Xã hội hóa đầu tư, xây dựng các công trình điện lực để chống độc quyền

PHẠM ĐÔNG |

Về đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, có cơ chế huy động các nguồn lực, xã hội hóa trong đầu tư, xây dựng các công trình điện lực; bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền.

Mua bán điện cần nghiên cứu, xây dựng theo hướng thị trường

Ngày 17.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11.2023 để thảo luận về các đề nghị xây dựng luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Cấp, thoát nước; Luật Điện lực (sửa đổi).

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho ý kiến đối với từng nội dung của các đề nghị xây dựng luật; giao việc cho các bộ, ngành chủ trì và các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật.

Trong đó, với đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi), Thủ tướng nhấn mạnh việc phát triển điện lực phải bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước, an toàn trong sử dụng điện và tiết kiệm điện năng; có cơ chế huy động các nguồn lực, xã hội hóa trong đầu tư, xây dựng các công trình điện lực; bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền.

Đối với phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới, cần nghiên cứu để tạo cơ chế đột phá trong đầu tư, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng mới.

Nội dung về hoạt động mua bán điện cần nghiên cứu, xây dựng theo hướng thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, trong 11 tháng năm 2023, Chính phủ đã làm được nhiều việc, nỗ lực đầu tư công sức, nguồn lực xứng tầm đột phá chiến lược; đạt được nhiều tiến bộ.

Cho rằng, công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế vẫn còn những hạn chế, nhiệm vụ còn rất lớn, Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội để chuẩn bị các hồ sơ tài liệu và tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; hoàn thiện các dự án luật, báo cáo trình Quốc hội bảo đảm tiến độ, chất lượng, trước mắt là các dự án luật, báo cáo trình tại kỳ họp thứ 6.

Người đứng đầu Chính phủ cũng giao các bộ, ngành việc hoàn thiện, đẩy nhanh, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trong đó, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức tổng kết thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đề xuất kiến nghị hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. Ảnh: VGP

Kiểm soát thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng chỉ đạo các yêu cầu trọng tâm trong việc xây dựng, hoàn thiện dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Trong đó, các bộ, ngành phải tăng cường vai trò người đứng đầu, bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quản lý.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm tiến độ, chất lượng xây dựng pháp luật, kiên quyết xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh. Nâng cao năng lực phản ứng chính sách trong bối cảnh tình hình diễn biến rất nhanh, nhiều diễn biến mới, chưa có tiền lệ.

Cùng với đó, các bộ, ngành phải đầu tư công sức, nguồn lực cho công tác thể chế; bổ sung, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức làm công tác pháp chế; có chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp.

Xây dựng các quy định phải tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc hiện nay để huy động mọi nguồn lực cho phát triển; kịp thời bổ sung, hoàn thiện quy định phù hợp tình hình thực tiễn.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả với các cơ quan của Quốc hội; phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch, nội dung truyền thông liên quan; chú ý lắng nghe ý kiến người dân, chuyên gia, nhà khoa học, người hoạt động thực tiễn, các đối tượng tác động…

Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt lưu ý các bộ, ngành rà soát, phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, tăng cường năng lực thực thi cho cấp dưới, đơn giản, cắt giảm hóa thủ tục hành chính, giảm thiểu chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.

Đồng thời tháo gỡ khó khăn, thích ứng với điều kiện mới; kiểm soát thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng, ban hành luật; chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, cục bộ trong xây dựng pháp luật...

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 17.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11.2023 để thảo luận về các đề nghị xây dựng luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Cấp, thoát nước; Luật Điện lực (sửa đổi).

Địa phương không được ban hành thủ tục hành chính nếu không được giao

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang quán triệt, các địa phương không được ban hành thủ tục hành chính nếu không được giao tại luật, nghị quyết của Quốc hội hoặc không được nghị quyết của HĐND giao để thực hiện biện pháp đặc thù của địa phương mình.

Thủ tục hành chính còn rườm rà, Thủ tướng chỉ đạo sớm khắc phục, khơi thông

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, môi trường kinh doanh chưa thực sự thông thoáng... nên cần sớm khắc phục để mau chóng khơi thông cho phục hồi, phát triển đất nước.

Rác bủa vây vỉa hè tại Hà Nội

NHẬT MAI - NGUYỄN ĐÀO |

Theo ghi nhận của phóng viên, tại khu vực đường Láng, phường Láng Thượng (quận Đống Đa), đường Tôn Tất Thuyết, đường Bưởi (quận Cầu Giấy) TP.Hà Nội... xuất hiện nhiều bãi rác lộ thiên tồn đọng thời gian dài không được thu dọn, làm mất mỹ quan đô thị và gây ảnh hưởng đến môi trường.

Người dân khốn khổ với kiểu "đem con bỏ chợ" tại Dự án vành đai 2,5

Hồng Diệp - Hiệp Phạm |

Đầu tháng 11, khoảng 400 m đoạn chắn dải phân cách ở tuyến đường Vành đai 2,5 đã được tháo dỡ. Tuy nhiên, theo người dân, việc tháo dỡ đã dừng lại từ lâu và không có dấu hiệu tiếp tục.

Khó xử lý dịch vụ kinh doanh vận tải xe đi chung, đi ghép

Minh Hạnh |

Loại hình “xe đi chung”, “xe đi ghép” đang nở rộ trên không gian mạng đã vi phạm quy định kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, tạo môi trường kinh doanh không bình đẳng. Mặc dù hoạt động với số lượng lớn, nhưng không thể thống kê vì đây là hoạt động chui, không chịu sự quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước.

1,6 km đường độc đạo vào cảng chậm mở rộng, 2 năm có 11 người chết vì tai nạn

MINH QUÂN |

TPHCM - Đường Nguyễn Duy Trinh (đoạn từ vòng xoay Phú Hữu đến tuyến đường Nguyễn Thị Tư, TP Thủ Đức) chỉ dài khoảng 1,6 km nhưng chưa đầy 2 năm qua đã có 11 người chết vì tai nạn giao thông. Tuy nhiên, dự án mở rộng đoạn đường này đang phải tạm ngưng do tăng tổng mức đầu tư.

Trắc nghiệm: Những điều không phải ai cũng biết về ngày Quốc tế nam giới

NHÓM PV |

Tại Việt Nam, ngày Quốc tế nam giới 19.11 còn khá lạ lẫm với nhiều người nhưng trên thực tế, ngày đặc biệt này đã được tổ chức tại hơn 170 quốc gia, nhằm ghi nhận những đóng góp tích cực của phái mạnh.

Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 17.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11.2023 để thảo luận về các đề nghị xây dựng luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Cấp, thoát nước; Luật Điện lực (sửa đổi).

Địa phương không được ban hành thủ tục hành chính nếu không được giao

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang quán triệt, các địa phương không được ban hành thủ tục hành chính nếu không được giao tại luật, nghị quyết của Quốc hội hoặc không được nghị quyết của HĐND giao để thực hiện biện pháp đặc thù của địa phương mình.

Thủ tục hành chính còn rườm rà, Thủ tướng chỉ đạo sớm khắc phục, khơi thông

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, môi trường kinh doanh chưa thực sự thông thoáng... nên cần sớm khắc phục để mau chóng khơi thông cho phục hồi, phát triển đất nước.