Châu Âu gánh hậu quả khi Ukraina chặn khí đốt Nga

Khánh Minh |

Việc Ukraina chặn khí đốt Nga đến Châu Âu qua điểm trung chuyển quan trọng làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu hụt năng lượng ở lục địa này.

Nhà điều hành mạng lưới khí đốt của Ukraina hôm 11.5 đã ngừng vận chuyển một phần khí đốt của Nga đến Châu Âu qua một trong những trạm xuyên biên giới quan trọng ở lãnh thổ nước này.

Chuyện gì đã xảy ra?

Nhà điều hành mạng lưới khí đốt của Ukraina, OGTSU Ukraina, thông báo vào cuối ngày 10.5 rằng sẽ ngừng nhận khí đốt của Nga vào trạm khí đốt Sokhranovka bắt đầu từ ngày 11.5 vì họ không còn có thể kiểm soát cơ sở hạ tầng trong lãnh thổ bị quân đội Nga chiếm giữ. Theo tuyên bố của OGTSU, lực lượng Nga đã can thiệp vào các quy trình công nghệ, gây nguy hiểm cho an ninh của toàn bộ hệ thống vận chuyển khí đốt của đất nước. Công ty cho biết họ coi tình huống này là bất khả kháng, đồng thời tuyên bố không thể cung cấp các chuyến hàng đến Châu Âu vì những lý do nằm ngoài tầm kiểm soát của mình.

Ngày 10.5, người phát ngôn Sergey Kupriyanov cho biết Gazprom chưa nhận được xác nhận nào về sự cố bất khả kháng hoặc gián đoạn hoạt động tại Sokhranovkav. Ông Kupriyanov nói thêm, các chuyên gia Ukraina có toàn quyền truy cập vào trạm và trước đây không có bất kỳ phàn nàn nào về điều này.

Ảnh hưởng đối với nguồn cung cấp khí đốt của Châu Âu

Nguồn cung cấp khí đốt Nga cho Châu Âu đang giảm dần. OGTSU Ukraina ban đầu cho biết sẽ tạm thời định tuyến lại khí đốt từ Sokhranovka đến trạm trung chuyển thứ hai và lớn nhất là Sudzha, nằm trên lãnh thổ do Kiev kiểm soát. Tuy nhiên, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga sau đó đã tuyên bố rằng về điều này là bất khả thi về mặt kỹ thuật. Do trạm Sokhranovka xử lý khoảng 1/3 dòng khí đốt của Nga vào Ukraina để vận chuyển tiếp, nên người mua Châu Âu sẽ bị mất lượng khí đốt này do trạm đóng cửa.

Gazprom cho biết đã cung cấp 72 triệu mét khối khí đốt cho Châu Âu thông qua trạm Sudzha vào ngày 11.5, trong khi một ngày trước đó, tổng số đơn được xác nhận của người tiêu dùng Châu Âu lên tới 95,8 triệu mét khối. Vào lúc cao điểm, các đơn từ Châu Âu đạt tới 109,6 triệu mét khối vào đầu tháng 3. Điều này có nghĩa là Châu Âu mất từ ​​25% đến 34% lượng khí đốt được giao từ Nga.

Điều này ảnh hưởng như thế nào đến giá khí đốt?

Giá khí đốt ở Châu Âu ban đầu tăng sau khi Ukraina chặn đường ống, lên hơn 1.100 USD/1.000 mét khối vào đầu ngày 11.5. Các chuyên gia cho rằng tình hình này chắc chắn sẽ dẫn đến việc tăng giá, do người tiêu dùng Châu Âu bị sụt giảm về khối lượng.

Ví dụ, dữ liệu từ công ty Snam, vận chuyển khí đốt đến Italia, cho thấy dòng khí đốt của Nga thực sự đã giảm so với ngày 10.5, trong khi cơ quan quản lý của Đức cho biết dòng chảy của Nga qua Ukraina giảm gần 1/4.

Những hậu quả khác là gì?

Nga cung cấp khoảng 40% tổng nhu cầu khí đốt tự nhiên của Châu Âu. EU phụ thuộc vào khí đốt giá rẻ của Nga để sưởi ấm, nấu nướng và sản xuất điện ở hầu hết 27 quốc gia thành viên của khối. Nguồn cung giảm, trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến sự cố lưới điện, mất điện và ngừng hoạt động trong các ngành công nghiệp.

Giá khí đốt tăng cũng có thể đẩy giá các mặt hàng khác và hàng tiêu dùng, đẩy lạm phát vốn đã cao trong lịch sử thậm chí còn cao hơn. Lạm phát ở 9 quốc gia EU đã lên tới hơn 10%. Người tiêu dùng Châu Âu cần khẩn trương tìm các giải pháp thay thế.

Các lựa chọn thay thế của EU cho khí đốt Nga là gì?

Người mua Châu Âu có thể yêu cầu tăng lượng vận chuyển khí đốt từ nhà cung cấp lớn thứ hai của Châu Âu là Na Uy. Năm 2021, Na Uy cung cấp gần 1/4 lượng khí đốt cho EU và Anh. Tuy nhiên, các mỏ dầu và khí đốt của Na Uy đang sản xuất với gần 100% công suất, và trong khi nước này gần đây đã cam kết tăng cường sản xuất vào mùa hè, điều này khó có thể bù đắp cho việc nguồn cung của Nga bị mất.

