Việt Nam thúc đẩy "ngoại giao cây tre"

Song Minh |

Chuyến thăm chính thức Singapore và Brunei của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính nằm trong chính sách "ngoại giao cây tre" độc lập và linh hoạt của Việt Nam, góp phần củng cố niềm tin trong quan hệ đối ngoại với các nước bạn bè - chuyên gia quan hệ quốc tế kỳ cựu của Thái Lan, ông Kavi Chongkittarvorn viết trên trang ThaiPBS của Thái Lan.

Nhận lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lý Hiển Long và Quốc vương Brunei Darussalam Sultan Haji Hassanal Bolkiah, Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ thăm chính thức nước Cộng hòa Singapore và Brunei Darussalam từ ngày 8 đến 11.2.2023.

Theo chuyên gia Kavi, trong hơn 5 thập kỷ qua, mối quan hệ giữa Việt Nam và Singapore đã được củng cố và trở thành một trong những mối quan hệ Đối tác Chiến lược hiệu quả nhất của khu vực. Cả hai nước đều là thành viên chủ chốt của ASEAN, cùng chia sẻ triển vọng an ninh chung, cả trong khu vực và trên bình diện quốc tế. Chuyến thăm Singapore của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra vào thời điểm hai nước cùng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược trong năm 2023. Chuyến thăm cũng nhằm tái khẳng định cam kết lâu dài của hai bên đối với hòa bình và ổn định trong khu vực. Quan trọng nhất, thông qua chuyến thăm, Việt Nam muốn tái khẳng định với các nhà đầu tư nước ngoài rằng nước này sẵn sàng tiếp tục mở cửa đón đầu tư trong thời kỳ hậu đại dịch.

Theo chuyên gia Kavi, kể từ khi gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam đã thành công trong việc hội nhập với ASEAN, nhất là trong trụ cột kinh tế, bình thường hóa quan hệ song phương và tạo lập quan hệ mới. Đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 189 trong tổng số 193 thành viên Liên Hợp Quốc. Cụ thể, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược và Đối tác Toàn diện với 5 nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, các quốc gia G7, cũng như 17 trong số 20 nền kinh tế lớn nhất của G20.

Mặc dù Việt Nam có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng đường lối và chính sách kinh tế của Việt Nam rất cởi mở đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong số các quốc gia Đông Nam Á lục địa, Việt Nam đã ký kết và tham gia sâu rộng vào 17 Hiệp định Thương mại tự do. Để so sánh, Thái Lan chỉ tham gia 7 Hiệp định Thương mại tự do. Năm ngoái, Việt Nam thu hút khoảng 22,40 tỉ USD, gấp đôi lượng đầu tư vào Thái Lan - chuyên gia Kavi chỉ ra.

Theo chuyên gia Kavi, là quốc gia đầu tiên trong số các nước Đông Dương cũ gia nhập ASEAN, Việt Nam là hình mẫu cho các thành viên mới khác noi theo. Trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Việt Nam năm 2020, Việt Nam đã có những nỗ lực lớn trong việc dẫn dắt ASEAN ngăn chặn hiệu quả COVID-19 và các tác động tiêu cực của đại dịch.

Giờ đây, sau 28 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam đang đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN và hợp tác kinh tế, cũng như thu hẹp khoảng cách giữa các thành viên cũ và mới.

Thông qua hợp tác kinh tế mở rộng và các Hiệp định Thương mại tự do trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã học hỏi từ các nước có nền kinh tế tiên tiến, đặc biệt là Singapore. Tính đến tháng 5.2022, đảo quốc sư tử có 3.003 dự án tại Việt Nam, với tổng giá trị khoảng 70 tỉ USD. Các dự án đầu tư này trải rộng trên 51 tỉnh, thành phố trên khắp Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, chế biến và bất động sản, cũng như sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước.

Một trong những dự án mang tính bước ngoặt là Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), đã thu hút gần 1.000 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 80% dự án đầu tư nước ngoài, trực tiếp tạo ra gần 300.000 việc làm.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Kavi, điều làm cho mối quan hệ Việt Nam - Singapore trở nên độc đáo là sự hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, với việc duy trì các chuyến thăm cấp cao và tổ chức đối thoại chiến lược. Trong ASEAN, hai quốc gia này có chung quan điểm về sự cạnh tranh nước lớn và tác động đối với khu vực. Hai nước ủng hộ mạnh mẽ vai trò trung tâm của ASEAN và kêu gọi các đối tác đối thoại của ASEAN can dự tích cực.

Trong báo cáo Chiến lược An ninh Quốc gia tạm thời của Mỹ, cả Singapore và Việt Nam đều được nhấn mạnh là đối tác chiến lược quan trọng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Với quan điểm tương đồng về thương mại tự do và hợp tác đa phương, Singapore và Việt Nam đã và đang hợp tác chặt chẽ để thúc đẩy vai trò trung tâm và tiếng nói chung của ASEAN tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Cuối cùng, chuyên gia Kavi cho rằng, là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Singapore và Việt Nam đang được hưởng lợi từ các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới.

