Vốn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, cho vay là sống còn của ngân hàng

Phạm Đông |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, ngân hàng và doanh nghiệp có mối quan hệ "cộng sinh", "nhân quả", nên phải đặt mình vào địa vị của người khác để lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn. Nguồn vốn là vấn đề "sống còn" của doanh nghiệp, cho vay là hoạt động "sống còn" của ngân hàng, trong khi khách hàng chủ yếu của ngân hàng là doanh nghiệp.

Ngày 15.7, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng nêu rõ, ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, mạch máu có lưu thông tốt hay không chính là do hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng và vai trò điều tiết của Ngân hàng nhà nước. Do đó, điều tiết phải nhanh chóng, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả.

Bản thân các ngân hàng thương mại cũng là doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo, quản trị ngân hàng đã quyết tâm rồi thì quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực rồi thì nỗ lực lớn hơn nữa, hành động rồi thì hành động quyết liệt, hiệu quả hơn nữa, phát huy "tâm, tài, trí, tín" để "vượt sóng, vượt gió" đi lên. Cần phải đặt lợi ích chung, lợi ích của nhân dân lên trên hết.

Mặt khác, ngân hàng và doanh nghiệp có mối quan hệ "cộng sinh", "nhân quả", nên phải đặt mình vào địa vị của người khác để lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn. Nguồn vốn là vấn đề "sống còn" của doanh nghiệp, cho vay là hoạt động "sống còn" của ngân hàng, trong khi khách hàng chủ yếu của ngân hàng là doanh nghiệp.

Đây là mối quan hệ "cộng sinh" cùng có lợi, nên cần phải được thực hiện theo cơ chế thị trường trên cơ sở nguyên tắc bảo đảm "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ". Doanh nghiệp, người dân là hệ sinh thái không thể thiếu được của ngân hàng, "trong anh có tôi, trong tôi có anh, tuy hai mà một, tuy một mà hai", Thủ tướng nói.

Trong thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh về công tác chỉ đạo điều hành và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về tiền tệ, tín dụng. Thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nới lỏng phù hợp, kịp thời, hiệu quả để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Lưu ý phải nắm chắc tình hình để lựa chọn ưu tiên phù hợp, sử dụng đồng bộ, linh hoạt 4 công cụ có thể sử dụng gồm dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, thị trường liên ngân hàng, thị trường mở.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: VGP
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: VGP

Về hoạt động tín dụng, Thủ tướng yêu cầu, Ngân hàng nhà nước tập trung điều hành tăng trưởng dư nợ tín dụng với cơ cấu hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế; hướng nguồn vốn tín dụng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng.

Chỉ đạo rà soát các điều kiện, tiêu chí cho vay để điều chỉnh phù hợp, thuận lợi hơn, bảo đảm tăng khả năng tiếp cận tín dụng của người dân, doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đẩy mạnh triển khai thực hiện gói tín dụng 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất và 120.000 tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội.

Đối với các tổ chức tín dụng, cần triển khai các giải pháp tiết giảm chi phí, cắt giảm các loại phí để giảm lãi suất cho vay; rà soát, điều chỉnh điều kiện, tiêu chí cho vay, cắt giảm, đơn giản hóa, công khai, minh bạch thủ tục cho vay để tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp, người dân.

Tăng cường chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng, bảo đảm lành mạnh, bình đẳng, cơ chế thông thoáng. Tăng cường phối hợp, trao đổi, chia sẻ, tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP

Về tỉ giá, tiếp tục điều hành tỉ giá chủ động, linh hoạt phù hợp với tình hình trong nước, quốc tế, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ; can thiệp linh hoạt nhằm ổn định thị trường ngoại tệ.

Về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu, tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định 689 của Thủ tướng Chính phủ và công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 của Quốc hội.