Lựa chọn khác của Châu Âu là mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ và Trung Đông, nhưng mặt hàng này - và phương tiện vận chuyển - có giá thành cao hơn nhiều so với khí đốt của Nga. Ngoài ra, có một giới hạn về số lượng các nhà cung cấp LNG có thể sản xuất và vận chuyển, và các chuyên gia cho biết năng lực hóa lỏng toàn cầu gần như đã được sử dụng hết. Thêm vào đó, một số quốc gia EU không có biển nên không thể nhận LNG vận chuyển qua đường biển.

Có cách nào để khắc phục tình trạng này không?

Châu Âu có thể đưa ra các giải pháp thay thế về lâu dài - chẳng hạn, cuối cùng có thể cấp chứng nhận đã được chờ đợi từ lâu và hiện bị chặn cho đường ống dẫn khí Nord Stream 2 của Nga, đi đến Châu Âu qua Biển Baltic và có khả năng cung cấp gần gấp đôi lượng khí đốt qua trạm trung chuyển Sokhranovka.

Ngoài ra, Ukraina có thể mở lại trạm trung chuyển nói trên và không bị mất số tiền mà họ nhận được từ việc vận chuyển khí đốt của Nga.

Cuối cùng, Nga và Ukraina có thể đạt được một thỏa thuận hòa bình - tuy nhiên, kết quả phụ thuộc vào sự tham gia của Mỹ và EU, mà điều đó khó xảy ra vào thời điểm này.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Ukraina đột ngột chặn khí đốt Nga đi Châu Âu

Khánh Minh |

Ukraina viện lý do "bất khả kháng" để chặn 1/3 dòng khí đốt Nga trung chuyển đến Châu Âu, trong khi Gazprom tuyên bố không gì có thể biện minh cho động thái này.

Giá xăng cao ngất ngưởng vì trừng phạt Nga?

Song Minh |

Giá xăng cuối cùng cũng leo lên mức ngất ngưởng do chiến sự Nga - Ukraina và các biện pháp trừng phạt Nga.

Trừng phạt Nga khiến hàng loạt nước lao đao

Khánh Minh |

Việc trừng phạt Nga, cụ thể là nhằm vào lĩnh vực dầu khí, có thể làm tiêu tan sự phục hồi hậu COVID-19 ở hàng loạt nước.

Viện kiểm sát xác định Cựu Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ có vai trò chủ mưu

Anh Tú |

Ngày 15.2, TAND TPHCM tiếp tục phần tranh luận giữa Viện kiểm sát (VKS) TPHCM và các bị cáo trong vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế TP Cần Thơ.

Đà Nẵng tập trung xây dựng tiềm lực phòng thủ vững chắc

THÙY TRANG |

Ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương - đề nghị Đà Nẵng tập trung xây dựng các tiềm lực trong khu vực phòng thủ thành phố thực sự vững chắc, có độ tin cậy cao, bảo đảm cả trước mắt và lâu dài theo chủ trương, quan điểm chủ động chuẩn bị từ sớm, từ xa, toàn diện.

Các bộ cần lắng nghe doanh nghiệp khi sửa nghị định về xăng dầu

Anh Tuấn |

TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, trong thời gian vừa qua, để đứt gãy thị trường quan trọng như xăng dầu và việc các bộ đẩy trách nhiệm cho nhau, điều này cần phải rút kinh nghiệm.

Thời điểm không khí lạnh suy yếu dần, nắng ấm quay lại miền Bắc

AN AN |

Theo nhận định của cơ quan khí tượng, từ ngày 17.2 không khí lạnh hoạt động với cường độ ổn định, thời tiết miền Bắc chuyển trạng thái nắng ấm, nhiệt độ tăng dần.

WHO họp khẩn tìm vaccine cho virus cực nguy hiểm vừa bùng phát

Khánh Minh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hy vọng sẽ thử nghiệm vaccine phòng ngừa Marburg - loại virus cực kỳ nguy hiểm có tỉ lệ tử vong khoảng 50%.

Ukraina đột ngột chặn khí đốt Nga đi Châu Âu

Khánh Minh |

Ukraina viện lý do "bất khả kháng" để chặn 1/3 dòng khí đốt Nga trung chuyển đến Châu Âu, trong khi Gazprom tuyên bố không gì có thể biện minh cho động thái này.

Giá xăng cao ngất ngưởng vì trừng phạt Nga?

Song Minh |

Giá xăng cuối cùng cũng leo lên mức ngất ngưởng do chiến sự Nga - Ukraina và các biện pháp trừng phạt Nga.

Trừng phạt Nga khiến hàng loạt nước lao đao

Khánh Minh |

Việc trừng phạt Nga, cụ thể là nhằm vào lĩnh vực dầu khí, có thể làm tiêu tan sự phục hồi hậu COVID-19 ở hàng loạt nước.