville, Newfoundland. Những đợt giao hàng đầu tiên ​​diễn ra chỉ sau ba năm.

Chuyến đi tới Canada lần đầu tiên trên cương vị thủ tướng của ông Olaf Scholz diễn ra khi Đức đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga.

DW đưa tin, tại một cuộc họp báo ở Toronto ngày 23.8, Thủ tướng Scholz cho biết Canada là đối tác được lựa chọn, khi Đức từ bỏ năng lượng Nga với "tốc độ chóng mặt".

“Đất nước của các bạn có tiềm năng gần như vô biên để trở thành siêu cường về năng lượng bền vững và sản xuất tài nguyên bền vững” - ông Scholz nói.

Ông Trudeau cho biết "đang xem xét mọi cách khác nhau có thể để giúp đỡ người dân Đức và người dân Châu Âu trong ngắn hạn khi họ phải đối mặt với một thách thức thực sự vào mùa đông tới".

"Canada sẽ đóng một vai trò rất, rất trung tâm trong việc phát triển hydro xanh" - Thủ tướng Đức nói trong cuộc họp báo chung. "Đó là lý do tại sao chúng tôi rất vui vì chúng tôi cũng có thể tận dụng cơ hội này để mở rộng quan hệ đối tác trong lĩnh vực hydro xanh”.

Hydro hoạt động như một nguồn năng lượng thế nào?

Cả LNG và hydro xanh đều được coi là các giải pháp trung hạn và sẽ không thể giúp Đức trong vài tháng tới. Canada vẫn chưa có đủ phương tiện để xuất khẩu LNG ra quốc tế, và việc sản xuất hydro xanh vẫn đang ở giai đoạn sơ khai.

Việc sử dụng hydro không tạo ra khí nhà kính. Để tạo ra nó, nước phải được tách thành hydro và oxy, một phương pháp điện phân chỉ thân thiện với khí hậu nếu sử dụng năng lượng được sản xuất bền vững.

Về nguyên tắc, hydro có thể dùng làm nhiên liệu thay thế than đá, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên trong công nghiệp và giao thông vận tải. Đặc thù của hydro xanh là được sản xuất từ năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, nước, thậm chí hạt nhân, nên việc sản xuất hydro xanh tiêu tốn rất nhiều năng lượng, do đó loại nhiên liệu này hiện vẫn đắt hơn đáng kể so với nhiên liệu hóa thạch.

Những vùng gió thưa dân cư như Newfoundland được coi là nơi lý tưởng để sản xuất hydro xanh.

Các công ty năng lượng Đức Eon và Uniper đã ký một biên bản ghi nhớ với Everwind của Canada bên lề cuộc đàm phán Đức-Canada với mục tiêu nhập khẩu hydro trên quy mô lớn từ năm 2025.

Thủ tướng Scholz gọi thỏa thuận là "một bước quan trọng, không chỉ để tăng cường quan hệ kinh tế song phương, mà còn là nguồn cung cấp năng lượng bền vững cho tương lai”.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Hiệp hội thương mại Đức: Đừng hy sinh nước Đức vì Ukraina

Khánh Minh |

Hiệp hội thương mại Đức kêu gọi “đừng hy sinh nước Đức vì Ukraina”, yêu cầu Thủ tướng Scholz chấm dứt các biện pháp trừng phạt Nga để cứu nền kinh tế.

Siemens Đức xin lỗi vì đã đùa cợt Gazprom Nga về Nord Stream

Ngọc Vân |

Công ty Siemens Energy của Đức lấy làm tiếc vì đã gây ra “bão tranh cãi” do đùa cợt tập đoàn dầu khí Nga Gazprom về Nord Stream.

Đức nêu điều vô lý khi không mở Nord Stream 2, Ukraina phản ứng

Ngọc Vân |

Phó Chủ tịch Hạ viện Đức kêu gọi khởi động ngay đường ống dẫn khí Nord Stream 2, khiến Ukraina phản ứng gay gắt.

Thu hồi những bức tượng người trong Đại Nội Huế: Thử nghiệm thừa thãi?

Tường Minh |

Việc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho thu hồi số tượng người đặt trên cầu Kim Thủy dẫn vào Ngọ môn Huế sau khi có ý kiến phản đối của dư luận cho thấy trung tâm này đang hành xử với di sản theo kiểu thừa giấy vẽ voi.

Vành đai 3,5 Hà Nội ngổn ngang, người dân mong ngóng ngày hoàn thành

PHẠM ĐÔNG - VĨNH HOÀNG |

Đường Vành đai 3,5 là dự án hạ tầng giao thông quan trọng của Hà Nội, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2021 để giảm ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, sau gần 6 năm thi công, dự án vẫn đang ngổn ngang chưa rõ ngày hoàn thành.

Kiểm tra hàng trăm trường hợp, chỉ phát hiện vài tài xế vi phạm nồng độ cồn

Vương Trần |

Qua quá trình kiểm tra các tài xế, cảnh sát giao thông cho biết có những ngày kiểm tra hàng trăm trường hợp nhưng chỉ phát hiện vài trường hợp vi phạm nồng độ cồn lái xe.

Toàn cảnh vụ xe hợp đồng trá hình tai nạn khiến 9 người tử vong ở Quảng Nam

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ tai nạn khiến 9 người tử vong, Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi cho biết, xe khách trong vụ tai nạn tại tỉnh Quảng Nam được cấp phù hiệu hợp đồng nhưng gom khách lẻ, chở quá số người quy định.

Quảng Ninh đề xuất điều chỉnh vùng đệm Di sản vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Trong Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Quảng Ninh kiến nghị điều chỉnh lại vùng đệm di sản vịnh Hạ Long. Việc điều chỉnh giảm diện tích vùng đệm vịnh Hạ Long đã được đặt ra từ nhiều năm trước, khi mà vùng đệm rộng lớn, lại phải tuân thủ các quy định của Luật Di sản văn hóa và Công ước Di sản Thế giới, mà theo Quảng Ninh, đã hạn chế rất nhiều khả năng phát triển của thành phố biển, kéo dài thời gian thực hiện thủ tục pháp lý, đánh mất cơ hội đầu tư.

Hiệp hội thương mại Đức: Đừng hy sinh nước Đức vì Ukraina

Khánh Minh |

Hiệp hội thương mại Đức kêu gọi “đừng hy sinh nước Đức vì Ukraina”, yêu cầu Thủ tướng Scholz chấm dứt các biện pháp trừng phạt Nga để cứu nền kinh tế.

Siemens Đức xin lỗi vì đã đùa cợt Gazprom Nga về Nord Stream

Ngọc Vân |

Công ty Siemens Energy của Đức lấy làm tiếc vì đã gây ra “bão tranh cãi” do đùa cợt tập đoàn dầu khí Nga Gazprom về Nord Stream.

Đức nêu điều vô lý khi không mở Nord Stream 2, Ukraina phản ứng

Ngọc Vân |

Phó Chủ tịch Hạ viện Đức kêu gọi khởi động ngay đường ống dẫn khí Nord Stream 2, khiến Ukraina phản ứng gay gắt.