Cựu sếp SCB nhiều lần đề xuất bà Trương Mỹ Lan dùng Công ty An Đông phát hành trái phiếu

Việt Dũng |

Trước việc ngân hàng SCB lâm vào bế tắc do phải chịu áp lực tài chính cùng với việc bị thanh tra, Nguyễn Phương Hồng đã nhiều lần đề xuất với bà chủ Vạn Thịnh Phát dùng Công ty An Đông phát hành trái phiếu giúp ngân hàng "vượt qua giai đoạn khó khăn".

Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an trong bản kết luận đã đề nghị truy tố 34 bị can, trong đó có bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát về các tội “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền và Vận chuyển tiền trái phép qua biên giới”.

Ở hành vi lừa đảo chiếm đoạt khoản tiền hơn 30.000 tỉ đồng của bị can Trương Mỹ Lan và đồng phạm thông qua hoạt động bán trái phiếu, cơ quan chức năng đã làm rõ vai trò của từng cá nhân liên quan.

Theo lời khai của bà Trương Mỹ Lan, năm 2018 được Nguyễn Phương Hồng - cựu Phó Tổng Giám đốc SCB báo cáo ngân hàng phải chịu áp lực trả lãi cho dân, trả nợ nhiều khoản tài chính còn tồn tại từ khoản nợ 133.000 tỉ đồng khi hợp nhất 3 ngân hàng để lại từ năm 2012.

Mặt khác, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thanh tra SCB, kết quả ngân hàng này bị đưa vào diện: Từ một ngân hàng cần được hỗ trợ để tái cơ cấu thành một ngân hàng hoạt động bình thường, bị hạn chế về hạn mức tín dụng và nhiều hoạt động khác.

Điều đó dẫn đến hoạt động của ngân hàng lâm vào bế tắc. Do đó, Nguyễn Phương Hồng nhiều lần đề xuất bà Trương Mỹ Lan cho sử dụng Công ty An Đông và các công ty khác thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát phát hành trái phiếu để có nguồn xử lý các khoản nợ; giúp SCB vượt qua giai đoạn khó khăn.

Bà Trương Mỹ Lan khai, khi đó đã đồng ý chủ trương cho sử dụng Công ty An Đông để phát hành trái phiếu. Ban đầu, Phương Hồng đề xuất phát hành khoản trái phiếu Công ty An Đông từ 10.000 tỉ đến 15.000 tỉ đồng. Song sau đó, do tình hình thực tế phát sinh nhiều áp lực tài chính nên đã phát hành trái phiếu Công ty An Đông lên tới 25.000 tỉ đồng và cùng nhiều công ty khác như Sunny World, Quang Thuận, Setra...

Trương Mỹ Lan tranh thủ bữa cơm trưa ở trụ sở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để mời ông Đinh Văn Thành - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng SCB, Võ Tấn Hoàng Văn - Tổng Giám đốc SCB, Nguyễn Phương Hồng, Nguyễn Tiến Thành - Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán TVSI và ông Hồ Bửu Phương - Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính của Vạn Thịnh Phát, đến ăn cơm.

Trong bữa cơm, bà Lan ra chủ trương đồng ý cho mượn Công ty An Đông để phát hành trái phiếu, huy động nguồn tiền cho hoạt động của SCB, giao cho các cá nhân trên chủ động nghiên cứu thực hiện.

Trong đó, Võ Tấn Hoàng Văn có vai trò chỉ đạo, điều hành SCB triển khai thực hiện việc giới thiệu, tư vấn, bán trái phiếu cho các công ty thuộc tập đoàn phát hành cho người dân.

Nguyễn Phương Hồng chủ trì, phối hợp với các bên (SCB, TVSI, Tổ chức phát hành) để lên phương án thực hiện việc phát hành trái phiếu, điều phối, đi dòng tiền và sử dụng tiền thu được từ huy động trái phiếu cũng như quản lý theo dõi việc sử dụng tiền.

Nguyễn Tiến Thành có vai trò chỉ đạo, điều hành TVSI để lập hồ sơ tư vấn, phát hành trái phiếu, thực hiện các trình tự, thủ tục, hồ sơ phát hành trái phiếu các công ty phát hành trái phiếu của tập đoàn.

Hồ Bửu Phương làm đầu mối hướng dẫn bộ phận kế toán các công ty thuộc tập đoàn; Chuẩn bị hồ sơ pháp lý; Báo cáo tài chính và thực hiện các giao dịch chuyển tiền theo phương án dòng tiền của Nguyễn Phương Hồng.

