Ảnh hưởng từ việc OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu

Nguyễn Quang (Theo kp.ru) |

Giá dầu được dự báo sẽ tăng lên 100 USD/thùng sau khi OPEC+ cắt giảm sản lượng.

Đối với cộng đồng thế giới, tin tức về việc giảm sản lượng dầu là bất ngờ. Mới đây, một số quốc gia OPEC+ đã tuyên bố, từ tháng 5 đến cuối năm sẽ giảm sản lượng 1,65 triệu thùng mỗi ngày. Lần cắt giảm 2 triệu thùng mỗi ngày trước đó xảy ra vào tháng 10 năm ngoái.

Những gì đang xảy ra hiện nay là rất phức tạp đối với các nước xuất khẩu phương Tây. Quyết định bất ngờ của OPEC+ sẽ cho phép giá dầu quay trở lại mức giá 100 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent đã tăng từ 79 USD lên 83 USD một thùng trong hai ngày qua.

Nói bao nhiêu, giảm bấy nhiêu

Từ hồi tháng Hai, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak đã nói rằng, Nga sẽ tự nguyện giảm sản lượng dầu 500.000 thùng mỗi ngày so với sản lượng trung bình trong tháng Hai.

Lúc đầu, người ta cho rằng, việc cắt giảm đó sẽ có hiệu lực cho đến tháng 6 nhưng giờ đây, các kế hoạch này đã được gia hạn đến cuối năm 2023.

Ông Igor Yushkov - nhà phân tích hàng đầu tại Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia Nga - cho biết: Chúng tôi bắt đầu thực sự hoàn thành nghĩa vụ của mình vào cuối tháng 3. Nhưng sau đó, các quốc gia OPEC+ khác cũng đã bất ngờ tham gia cùng chúng tôi. Họ làm điều này không phải để hỗ trợ Nga, mà chỉ vì mục đích cứu nền kinh tế của họ và khôi phục sự cân bằng trên thị trường thế giới.

Tổng mức giảm sẽ là 1,65 triệu thùng mỗi ngày. Nga và Saudi Arabia sẽ chịu trách nhiệm gần như là toàn bộ. Những nước tham gia còn lại sẽ chịu trách nhiệm phần nhỏ hơn - tỉ lệ thuận với khối lượng sản xuất của họ. Những con số này rất có ý nghĩa, thậm chí theo tiêu chuẩn thế giới.

"Đây là một loại hiệu ứng tâm lý nhằm thể hiện quyết tâm cân bằng thị trường của OPEC+" - ông Igor Yushkov nói tiếp. Việc giảm sản lượng thực sự có nghĩa là những quốc gia nào đã tuyên bố cắt giảm bao nhiêu thì lượng dầu thực tế trên thị trường sẽ giảm đi bấy nhiêu. Hơn nữa, trong ngắn hạn, hiệu ứng tâm lý lên thị trường sẽ rất mạnh. Trong những ngày tới, chúng ta sẽ thấy giá tăng đáng kể lên 90 USD một thùng.

Tại sao cần thiết phải làm việc này?

Chuyên gia giải thích: “Về mặt chiến lược, quyết định này là một phản ứng đối với các hành động của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Ngân hàng trung ương của các quốc gia này và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tăng lãi suất cơ bản.

Khi điều này xảy ra, sẽ có sự chững lại không thể tránh khỏi trong nền kinh tế, các khoản vay trở nên đắt đỏ hơn, doanh nghiệp không sử dụng chúng, nền kinh tế không phát triển. Do đó, ít mua hàng hóa hơn, ít vận chuyển hơn, ít có nhu cầu về nhiên liệu hơn.

Nhưng điều quan trọng nhất là sẽ có ít tiền hơn đến với thị trường chứng khoán, điều này làm giảm nhu cầu về dầu. Để giá không giảm và xuống dưới 60 USD/thùng, các thành viên OPEC+ đã đưa ra quyết định của họ. Mục tiêu là giữ giá dầu quanh mức 80 USD/thùng - động lực chính cho bước đi này.

Nga sẽ được lợi gì từ điều này?

Theo các chuyên gia, việc giảm sản lượng dầu chắc chắn sẽ làm tăng giá thị trường. Và thực tế là nó xảy ra với một số người tham gia thương mại thế giới cùng một lúc sẽ chỉ làm tăng hiệu ứng và sẽ có tác động đến tình trạng chung của thương mại dầu mỏ. Đối với Nga, điều này sẽ có lợi vì giá dầu càng cao, Nga càng kiếm được nhiều tiền.

Yushkov nói: "Giá trần cũng sẽ không đóng vai trò gì ở đây vì trong quá trình hoạt động, chúng tôi thấy rằng, bất kể giá cả như thế nào thì dầu của chúng tôi vẫn được vận chuyển bởi đội tàu làm việc với các quốc gia "bị trừng phạt" như Venezuela, Iran. Đội tàu phương Tây bây giờ không còn liên quan gì đến chúng tôi nữa".