Đồng thời, tập trung, khẩn trương xử lý, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém, bảo đảm thanh khoản, an toàn hệ thống. Khẩn trương cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) tiếp tục xử lý nợ, bảo đảm kịp thời, hiệu quả.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

10 giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng trong 6 tháng cuối năm 2023

Hương Nguyễn |

"Tập trung triển khai kế hoạch thanh tra năm 2023, giám sát toàn diện hoạt động của các ngân hàng để phát hiện, cảnh báo các rủi ro tiềm ẩn. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền, đặc biệt là việc phân tích các báo cáo giao dịch đáng ngờ", là hai trong số 10 giải pháp trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước trong 6 tháng cuối năm 2023.

Ngân hàng phải đặt mình vào vị trí các doanh nghiệp, tiếp tục hạ lãi suất cho vay

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị, ngành ngân hàng tiếp tục quyết liệt triển khai các nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân.

Can thiệp kịp thời khi xảy ra sự cố rút tiền hàng loạt tại ngân hàng

NHÓM PV |

Ngày 5.6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trình bày tờ trình về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD - sửa đổi). Dự thảo luật bổ sung việc xử lí nợ xấu, xử lí tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; quy định về biện pháp xử lí khi có sự cố rút tiền hàng loạt tại ngân hàng.

Bị cầm hoà, Công an Hà Nội vẫn tạm dẫn đầu nhóm đua vô địch V.League 2023

HOÀNG HUÊ |

Trận hoà 1-1 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vẫn giúp câu lạc bộ Công an Hà Nội duy trì vị trí dẫn đầu trong nhóm đua vô địch V.League 2023.

Tin 20h: Bão số 1 đạt cực đại trong 24h tới, chuẩn bị đổ bộ miền Bắc

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 16.7: Bão số 1 có thể gây mưa rất lớn, ngập lụt ở các tỉnh miền Bắc; Công chức xã không đủ tiêu chuẩn sẽ nghỉ hưu hoặc tinh giản biên chế từ 1.8; Hai cây cầu tổng vốn đầu tư 17.700 tỉ đồng tạo đột phá hạ tầng cho khu Nam TPHCM...

Giờ thứ 9: Bí mật của vợ tôi - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Đôi vợ chồng trong câu chuyện của chúng ta giàu và có cuộc hôn nhân đẹp như mơ. Nhưng giấc mơ nào rồi cũng tỉnh. Sau khi vắng mặt một tuần, người chồng đã phát hiện ra bí mật của người vợ. Bí mật này là gì?

Hải Phòng cấm biển, dừng du lịch trên đảo Cát Bà từ 12h ngày 17.7

Mai Dung |

Ngày 16.7, UBND huyện Cát Hải (Hải Phòng) vừa có thông báo về việc phòng, chống bão số 1.

Sau sự cố tra cứu điểm thi sớm, thí sinh không điều chỉnh được nguyện vọng

Vân My |

Sau sự cố tra cứu được điểm thi sớm, nhiều thí sinh hoảng hốt khi không thể điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống tuyển sinh chung.

10 giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng trong 6 tháng cuối năm 2023

Hương Nguyễn |

"Tập trung triển khai kế hoạch thanh tra năm 2023, giám sát toàn diện hoạt động của các ngân hàng để phát hiện, cảnh báo các rủi ro tiềm ẩn. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền, đặc biệt là việc phân tích các báo cáo giao dịch đáng ngờ", là hai trong số 10 giải pháp trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước trong 6 tháng cuối năm 2023.

Ngân hàng phải đặt mình vào vị trí các doanh nghiệp, tiếp tục hạ lãi suất cho vay

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị, ngành ngân hàng tiếp tục quyết liệt triển khai các nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân.

Can thiệp kịp thời khi xảy ra sự cố rút tiền hàng loạt tại ngân hàng

NHÓM PV |

Ngày 5.6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trình bày tờ trình về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD - sửa đổi). Dự thảo luật bổ sung việc xử lí nợ xấu, xử lí tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; quy định về biện pháp xử lí khi có sự cố rút tiền hàng loạt tại ngân hàng.