Tài chính số tiềm năng lớn nhưng khuôn khổ pháp lý còn lỏng lẻo

Trà My |

Chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang đi quá chậm về mặt khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kinh tế số, tài chính số.

Theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội được Đại hội Đảng lần thứ XIII thông qua vào tháng 2.2021, kinh tế số là “một trong những động lực tăng trưởng trong những thập kỷ tới, cho phép Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045”.

Hiện có khoảng 40 doanh nghiệp fintech hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Trong đó, 72% fintech kết hợp với các ngân hàng để cung cấp dịch vụ, 28% còn lại hoặc tự phát triển các dịch vụ mới, hoặc cạnh tranh với các nhân hàng.

Nói về tốc độ phát triển fintech của Việt Nam, phát biểu tại buổi tọa đàm “Tương lai Tài chính số Việt Nam”, ông Dương Quốc Anh nhận định: “Sự phát triển fintech của Việt Nam rất nhanh, tiềm lực lớn nhưng còn nhiều hạn chế, rủi ro cho các nhà đầu tư, do quy định pháp lý chưa rõ ràng”.

Nói về những khó khăn, ông Dương Quốc Anh cho rằng có 4 khó khăn chính.

Thứ nhất là khó khăn về nguồn nhân lực, khi fintech yêu cầu những nhân lực vừa am hiểu công nghệ thông tin vừa am hiểu tài chính, ngân hàng.

Thứ hai là chi phí đầu tư, vận hành vô cùng lớn. Có khoảng 10 ngân hàng lớn đầu tư mỗi năm khoảng 15.000 USD.

Thứ ba là khó khăn về pháp lý như quy định về fintech chưa rõ ràng chưa đồng bộ. Một số quy định về thủ tục; vấn đề xác định danh tính khách hàng; chưa có nguồn thông tin đảm bảo về kho dữ liệu; các quy định về hợp đồng điện tử, chữ ký số, tài sản số; các quy định về tố tụng, quyền sở hữu, hình sự cũng chưa rõ ràng.

Thứ tư là công tác bảo mật thông tin cho khách hàng là một vấn đề rất đáng ngại.

ông Dương Quốc Anh, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội,
Ông Dương Quốc Anh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, những khó khăn về pháp lý như quy định về fintech chưa rõ ràng chưa đồng bộ khiến tài chính số của Việt Nam chưa phát triển hết tiềm năng. Ảnh VF

Ông Dương Quốc Anh cho rằng, quan trọng nhất là xây dựng 1 khuôn khổ pháp lý.

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Quang Đồng cho rằng: “Chúng ta đi quá chậm về mặt khuôn khổ pháp lý”.

TS Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Vietnam, khẳng định việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) là cơ hội cho nền kinh tế bắt nhịp với chuyển đổi số.

"Các cải cách về chính sách và pháp luật cùng với các yếu tố khác nữa, sẽ góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam trong nhiều năm và thập kỷ tới. Khu vực công, do vậy, đóng vai trò quan trọng trong các nỗ lực nhằm hiện thực hoá các cơ hội về chuyển đổi số từ EVFTA", ông Lê Duy Bình nói.

EVFTA thúc đẩy quản trị công theo hướng hiện đại ở Việt Nam, đặc biệt thông qua phát huy vai trò của công nghệ thông qua chuyển đổi số và các dịch vụ chính phủ điện tử, số hóa dịch vụ công, đặc biệt là dịch vụ cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và trong các lĩnh vực liên quan đến thương mại, đầu tư, hải quan, thuế, giao nhận và các lĩnh vực khác.

Về giải pháp cho vấn đề phát triển kinh tế, tài chính số tại Việt Nam, ông Lê Minh Nghĩa đề xuất cần phải đẩy nhanh quá trình hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý thông thoáng để doanh nghiệp yên tâm tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.

Trà My
TIN LIÊN QUAN

Xoá mù tài chính là giải pháp nâng cao kiến thức bảo hiểm của người dân

Hà Vân |

Chính phủ cần có chương trình quốc gia, giáo dục tài chính để nâng cao nhận thức về bảo hiểm của người dân. Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm của các công ty bảo hiểm nhằm bảo vệ con người trước những rủi ro liên quan đến sức khỏe, thân thể, tính mạng. Tuy nhiên, yếu tố quyết định vẫn là việc người dân phải hiểu và thấy rõ lợi ích khi mua bảo hiểm.

Bộ Tài chính cảnh báo nhà đầu tư cá nhân về rủi ro trái phiếu doanh nghiệp

ĐÌNH TRƯỜNG |

Sáng ngày 21.4, Bộ Tài chính đưa ra cảnh báo nhà đầu tư cá nhân cần thận trọng khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).

Tài chính thông minh: Bào mòn tài sản khi mua căn hộ trên 6 năm tuổi

Nhóm PV |

Nếu vay để mua căn hộ trên 6 năm tuổi thì bạn đang “bào mòn” tài sản chứ không hề gia tăng dòng tiền. Cụ thể ra sao, bà Nguyễn Hương Xuân - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ chia sẻ chi tiết trong số Tài chính thông minh hôm nay.

Lý do dự án đường ven sông 3.960 tỉ đồng ở Đồng Nai phải thi công "da beo"

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Dự án xây dựng đường ven sông Cái là dự án trọng điểm của tỉnh Đồng Nai có tổng mức đầu tư 3.960 tỉ đồng được kỳ vọng sẽ tạo thêm trục giao thông mới ở khu vực trung tâm TP Biên Hòa và cải tạo cảnh quan đô thị ven sông. Tuy nhiên, đến nay dự án đang gặp nhiều vướng mắc đặc biệt là về mặt bằng để thi công ưu tiên 5 cây cầu mới trong dự án.

Làm rõ thông tin "các trường học tại huyện Thạch Hà phải nộp nhiều khoản tiền bất thường"

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - UBND huyện Thạch Hà vừa chỉ đạo thành lập Tổ kiểm tra, xác minh thông tin “các trường học ở Thạch Hà chuyển nộp các khoản tiền bất thường”.

Ông Thích Minh Tuệ nhận thẻ căn cước công dân tại Gia Lai

THANH TUẤN |

Ngày 10.6, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã đến cơ quan Công an tỉnh Gia Lai để nhận căn cước công dân.

Tết Đoan Ngọ, người dân Nha Trang canh đến 12h để đi tắm biển

Phương Linh |

Đã thành tục lệ ngày Tết Đoan Ngọ, người dân TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa lại canh 12h trưa để đi tắm biển với mong muốn có được sức khỏe.

Cựu sếp SCB nhiều lần đề xuất bà Trương Mỹ Lan dùng Công ty An Đông phát hành trái phiếu

Việt Dũng |

Trước việc ngân hàng SCB lâm vào bế tắc do phải chịu áp lực tài chính cùng với việc bị thanh tra, Nguyễn Phương Hồng đã nhiều lần đề xuất với bà chủ Vạn Thịnh Phát dùng Công ty An Đông phát hành trái phiếu giúp ngân hàng "vượt qua giai đoạn khó khăn".