Hậu Giang: Khẩn trương ứng phó hạn - mặn

TRẦN LƯU - H.P |

Theo dự báo của ngành chức năng, nước mặn sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến vùng ĐBSCL từ đầu tháng 3 tới. Chính quyền các địa phương và người dân các tỉnh trong vùng đã và đang tất bật triển khai nhiều giải pháp nhằm ứng phó với nước mặn để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại trong sản xuất và đời sống.

Chính quyền khẩn trương

TP.Vị Thanh là 1 trong 2 địa phương thuộc tỉnh Hậu Giang chịu ảnh hưởng nặng của tình trạng xâm nhập mặn hàng năm. Mỗi khi mùa khô bắt đầu cũng là lúc các ngành, các cấp của thành phố lại tất bật với công việc ngăn mặn để bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Ông Hồ Hồng Lâm - Trưởng phòng Kinh tế TP.Vị Thanh - cho biết, ngay từ đầu mùa khô năm nay (tháng 11.2016), Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố (Ban Chỉ huy) đã triển khai kế hoạch phòng, chống hạn và xâm nhập mặn đến các xã, phường và thông báo đến người dân để có phương án phòng, chống đạt hiệu quả. Đến thời điểm này, mọi công tác phòng, chống xâm nhập mặn theo kế hoạch được duyệt ban đầu đã được ngành và chính quyền các địa phương triển khai quyết liệt để sẵn sàng ứng phó khi mặn xâm nhập.

Theo đó, các ngành liên quan đã tăng cường thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về cách phòng, chống xâm nhập mặn để người dân hiểu và có thể tự phòng cho mình và giúp những người xung quanh khi xảy ra hạn - mặn. Phòng Kinh tế thành phố còn phối hợp với các địa phương triển khai thi công 8 công trình nạo vét kênh thủy lợi nhằm trữ nước ngọt (khối lượng thực hiện 150.000 mét khối), gồm các tuyến kênh: Vị Bình, Ba Kéo, Bệnh Viện, Mương Lộ (phường 3 và phương 5); Miếu Lộ (xã Hỏa Lựu); Sông Lá (xã Vị Tân). Tổng kinh phí thực hiện 8 công trình này gần 4,5 tỉ đồng.

Ban Chỉ huy còn chỉ đạo Trạm Thủy lợi thành phố thường xuyên kiểm tra, quan trắc nắm tình hình xâm nhập mặn để chủ động ngay từ khi nước mặn vừa xuất hiện. Thời điểm này, cán bộ của Trạm Thủy lợi thành phố tiến hành đo nồng độ mặn 3 lần/tuần tại các điểm dọc theo các tuyến sông Cái Lớn, Cái Tư và Nước Đục; thời điểm nước mặn xâm nhập sâu sẽ tiến hành đo mỗi ngày. Ông Hồ Hồng Lâm cho biết thêm: Ban Chỉ huy còn đi kiểm tra lại hệ thống cống, đê bao, đập thời vụ và vận hành thử việc đóng - mở các nắp cống ngăn mặn trên địa bàn; khuyến cáo người dân tu bổ bờ bao, nạo vét kênh mương nội đồng, lựa chọn thời điểm thích hợp để tích nước vào kênh mương, chủ động bơm tưới phù hợp cho từng loại cây trồng - vật nuôi (nhất là vào cao điểm của hạn - mặn). Khi độ mặn ở mức 20/00 sẽ tiến hành đóng cống, đập thời vụ không để nước mặn tràn vào nội đồng; trước hết đóng các cống Kênh Lầu, Kênh Năm và các cống nhỏ trên tuyến đê bao ở 2 ấp Thạnh Thắng, Thạnh An (xã Hỏa Tiến).

Người dân tích cực

Không chỉ ngành chức năng, người dân TP.Vị Thanh cũng đang tất bật triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn - mặn để cùng chính quyền địa phương bảo vệ mùa màng. Đang kiểm tra nước trong mương vườn tại 3 công quýt của gia đình, bà Trương Thị Diện - ngụ ấp Mỹ Một, xã Hỏa Lựu - cho hay: “Năm rồi, nước mặn về sớm không kịp trở tay nên không đủ nước ngọt tưới cho cây quýt trong những tháng mùa khô, cây bị kiệt sức. Rút kinh nghiệm, những ngày qua, hôm nào thấy nước lớn tôi và các nhà vườn nơi đây đều tranh thủ đưa nước vào mương để trữ. Hiện xâm nhập mặn sắp bắt đầu nên công việc này rất cần thiết...”.

Còn ông Nguyễn Văn Hùng - cùng ngụ ấp Mỹ Một - mấy ngày qua đã đưa máy vào nạo vét lại một số mương chính để trữ nước ngọt phục vụ tưới tiêu cho gần 1ha mía của gia đình. Ông Hùng chia sẻ: “Hàng năm, vùng này thường bị ảnh hưởng nặng của xâm nhập mặn. Năm nay được ngành chức năng làm đập thời vụ ở đầu kênh Rạch Gốc nên những hộ sản xuất bên trong cảm thấy an tâm. Để đảm bảo nguồn nước tưới cho cây mía vào những tháng mùa khô, tôi sẽ trữ nước ngọt đầy mương, sẵn sàng ứng phó với hạn - mặn”… 

TRẦN LƯU - H.P
TIN LIÊN QUAN

Dự báo diễn biến không khí lạnh và nắng nóng trong một tháng tới

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh trong thời kỳ cuối tháng 2 và đầu tháng 3 năm nay khả năng hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kì.

Ủng hộ đưa lịch sử là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau thông tin môn lịch sử dự kiến là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều học sinh, phụ huynh và giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở Hà Tĩnh đã bày tỏ ủng hộ và sẵn sàng tâm thế nếu điều này được thực hiện.

Muôn kiểu tranh chấp chung cư: Khi khu đô thị đáng sống không còn đáng sống

Khương Duy |

Thời gian qua, việc tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư chung cư ngày càng tăng. Không chỉ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, tình trạng này còn xảy ra ở nhiều địa phương. Tranh chấp kéo dài không tìm được lời giải khiến việc ở chung cư trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.

Huấn luyện viên Troussier ra mắt vào ngày 27.2

AN NGUYÊN |

Lễ ra mắt tân huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam - ông  Philippe Troussier sẽ diễn ra vào ngày 27.2 tới đây.

Cục CSGT nói về livestream né chốt, uống siro, thuốc sâu răng cũng có nồng độ cồn

Việt Dũng |

Các vấn đề liên quan đến nhóm đối tượng livestream né chốt, yêu cầu kiểm tra thiết bị đo nồng độ cồn cũng như ý kiến việc uống siro cũng có "men"... đã được lãnh đạo Cục CSGT chia sẻ.

Bóng đá nam SEA Games 32: Cơ hội và thách thức cho U22 Việt Nam

AN NGUYÊN |

Quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi ở môn bóng đá nam tại SEA Games 32 vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho U22 Việt Nam.

Số phận của hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng giữa Nga - Mỹ

Khánh Minh |

Nga tuyên bố đình chỉ New START - hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng với Mỹ nhằm ngăn chặn ngày tận thế hạt nhân.

Bất bình chó thả rông công viên, không rọ mõm, không ai xử phạt

MINH HÀ - HÀ CHI |

Theo ghi nhận tại một số địa điểm công cộng ở Hà Nội như công viên Thống Nhất, bãi đất trống khu vực Hồ Tây mặc dù đã có biển cảnh báo cấm chó thả rông tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra khiến người dân không khỏi bất an, lo lắng.