22 sự kiện lần đầu xảy ra trong năm 2022: Tàu NASA đâm vào tiểu hành tinh

Thanh Hà |

Năm 2022, chuỗi sự kiện cũng như xu hướng bất ngờ và quan trọng chưa từng xảy ra từ trước tới nay như việc NASA cho tàu vũ trụ đâm vào một tiểu hành tinh, các nhà khoa học chụp được ảnh hố đen của Dải Ngân hà...

12. Các nhà khoa học xác định việc hình thành sao trong thiên hà của chúng ta bắt đầu như thế nào

Lần đầu tiên, giới khoa học giải thích điều gì đã kích hoạt sự hình thành những ngôi sao trong Dải Ngân hà, theo một bài báo đăng trên tạp chí Nature vào tháng 1.2022. Một phản ứng dây chuyền của siêu tân tinh khoảng 14 triệu năm trước đã dẫn đến việc tạo ra một bong bóng rộng 1.000 năm ánh sáng ở trung tâm là thiên hà của chúng ta.

Dù các nhà khoa học đã biết sự tồn tại của bong bóng này, nhưng gần đây họ phát hiện ra rằng tất cả những khu vực hình thành sao cục bộ đều nằm trên bề mặt của bong bóng, do phản ứng dây chuyền đã đẩy bụi và khí cần thiết để tạo ra những ngôi sao mới ra rìa bong bóng.

13. Chụp được ảnh hố đen của Dải Ngân hà

Vào tháng 5, các nhà khoa học công bố hình ảnh đầu tiên về Sagittarius A*, một hố đen ở trung tâm thiên hà của chúng ta. Đây là kết quả của một nỗ lực quốc tế được gọi là dự án Kính viễn vọng Chân trời Sự kiện. Năm 2019, cũng nhóm nhà khoa học này đã công bố hình ảnh đầu tiên về hố đen ở trung tâm thiên hà M87, lớn hơn 1.500 lần so với Sagittarius A*.

14. NASA cho tàu vũ trụ đâm vào một tiểu hành tinh trong cuộc thử nghiệm phòng thủ

NASA phóng tàu vũ trụ vào một tiểu hành tinh hồi tháng 9 trong thử nghiệm làm thay đổi quỹ đạo của tiểu hành tinh nhằm tìm hiểu về cách tác động với những tiểu hành tinh có thể đe dọa Trái đất trong tương lai. Theo NASA, Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép DART là “thử nghiệm phòng thủ hành tinh đầu tiên”.

15. Hàn Quốc phóng vệ tinh bằng tên lửa vũ trụ tự phát triển

Tên lửa vũ trụ tự chế đầu tiên của Hàn Quốc, Nuri, được phóng từ Trung tâm vũ trụ Naro ở Goheung vào tháng 6. Ảnh: AFP
Tên lửa vũ trụ tự chế đầu tiên của Hàn Quốc, Nuri, được phóng từ Trung tâm vũ trụ Naro ở Goheung vào tháng 6. Ảnh: AFP

Hàn Quốc phóng thành công vệ tinh bằng tên lửa Nuri do Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ của chính phủ và các công ty trong nước chế tạo. Sự kiện này mở ra kỷ nguyên vũ trụ mới đầy tham vọng cho đất nước và mang tới niềm tự hào cho đất nước. Hàn Quốc đặt mục tiêu cho tàu vũ trụ hạ cánh xuống Mặt trăng năm 2030.

16. Một người đàn ông bị liệt được an tử hợp pháp ở Italia

Vào tháng 6.2022, Federico Carboni - người đàn ông 44 tuổi bị liệt suốt 12 năm sau một vụ tai nạn giao thông, đã trở thành người đầu tiên ở Italia được an tử hợp pháp. Năm 2019, tòa án cấp cao nhất của Italia ra phán quyết công nhận an tử là hợp pháp trong một số trường hợp nhất định. Đây vốn là một vấn đề được tranh luận rộng rãi ở một quốc gia chủ yếu theo Công giáo La Mã.

Sơ Raffaella Petrini - nữ tu người Italia và là người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm vào vị trí số 2 trong chức vụ lãnh đạo của thành Vatican - được Giáo hoàng Francis chào đón. Ảnh: Vatican Media
Sơ Raffaella Petrini - nữ tu người Italia và là người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm vào vị trí số 2 trong chức vụ lãnh đạo của thành Vatican - được Giáo hoàng Francis chào đón. Ảnh: Vatican Media

17. Phụ nữ được bổ nhiệm vào các vị trí cấp cao ở Vatican và Al Azhar

Lần đầu tiên, 3 người phụ nữ được bổ nhiệm vào một ủy ban của Vatican làm cố vấn cho Giáo hoàng Francis về các ứng cử viên cho chức giám mục trong Giáo hội Công giáo. Ở Ai Cập, Nhà thờ Hồi giáo Al Azhar chỉ định một phụ nữ làm cố vấn cho Đại Imam Sheikh Ahmed el-Tayeb, lần đầu tiên trong lịch sử 1.000 năm của tổ chức Hồi giáo này.

18. Người Công giáo đông hơn người Tin lành ở Bắc Ireland

Theo số liệu điều tra dân số được công bố vào tháng 9, lần đầu tiên có nhiều người Công giáo sống ở Bắc Ireland hơn người Tin lành kể từ khi hợp nhất vào lãnh thổ Vương quốc Anh hơn một thế kỷ trước.

