Đảm bảo tín dụng cho các mặt hàng nông sản chủ lực vùng ĐBSCL

VĂN SỸ - TẠ QUANG |

“Các đơn vị trong ngành ngân hàng phải đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực với thời hạn và lãi suất hợp lý”. Đây là chỉ đạo của Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng tại hội nghị. 

Tăng trưởng tín dụng ấn tượng

Ngày 13.12, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với UBND TP.Cần Thơ tổ chức Hội nghị “Giải pháp tín dụng thúc đẩy thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực vùng ĐBSCL” nhằm trao đổi, chia sẻ kết quả đạt được của các doanh nghiệp trong khu vực. Trong đó, ưu tiên tập trung đủ vốn tín dụng phục vụ hoạt động thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Theo Phó Thống đốc Thường trực NHNN Việt Nam Đào Minh Tú, ĐBSCL được đánh giá là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành nông nghiệp, là vùng sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản, lúa gạo và rau quả lớn nhất của cả nước.

NHNN đã và đang triển khai quyết liệt nhiều giải pháp đồng bộ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân trong tiếp cận tín dụng ngân hàng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Phó Thống đốc cũng thông tin thêm, ngày 5.12.2022, NHNN đã điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các tài chính tín dụng, trong đó Thống đốc NHNN yêu cầu các tổ chức tài chính tín dụng cân đối vốn phù hợp để cấp tín dụng, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn.

Ông Hoàng Văn Nhựt, Giám đốc Công ty CP Hoàng Minh Nhật cho biết: “Hội nghị lần này là cơ hội để doanh nghiệp chia sẻ những ý kiến về kết quả hoạt động, đồng thời đề xuất những khó khăn, vướng mắc để có thể tiếp cận nguồn tài chính tín dụng”.

Đảm bảo đủ nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn

Tại hội nghị, các hiệp hội, doanh nghiệp cũng đã phản ánh khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt, những vướng mắc trong quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng cũng đã có những cam kết cung ứng đủ vốn tín dụng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp.

Riêng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cam kết từ nay đến Tết Nguyên đán sẽ dành hạn mức giải ngân thêm 5.000 tỉ đồng và giảm lãi suất 20% so với lãi suất cho vay đang áp dụng với dư nợ bằng đồng Việt Nam đối với nhu cầu thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực ĐBSCL.

Bí thư Thành ủy TP.Cần Thơ Lê Quang Mạnh đánh giá cao nỗ lực của ngành ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn trong việc đầu tư vốn vào lĩnh vực nông sản... Qua đó, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì hoạt động và phục hồi sản xuất kinh doanh sau giai đoạn dịch bệnh COVID-19.

Chỉ đạo tại hội nghị, Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng yêu cầu các đơn vị trong ngành ngân hàng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực với thời hạn và lãi suất hợp lý theo Nghị định 55/2018/NĐ-CP ngày 15.6.2015, Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 7.9.2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.

Bên cạnh đó, cần tích cực triển khai các chương trình tín dụng đặc thù theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với các ngành, lĩnh vực và chương trình hỗ trợ lãi suất từ nguồn ngân sách nhà nước đối với các khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP.

Chủ động tiếp cận người dân, doanh nghiệp thuộc ngành hàng thủy sản, lúa gạo, rau quả... để đánh giá về nhu cầu tín dụng nhằm đảm bảo đủ nguồn vốn để doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu các mặt hàng nông sản của vùng ĐBSCL. Tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay, đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng để tạo thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng.

Thống đốc cũng yêu cầu chi nhánh NHNN ở các tỉnh nắm sát hoạt động cho vay và theo dõi sát tình hình thu mua, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực trên địa bàn, đảm bảo hoạt động ngân hàng đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn tín dụng phục vụ thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản tại địa phương.

Theo báo cáo tại hội nghị, đến cuối tháng 11.2022, kết quả huy động vốn của các ngân hàng tại khu vực ĐBSCL đạt 718.905 tỉ đồng, tăng 8,68% so với cuối năm 2021. Dư nợ đạt 955.451 tỉ đồng, tăng 13,53% so với cuối năm 2021. Tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn với dư nợ đạt gần 540.000 tỉ đồng, tăng gần 15% so với cuối năm 2021. Dư nợ ngành thủy sản đạt trên 112.000 tỉ đồng, tăng 16%. Dư nợ ngành lúa gạo đạt trên 89.000 tỉ đồng, tăng gần 13% so với cuối năm 2021 và chiếm gần 55% dư nợ lúa gạo toàn quốc; dư nợ ngành rau quả đạt trên 19.000 tỉ đồng và chiếm khoảng 21% dư nợ rau quả toàn quốc.

VĂN SỸ - TẠ QUANG
TIN LIÊN QUAN

Đảm bảo tín dụng cho các mặt hàng nông sản chủ lực vùng ĐBSCL

Văn Sỹ - Tạ Quang |

Cần Thơ - Các đơn vị trong ngành ngân hàng phải đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực với thời hạn và lãi suất hợp lý, không để xảy ra ùn ứ nông sản do thiếu vốn ngân hàng.

Đề xuất giải pháp thích ứng - ứng phó với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL

YẾN PHƯƠNG |

Việt Nam xếp hạng 23/30 quốc gia chịu tác động mạnh từ biến đổi khí hậu. Trong đó, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Được cảnh báo là 1 trong 3 vùng đồng bằng bị ngập lụt, mất đất lớn nhất trên thế giới.

Nhiều giải pháp cho phát triển cây lúa vùng ĐBSCL

PHONG LINH |

Là vùng sản xuất lúa gạo chính của cả nước, tuy nhiên ĐBSCL vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong giai đoạn hiện nay. Đâu là giải pháp để cây lúa vùng đồng bằng tiếp tục thực hiện sứ mệnh của mình?

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Đảm bảo tín dụng cho các mặt hàng nông sản chủ lực vùng ĐBSCL

Văn Sỹ - Tạ Quang |

Cần Thơ - Các đơn vị trong ngành ngân hàng phải đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực với thời hạn và lãi suất hợp lý, không để xảy ra ùn ứ nông sản do thiếu vốn ngân hàng.

Đề xuất giải pháp thích ứng - ứng phó với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL

YẾN PHƯƠNG |

Việt Nam xếp hạng 23/30 quốc gia chịu tác động mạnh từ biến đổi khí hậu. Trong đó, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Được cảnh báo là 1 trong 3 vùng đồng bằng bị ngập lụt, mất đất lớn nhất trên thế giới.

Nhiều giải pháp cho phát triển cây lúa vùng ĐBSCL

PHONG LINH |

Là vùng sản xuất lúa gạo chính của cả nước, tuy nhiên ĐBSCL vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong giai đoạn hiện nay. Đâu là giải pháp để cây lúa vùng đồng bằng tiếp tục thực hiện sứ mệnh của mình?