Theo cáo buộc, các bị can đã sử dụng 4 công ty phát hành 25 mã trái phiếu, thu hơn 30.000 tỉ đồng của nhà đầu tư. Khoản tiền lớn này được chi cho các mục đích khác nhau, trong đó có cá nhân bà Trương Mỹ Lan.

Trong vụ án, bà Nguyễn Phương Hồng, ông Nguyễn Tiến Thành được xác định đã chết nên cơ quan điều tra không xem xét trách nhiệm hình sự (điều này được nêu trong cáo trạng giai đoạn 1 vụ án).

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Đường đi của 30.000 tỉ đồng bị bà chủ Vạn Thịnh Phát và đồng phạm chiếm đoạt

Việt Dũng |

Hơn 30.000 tỉ đồng thu từ bán trái phiếu khống, theo chỉ đạo của bà chủ Vạn Thịnh Phát, nhóm dưới quyền ghi chép, theo dõi với cách đặt tên “Bond WMC”, “Bond VTP”, “Bond VNG”, “Bond VIPD”, “Bond SETRA”, “Bond Sunny”…

Quy trình tạo nguồn tiền khống hơn 30.000 tỉ đồng để lừa đảo ở vụ Vạn Thịnh Phát

Việt Dũng |

Để phát hành số trái phiếu tương đương với hơn 30.000 tỉ đồng, theo chỉ đạo của bà chủ Vạn Thịnh Phát, nhóm lãnh đạo dưới quyền đã tạo dòng tiền khống, từ đó lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Đào tạo 2.000 nhân viên ngân hàng SCB giới thiệu về trái phiếu

Việt Dũng |

Theo chủ trương của Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, nhóm cán bộ dưới quyền, trong đó có Võ Tấn Hoàng Văn đã chỉ đạo đào tạo hơn 2.000 nhân viên ngân hàng SCB giới thiệu, mời chào khách hàng mua trái phiếu.

Thượng tướng Lương Tam Quang làm Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương

Bảo Tuấn |

Sáng 11.6.2024, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ công bố Quyết định của Bộ Chính trị chỉ định Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương (CATW), nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Người lao động mắc bệnh được hỗ trợ kịp thời từ kinh phí Công đoàn

Thành Nhân |

Trước khó khăn đột xuất khi người lao động không may mắc bệnh, đặc biệt có trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo, từ nguồn kinh phí Công đoàn, Công đoàn cơ sở đã kịp thời thăm hỏi và hỗ trợ.

Hà Nội: Cháy tại khách sạn Capital Garden, cột khói bốc cao hàng chục mét

KHÁNH AN |

Trưa 11.6, tại khách sạn Capital Garden (số 4 Hoàng Ngọc Phách, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội) vừa xảy ra một vụ cháy, cột khói lớn bốc cao hàng chục mét.

Bắt giam Phó Giám đốc Sở KHCN Thái Bình, nguyên Chủ tịch huyện Hưng Hà

TRUNG DU |

Thái Bình - Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) Thái Bình vừa bị khởi tố, bắt giam liên quan những sai phạm khi còn giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà.

Tuyển thủ Việt Nam dự Olympic 2024 đang nhận lương thế nào?

HOÀI VIỆT |

Thể thao Việt Nam đã có 11 tuyển thủ giành suất chính thức dự Olympic Paris (Pháp) 2024. Lương, thu nhập của các gương mặt trọng điểm cũng là vấn đề nhận nhiều sự quan tâm.

Đường đi của 30.000 tỉ đồng bị bà chủ Vạn Thịnh Phát và đồng phạm chiếm đoạt

Việt Dũng |

Hơn 30.000 tỉ đồng thu từ bán trái phiếu khống, theo chỉ đạo của bà chủ Vạn Thịnh Phát, nhóm dưới quyền ghi chép, theo dõi với cách đặt tên “Bond WMC”, “Bond VTP”, “Bond VNG”, “Bond VIPD”, “Bond SETRA”, “Bond Sunny”…

Quy trình tạo nguồn tiền khống hơn 30.000 tỉ đồng để lừa đảo ở vụ Vạn Thịnh Phát

Việt Dũng |

Để phát hành số trái phiếu tương đương với hơn 30.000 tỉ đồng, theo chỉ đạo của bà chủ Vạn Thịnh Phát, nhóm lãnh đạo dưới quyền đã tạo dòng tiền khống, từ đó lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Đào tạo 2.000 nhân viên ngân hàng SCB giới thiệu về trái phiếu

Việt Dũng |

Theo chủ trương của Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, nhóm cán bộ dưới quyền, trong đó có Võ Tấn Hoàng Văn đã chỉ đạo đào tạo hơn 2.000 nhân viên ngân hàng SCB giới thiệu, mời chào khách hàng mua trái phiếu.