19. Hạt vi nhựa được phát hiện trong máu người

Nghiên cứu được công bố vào tháng 3 trên tạp chí Environment International xác định đã tìm thấy hạt vi nhựa trong máu người. Trong máu của khoảng một nửa số người tham gia nghiên cứu có polyetylen terephthalate - một loại polymer được sử dụng trong chai nước và bao bì thực phẩm cũng như những vật dụng hàng ngày khác.

Trước đó, các nhà khoa học xác định con người tiếp xúc với các hạt nhựa siêu nhỏ thông qua thực phẩm nạp vào cơ thể, nước uống và không khí họ hít thở.

Hình ảnh kính hiển vi 3-D của vi khuẩn Thiomargarita magnifica. Ảnh: Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley
Hình ảnh kính hiển vi 3-D của vi khuẩn Thiomargarita magnifica. Ảnh: Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley

20. Vi khuẩn đủ lớn để nhìn bằng mắt thường, theo các nhà khoa học

Nghiên cứu được công bố vào tháng 6 trên tạp chí Science xác định sự tồn tại của một loại vi khuẩn có thể nhìn thấy mà không cần kính hiển vi, làm đảo lộn quan điểm khoa học được chấp nhận lâu nay rằng vi khuẩn có bản chất cực nhỏ.

Trung bình, Thiomargarita magnifica phát triển chiều dài khoảng 9.000 micron (0,35 inch). Mặc dù Thiomargarita magnifica lần đầu tiên được phát hiện năm 2009 trong một khu rừng ngập mặn ở Caribe, nhưng các nhà nghiên cứu phải mất thời gian để xác định rằng đó là một loài vi khuẩn vì kích thước đáng kinh ngạc của nó.

21. Hài cốt của tộc người Neanderthal được tìm thấy trong hang động ở Nga

Các nhà khoa học phát hiện ra hài cốt đầu tiên được biết đến của một tộc người Neanderthal trong một hang động ở Nga, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature vào tháng 10. Những phát hiện này đã dẫn đến một trong những nghiên cứu di truyền lớn nhất về một tộc người Neanderthal cho đến thời điểm hiện tại. Các nhà khoa học tin rằng, nhóm khoảng 11 người Neanderthal này có thể đã qua đời vào khoảng 54.000 năm trước, có khả năng là do đói.

Thềm băng Conger vào tháng 2.2022 trước khi sụp vào tháng 3. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học chứng kiến thềm băng sụp ở khu vực này của Nam Cực. Ảnh: NASA
Thềm băng Conger vào tháng 2.2022 trước khi sụp vào tháng 3. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học chứng kiến thềm băng sụp ở khu vực này của Nam Cực. Ảnh: NASA

22. Một thềm băng sụp đổ ở đông Nam Cực

Thềm băng Conger sụp vào giữa tháng 3 - lần sụp đổ đầu tiên ở phía đông Nam Cực kể từ khi các vệ tinh bắt đầu ghi lại hoạt động ở đây năm 1979. Theo các chuyên gia, sự sụp đổ của thềm băng rộng 1.165 km2 xảy ra sớm hơn dự kiến và diễn ra ở phần của lục địa được coi là ít bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

22 sự kiện lần đầu xảy ra trong năm 2022: World Cup tổ chức ở Trung Đông

Thanh Hà |

Năm 2022, có một chuỗi sự kiện cũng như xu hướng bất ngờ và quan trọng chưa từng xảy ra từ trước tới nay, trong đó có Pháp chuyển khí đốt sang Đức, Apple trở thành công ty đầu tiên đạt giá trị thị trường chứng khoán 3 nghìn tỉ USD, World Cup lần đầu tổ chức ở Trung Đông...

2022 - năm của khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Thanh Hà |

Năm 2022 được ngành năng lượng nhớ tới là năm xung đột Nga - Ukraina đã đẩy nhanh cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.

Tổng kết năm 2022: Thế giới vất vả chống chọi với lạm phát

Song Minh |

Nhìn lại năm 2022, thế giới đối mặt với lạm phát cao kỷ lục, nhưng theo các chuyên gia, điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến.

Những sự kiện vũ trụ, thiên văn đáng chú ý dịp cuối năm 2022

Anh Vũ |

Cuối năm 2022, hàng loạt sự kiện vũ trụ, thiên văn quan trọng sẽ diễn ra, từ các trận mưa sao băng với những vụ phóng tên lửa của các nước.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

22 sự kiện lần đầu xảy ra trong năm 2022: World Cup tổ chức ở Trung Đông

Thanh Hà |

Năm 2022, có một chuỗi sự kiện cũng như xu hướng bất ngờ và quan trọng chưa từng xảy ra từ trước tới nay, trong đó có Pháp chuyển khí đốt sang Đức, Apple trở thành công ty đầu tiên đạt giá trị thị trường chứng khoán 3 nghìn tỉ USD, World Cup lần đầu tổ chức ở Trung Đông...

2022 - năm của khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Thanh Hà |

Năm 2022 được ngành năng lượng nhớ tới là năm xung đột Nga - Ukraina đã đẩy nhanh cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.

Tổng kết năm 2022: Thế giới vất vả chống chọi với lạm phát

Song Minh |

Nhìn lại năm 2022, thế giới đối mặt với lạm phát cao kỷ lục, nhưng theo các chuyên gia, điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến.

Những sự kiện vũ trụ, thiên văn đáng chú ý dịp cuối năm 2022

Anh Vũ |

Cuối năm 2022, hàng loạt sự kiện vũ trụ, thiên văn quan trọng sẽ diễn ra, từ các trận mưa sao băng với những vụ phóng tên lửa của các nước.