Đảm bảo tín dụng cho các mặt hàng nông sản chủ lực vùng ĐBSCL

Văn Sỹ - Tạ Quang |

Cần Thơ - Các đơn vị trong ngành ngân hàng phải đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực với thời hạn và lãi suất hợp lý, không để xảy ra ùn ứ nông sản do thiếu vốn ngân hàng.

Đó là yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước được nêu tại Hội nghị "Giải pháp tín dụng thúc đẩy thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực vùng ĐBSCL". Hội nghị được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với UBND TP Cần Thơ tổ chức vào chiều ngày 13.12.

Phó Thống đốc thường trực NHNN Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu. Ảnh: Tạ Quang
Phó Thống đốc thường trực NHNN Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu. Ảnh: Tạ Quang

Theo Phó Thống đốc thường trực NHNN Việt Nam Đào Minh Tú, ĐBSCL được đánh giá là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành nông nghiệp, là vùng sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản, lúa gạo và rau quả lớn nhất của cả nước.

NHNN đã và đang triển khai quyết liệt nhiều giải pháp đồng bộ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân trong tiếp cận tín dụng ngân hàng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Dòng vốn tín dụng của ngành ngân hàng đã tập trung vào các lĩnh vực, ngành hàng là thế mạnh, chủ lực của khu vực ĐBSCL theo đúng định hướng chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính và NHNN, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương vùng ĐBSCL nói riêng và toàn quốc nói chung.

Phó Thống đốc cũng thông tin thêm, ngày 5.12.2022, NHNN đã điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các tài chính tín dụng, trong đó Thống đốc NHNN yêu cầu các tổ chức tài chính tín dụng cân đối vốn phù hợp để cấp tín dụng, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn.

Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu. Ảnh: Tạ Quang
Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu. Ảnh: Tạ Quang

Tại hội nghị, các hiệp hội, doanh nghiệp cũng đã phản ánh khó khăn mà doanh nghiệp phải đang phải đối mặt, những vướng mắc trong quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng. Các bên đã có những trao đổi, trực tiếp đối thoại, giải đáp và nêu các giải pháp cụ thể tháo gỡ những vướng mắc. Các tổ chức tín dụng cũng đã có những cam kết cung ứng đủ vốn tín dụng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp.

Ông Hoàng Văn Nhựt, Giám đốc Công ty cổ phần Hoàng Minh Nhật (Cần Thơ) đề xuất Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ tiếp tục có những chính sách hỗ trợ tài chính mang tính dài hạn, bền vững để doanh nghiệp chủ động tài chính hoạt động hiệu quả.

Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu. Ảnh: Tạ Quang
Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu. Ảnh: Tạ Quang

Tại hội nghị, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng yêu cầu các đơn vị trong ngành ngân hàng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực với thời hạn và lãi suất hợp lý theo Nghị định 55/2018/NĐ-CP ngày 15.6.2015, Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 7.9.2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.

Đồng thời, tích cực triển khai các chương trình tín dụng đặc thù theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với các ngành, lĩnh vực và chương trình hỗ trợ lãi suất từ nguồn ngân sách nhà nước đối với các khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP.

"Chủ động tiếp cận người dân, doanh nghiệp thuộc ngành hàng thủy sản, lúa gạo, rau quả,... để đánh giá về nhu cầu tín dụng nhằm đảm bảo đủ nguồn vốn để doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu các mặt hàng nông sản của vùng ĐBSCL. Tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay, đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng để tạo thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng" - Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.

Theo báo cáo tại Hội nghị, đến cuối tháng 11.2022, kết quả huy động vốn của các ngân hàng tại khu vực ĐBSCL đạt 718.905 tỉ đồng, tăng 8,68% so với cuối năm 2021. Dư nợ đạt 955.451 tỉ đồng, tăng 13,53% so với cuối năm 2021. Tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn luôn được các tổ chức tín dụng quan tâm đầu tư, với dư nợ đạt gần 540.000 tỉ đồng, tăng gần 15% so với cuối năm 2021. Một số mặt hàng nông sản chủ lực của vùng có mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng. Dư nợ ngành thủy sản đạt trên 112 nghìn tỉ đồng, tăng 16%. Dư nợ ngành lúa gạo đạt trên 89 nghìn tỉ đồng, tăng gần 13% so với cuối năm 2021 và chiếm gần 55% dư nợ lúa gạo toàn quốc; dư nợ ngành rau quả đạt trên 19 nghìn tỉ đồng và chiếm khoảng 21% dư nợ rau quả toàn quốc.

Văn Sỹ - Tạ Quang
TIN LIÊN QUAN

Triển lãm ảnh "55 năm Mậu Thân 1968 – Những ký ức không phai" tại Cần Thơ

YẾN PHƯƠNG |

Cần Thơ - Sáng 13.12, Lễ khai mạc Triển lãm ảnh “55 năm Mậu Thân 1968 – Những ký ức không phai” và Trưng bày chuyên đề “Hiệp định Paris về Việt Nam – Cánh cửa đến hòa bình” diễn ra tại Bảo tàng TP. Cần Thơ.

Doanh nghiệp Cần Thơ mong muốn xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia

PHONG LINH |

Cần Thơ - Đánh giá thị trường Campuchia nhiều cơ hội và tiềm năng, doanh nghiệp thành phố rất mong muốn được xuất khẩu hàng hóa sang nước này.

1 đoạn đường có đến 2 con kênh đen kịt, bốc mùi ở trung tâm TP Cần Thơ

PHONG LINH |

Nằm ở quận trung tâm của thành phố Cần Thơ nhưng chỉ trên 1 đoạn ngắn của đường Trần Hoàng Na lại có đến 2 kênh rạch ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Triển lãm ảnh "55 năm Mậu Thân 1968 – Những ký ức không phai" tại Cần Thơ

YẾN PHƯƠNG |

Cần Thơ - Sáng 13.12, Lễ khai mạc Triển lãm ảnh “55 năm Mậu Thân 1968 – Những ký ức không phai” và Trưng bày chuyên đề “Hiệp định Paris về Việt Nam – Cánh cửa đến hòa bình” diễn ra tại Bảo tàng TP. Cần Thơ.

Doanh nghiệp Cần Thơ mong muốn xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia

PHONG LINH |

Cần Thơ - Đánh giá thị trường Campuchia nhiều cơ hội và tiềm năng, doanh nghiệp thành phố rất mong muốn được xuất khẩu hàng hóa sang nước này.

1 đoạn đường có đến 2 con kênh đen kịt, bốc mùi ở trung tâm TP Cần Thơ

PHONG LINH |

Nằm ở quận trung tâm của thành phố Cần Thơ nhưng chỉ trên 1 đoạn ngắn của đường Trần Hoàng Na lại có đến 2 kênh rạch ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.