Những con số cụ thể

Những quốc gia nào sẽ cắt giảm sản xuất dầu và giảm bao nhiêu?

Nga - 500 nghìn thùng mỗi ngày.

Saudi Arabia - 500 nghìn thùng mỗi ngày.

UAE - 144 nghìn thùng mỗi ngày.

Iraq - 211 nghìn thùng mỗi ngày.

Kuwait - 128 nghìn thùng mỗi ngày.

Oman - 40 nghìn thùng mỗi ngày.

Algeria - 48 nghìn thùng mỗi ngày.

Kazakhstan - 78 nghìn thùng mỗi ngày.

OPEC là tổ chức của các nước xuất khẩu dầu mỏ có trụ sở chính tại Vienna, Áo. Tính đến năm 2022, OPEC bao gồm 13 quốc gia. Hiệp hội OPEC+ bao gồm các quốc gia hợp tác với OPEC về sản xuất và xuất khẩu dầu, nhưng không phải là thành viên của tổ chức này. OPEC+ hiện bao gồm 13 nước OPEC và Nga, Azerbaijan, Bahrain, Brunei, Kazakhstan, Malaysia, Mexico, Oman, Sudan và Nam Sudan.

Nguyễn Quang (Theo kp.ru)
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện một thành viên G7 mua dầu của Nga trên giá trần

Khánh Minh |

Nhật Bản, một nước thành viên G7, xin miễn trừ từ Mỹ để mua dầu của Nga trên mức giá trần.

Đức tăng nhập khẩu dầu qua Nga vẫn không đủ dùng

Song Minh |

Kazakhstan sẽ tăng nguồn cung dầu cho Đức qua đường ống Druzhba của Nga, nhưng khó đáp ứng đủ nhu cầu.

OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu mỏ

Thanh Hà |

Saudi Arabia và các nhà sản xuất dầu mỏ OPEC+ khác tuyên bố cắt giảm thêm sản lượng dầu khoảng 1,16 triệu thùng mỗi ngày. Động thái bất ngờ ngày 2.4 của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ cùng Nga và các đồng minh khác khiến giá dầu tăng ngay.

Xơ xác vì tảo hôn: Ông nội tuổi 35, người mẹ trẻ sinh 7 đứa con

Minh Nguyễn |

Đến bản Pà Cò (xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình), ngoài chuyện tảo hôn thì PV không khỏi bất ngờ khi nơi đây có ông nội ở tuổi 35 và người phụ nữ sinh con nhiều nhất bản.

Mỹ triển khai tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường tới Trung Đông

Thanh Hà |

Hải quân Mỹ triển khai một tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường có khả năng trang bị tới 154 tên lửa Tomahawk tới Trung Đông, động thái dường như là phô trương lực lượng với Iran sau những căng thẳng gần đây.

Tranh luận có nên giao việc xét, thi tốt nghiệp THPT cho các địa phương

Bạn đọc Nguyễn Khanh |

Những năm gần đây, nhiều trường đại học trên cả nước công bố điểm trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển học bạ THPT mà không cần đến kết quả của kỳ thi tốt nghiệp. Điều này cho thấy sự chủ động của nhiều trường đại học và họ đã không phụ thuộc vào kết quả của kỳ thi này.

Tháo gỡ nhanh các vướng mắc cho việc phát triển nhà ở xã hội

Gia Miêu |

Nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn, trong khi số dự án được triển khai còn quá ít vì vướng mắc quá nhiều trong cơ chế triển khai.

Rời chân ga - rà chân phanh thế nào để tránh gây tai nạn

ANH TUÂN |

Lỗi đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh xảy ra chủ yếu và nghiêm trọng nhất ở xe số tự động. Song có những quy tắc mà lái xe có thể rèn luyện, thực hành và duy trì để hạn chế nhầm lẫn nguy hiểm này.

Phát hiện một thành viên G7 mua dầu của Nga trên giá trần

Khánh Minh |

Nhật Bản, một nước thành viên G7, xin miễn trừ từ Mỹ để mua dầu của Nga trên mức giá trần.

Đức tăng nhập khẩu dầu qua Nga vẫn không đủ dùng

Song Minh |

Kazakhstan sẽ tăng nguồn cung dầu cho Đức qua đường ống Druzhba của Nga, nhưng khó đáp ứng đủ nhu cầu.

OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu mỏ

Thanh Hà |

Saudi Arabia và các nhà sản xuất dầu mỏ OPEC+ khác tuyên bố cắt giảm thêm sản lượng dầu khoảng 1,16 triệu thùng mỗi ngày. Động thái bất ngờ ngày 2.4 của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ cùng Nga và các đồng minh khác khiến giá dầu tăng ngay.