Biến động dân số ở châu Âu: Tỉ lệ sinh cao nhất ở Pháp, Malta thấp nhất

Thanh Hà |

Hơn 4 triệu trẻ em đã được sinh ra ở Liên minh châu Âu (EU) mỗi năm trong 3 thập kỷ qua, nhưng những con số này đang có xu hướng giảm.

Năm 2021, 4,09 triệu trẻ em được sinh ra ở EU. Đây là con số thấp thứ 2 kể từ năm 1960. Con số thấp nhất được ghi nhận năm 2020, thời điểm có 4,07 triệu trẻ em chào đời.

Tỉ lệ sinh - phản ánh số ca sinh/phụ nữ - đã thay đổi đáng kể ở các nước châu Âu trong 20 năm qua. Tỉ lệ sinh đã giảm ở 11 trong số 27 quốc gia thành viên EU từ năm 2001 đến 2021, theo Euronews.

Những quốc gia nào có tỉ lệ sinh cao nhất và thấp nhất ở châu Âu? Mức sinh đã thay đổi như thế nào trên khắp châu Âu trong 2 thập kỷ qua?

Theo Eurostat, cơ quan thống kê của EU, năm 2021, Pháp có tỉ lệ sinh cao nhất trong số các quốc gia thành viên EU với 1,84 trẻ chào đời/phụ nữ. Malta có tỉ lệ sinh thấp nhất là 1,13. Mức trung bình cho toàn EU trong năm này là 1,53.

Tiếp sau Pháp, các quốc gia có tỉ lệ sinh cao lần lượt là Cộng hòa Czech (1,83), Iceland (1,82) và Romania (1,81).

Euronews lưu ý, trong khi tỉ lệ sinh cao nhất được ghi nhận ở một quốc gia ở khu vực Địa Trung Hải là Pháp, thì các quốc gia Địa Trung Hải khác lại có tỉ lệ sinh ở chiều ngược lại, thấp hơn đáng kể như: Malta (1,13), Tây Ban Nha (1,19), Italia (1,25), Síp (1,39) và Hy Lạp (1,43).

Tỉ lệ sinh ở các quốc gia khác là: 1,72 ở Đan Mạch; 1,7 ở Thổ Nhĩ Kỳ; 1,61 ở Anh; 1,58 ở Đức và 1,35 ở Bồ Đào Nha.

Về số trẻ em sinh ra ở EU, con số thấp nhất được ghi nhận năm 2020 là 4,07 triệu. Xu hướng giảm số ca sinh ở EU bắt đầu từ năm 2008, thời điểm có 4,68 triệu trẻ em chào đời.

Tỉ suất sinh ở EU đã tăng 8% ở EU trong giai đoạn từ năm 2001 (1,43 ca sinh/phụ nữ) đến năm 2021 (1,53 ca sinh/phụ nữ). Trong giai đoạn này, mức tăng cao nhất được ghi nhận ở Cộng hòa Czech với 59%, tiếp theo là Romania (43%) và Slovakia và Slovenia (đều 36%).

Thổ Nhĩ Kỳ, một trong những quốc gia đông dân nhất ở châu Âu, đã giảm tỉ lệ sinh lớn nhất trong giai đoạn này: Giảm từ 2,38 vào năm 2001 xuống còn 1,7 vào năm 2021, tương ứng với mức giảm 29%. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đứng thứ 8 trong số 37 quốc gia có tỉ lệ sinh cao nhất.

Tỉ lệ sinh cũng giảm 24% ở Malta, 16% ở Phần Lan, 7% ở Bồ Đào Nha và 5% ở Hà Lan. Việc giảm tỉ lệ sinh hạn chế hơn ở Tây Ban Nha và Pháp (đều 3%), và ở Anh là 1%.

Năm 2021, độ tuổi trung bình của phụ nữ sinh con đầu lòng ở EU là 29,7 tuổi. Độ tuổi này đã tăng đều đặn trong những năm qua, từ mức 28,8 tuổi năm 2013.

Năm 2021, tuổi trung bình của phụ nữ khi sinh con đầu lòng cao nhất ở Italia và Tây Ban Nha, đều là 31,6 tuổi. Độ tuổi phụ nữ khi sinh con đầu lòng thấp nhất ở Bulgaria là 26,5 tuổi, tiếp đến là Albania (26,6 tuổi) và Thổ Nhĩ Kỳ (26,7 tuổi).

Độ tuổi trung bình của phụ nữ khi sinh con đầu lòng ở các quốc gia khác là: 31,2 tuổi ở Ireland, 31 tuổi ở Hy Lạp, 30,9 tuổi ở Anh và xứ Wales, 30,1 tuổi ở Đức và 29,1 tuổi ở Pháp.