Singapore hiện là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam tại ASEAN và đứng thứ hai trong số 140 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Ngoại giao Việt Nam 2022: Nâng cao vị thế, tiềm lực, uy tín quốc gia

Song Minh |

Năm 2022, ngoại giao Việt Nam để lại dấu ấn đậm nét với những hoạt động ngoại giao cấp cao sôi động và hiệu quả. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, địa phương tham gia hàng loạt hoạt động, sự kiện đa phương nổi bật của khu vực và thế giới, góp phần quảng bá mạnh mẽ ra quốc tế hình ảnh sinh động về một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, đổi mới, năng động, sáng tạo, giàu bản sắc và truyền thống, là người bạn thủy chung, là đối tác tin cậy.

Mang tinh thần quyết liệt của ngoại giao vaccine sang ngoại giao kinh tế

Thanh Hà |

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tin tưởng công tác ngoại giao kinh tế sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ tinh thần khẩn trương, quyết liệt của công tác ngoại giao vaccine để đóng góp thiết thực và hiệu quả hơn nữa cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong năm 2023.

Tỏa sáng bản sắc ngoại giao cây tre Việt Nam

Thanh Hà |

Trước những biến chuyển lớn của thời đại, đối ngoại Việt Nam càng thể hiện rõ ràng bản sắc để bảo vệ vững chắc và phát huy mạnh mẽ lợi ích của đất nước, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhận định.

Những khu vực trên thế giới có nguy cơ xảy ra động đất khủng khiếp nhất

NHÓM PV |

TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu nhận định những quốc gia nằm trên “vành đai lửa” – ranh giới các mảng kiến tạo lớn có khả năng đối mặt với những trận động đất rất lớn. 

"Ma trận" trung tâm luyện thi đánh giá năng lực khiến thí sinh bối rối

NHÓM PV |

Hiện nay, hàng loạt trung tâm luyện thi đánh giá năng lực mở ra với những lời mời chào hấp dẫn. Tuy nhiên, để tránh mất tiền oan, học sinh chỉ cần ôn luyện và học kĩ bài tập trên lớp là có thể đạt được điểm cao.

Dịch vụ cho thuê người yêu ngày Valentine: Nở rộ nhưng cũng đầy hiểm họa

Minh Ánh - Hà Chi |

Càng gần ngày Valentine, dịch vụ cho thuê người yêu càng nở rộ. Nhiều người đã tìm đến dịch vụ này với mong muốn có người bầu bạn. Tuy nhiên, người sử dụng dịch vụ này cần hết sức tỉnh táo với những hiểm họa khó lường của một nghề chưa được công nhận là một nghề hợp pháp ở Việt Nam.


Thấy gì từ con số hàng trăm nghìn tỉ tồn kho của bất động sản?

Gia Miêu |

Nhiều doanh nghiệp bất động sản công bố báo cáo tài chính quý 4/2022 cho thấy hàng tồn kho vẫn rất lớn, nguyên nhân là tiến độ các dự án chậm do vướng mắc thủ tục pháp lý, dòng vốn khó, nguồn cầu yếu.

Ở quê khó khăn, cặp vợ chồng trẻ ra Hà Nội xin làm công nhân

Bảo Hân - Minh Phương |

Mặc dù đã quay trở lại sản xuất được gần 2 tuần kể từ sau Tết Nguyên đán 2023, song không ít vợ chồng công nhân tại Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) chỉ đi làm 8 tiếng mỗi ngày, không tăng ca từ đó thu nhập bị ảnh hưởng ít nhiều. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp khác đang cố gắng tìm việc mới để đảm bảo cuộc sống, có tiền chăm sóc con cái ở quê.

Ngoại giao Việt Nam 2022: Nâng cao vị thế, tiềm lực, uy tín quốc gia

Song Minh |

Năm 2022, ngoại giao Việt Nam để lại dấu ấn đậm nét với những hoạt động ngoại giao cấp cao sôi động và hiệu quả. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, địa phương tham gia hàng loạt hoạt động, sự kiện đa phương nổi bật của khu vực và thế giới, góp phần quảng bá mạnh mẽ ra quốc tế hình ảnh sinh động về một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, đổi mới, năng động, sáng tạo, giàu bản sắc và truyền thống, là người bạn thủy chung, là đối tác tin cậy.

Mang tinh thần quyết liệt của ngoại giao vaccine sang ngoại giao kinh tế

Thanh Hà |

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tin tưởng công tác ngoại giao kinh tế sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ tinh thần khẩn trương, quyết liệt của công tác ngoại giao vaccine để đóng góp thiết thực và hiệu quả hơn nữa cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong năm 2023.

Tỏa sáng bản sắc ngoại giao cây tre Việt Nam

Thanh Hà |

Trước những biến chuyển lớn của thời đại, đối ngoại Việt Nam càng thể hiện rõ ràng bản sắc để bảo vệ vững chắc và phát huy mạnh mẽ lợi ích của đất nước, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhận định.