Tỉ lệ sinh con của các bà mẹ người bản xứ và các bà mẹ nước ngoài khác nhau đáng kể trên khắp châu Âu. Con cái của các bà mẹ nước ngoài dao động từ 1% ở Serbia đến 65% ở Luxembourg.

Năm 2021, tỉ lệ sinh con của các bà mẹ nước ngoài là 29% ở Đức, Anh và Thụy Điển, trong khi Pháp là 23%.

Ngoài Serbia, tỉ lệ sinh con của các bà mẹ nước ngoài là 3% hoặc ít hơn ở Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Litva, Slovakia và Bulgaria.

Tỉ lệ sinh của các bà mẹ nước ngoài đã tăng ở hầu hết các nước EU từ năm 2013 đến năm 2021. Malta có mức tăng cao nhất là 22%, tiếp theo là Hy Lạp (6%) và Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Romania (đều 5%).

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Khủng hoảng dân số ở Nhật Bản: Chuyện ở làng 25 năm không trẻ sơ sinh

Thanh Hà |

Một phần tư thế kỷ không có trẻ sơ sinh trong một ngôi làng ở Nhật Bản phần nào cho thấy quy mô của cuộc khủng hoảng dân số ở nước này.

Thần sinh sản mỉm cười trên quê hương cha đẻ truyện Naruto ở Nhật Bản

Thanh Hà |

Ở đất nước già hoá dân số như Nhật Bản, một thị trấn xa xôi nắm giữ bí mật để có nhiều trẻ em hơn. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã đổ về Nagi để tìm hiểu kinh nghiệm ở nơi "vị thần sinh sản mỉm cười" này.

Lý do bất ngờ khiến tỉ lệ sinh con ở Nhật Bản giảm

Khánh Minh |

Một chính trị gia người Nhật Bản cho rằng tỉ lệ kết hôn và sinh con ở quốc gia này giảm mạnh không phải do chi phí cao sau khi lập gia đình, mà do giới trẻ thiếu khả năng “lãng mạn”.

Cán bộ không được tổ chức tiệc cưới, tân gia xa hoa lãng phí hoặc vụ lợi

VƯƠNG TRẦN |

Dự thảo Nghị định ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ nêu rõ, cán bộ, công chức, viên chức không tổ chức tiệc cưới, ăn hỏi, đám ma, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các công việc khác xa hoa, lãng phí hoặc để vụ lợi.

Cháy lớn tại Công ty Cổ phần One One miền Trung

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Lực lượng chức năng đang điều động xe cứu hỏa đến hiện trường để chữa đám cháy lớn ở Công ty Cổ phần One One miền Trung.

Dự báo thời tiết 21.3: Miền Bắc tiếp tục tăng nhiệt nhanh, trời nắng oi

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 21.3, miền Bắc tăng nhiệt, ngày trời nắng với nhiệt độ cao nhất khoảng 32 độ C. Khu vực vùng núi phía tây từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có nắng nóng, nhiệt độ lên đến 35 - 37 độ C.

Du khách Trung Quốc sẽ tăng dần theo tốc độ phục hồi hàng không

Ý Yên |

Ngay từ 15.3 - ngày Trung Quốc chính thức cho phép tổ chức tour đến Việt Nam theo chương trình thí điểm mở cửa du lịch đợt 2, các địa phương từ Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh... đã đón hàng trăm khách du lịch theo đoàn. 

Hợp sức ngăn chặn khủng hoảng ngân hàng lan rộng

Khánh Minh |

Ngày 19.3, một số ngân hàng Trung ương lớn nhất thế giới đã hợp sức ngăn chặn khủng hoảng ngân hàng lan rộng sau khi ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS mua lại Credit Suisse - ngân hàng lớn thứ hai nước này - trong một thoả thuận lịch sử.

Khủng hoảng dân số ở Nhật Bản: Chuyện ở làng 25 năm không trẻ sơ sinh

Thanh Hà |

Một phần tư thế kỷ không có trẻ sơ sinh trong một ngôi làng ở Nhật Bản phần nào cho thấy quy mô của cuộc khủng hoảng dân số ở nước này.

Thần sinh sản mỉm cười trên quê hương cha đẻ truyện Naruto ở Nhật Bản

Thanh Hà |

Ở đất nước già hoá dân số như Nhật Bản, một thị trấn xa xôi nắm giữ bí mật để có nhiều trẻ em hơn. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã đổ về Nagi để tìm hiểu kinh nghiệm ở nơi "vị thần sinh sản mỉm cười" này.

Lý do bất ngờ khiến tỉ lệ sinh con ở Nhật Bản giảm

Khánh Minh |

Một chính trị gia người Nhật Bản cho rằng tỉ lệ kết hôn và sinh con ở quốc gia này giảm mạnh không phải do chi phí cao sau khi lập gia đình, mà do giới trẻ thiếu khả năng “lãng mạn”.