Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực vào phục hồi kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

Song Minh |

Việt Nam luôn tích cực và chủ động tham gia các sáng kiến đa phương, trong đó có các liên kết kinh tế khu vực và liên khu vực. Từ đó, sẵn sàng tiếp tục đóng góp tích cực vào phục hồi kinh tế và phát triển bền vững ở Châu Á - Thái Bình Dương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ghi hình tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông

Nhận lời mời của Lãnh đạo Cấp cao và Chính phủ Liên bang Nga, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Diễn đàn Kinh tế Phương Đông tổ chức tại thành phố Vladivostok, Nga vào ngày 7.9.2022 theo hình thức phát biểu ghi hình.

Diễn đàn có sự tham dự của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhân đại Toàn quốc Trung Quốc Lật Chiến Thư, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, Thủ tướng Mông Cổ Oyun-Erdene Luvsannamsrai và phát biểu ghi hình của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob.

Trong bài phát biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Diễn đàn có ý nghĩa thiết thực nhằm tăng cường hợp tác quốc tế, góp phần duy trì ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Trong bối cảnh kinh tế và thương mại thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mang tính toàn cầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất. Bên cạnh việc kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, Việt Nam cũng thành công trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, duy trì tăng trưởng ở mức cao, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tình hình chính trị - xã hội ổn định, các hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh, hợp tác kinh tế, đầu tư, du lịch phục hồi toàn diện.

Đồng thời, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Việt Nam luôn tích cực và chủ động tham gia các sáng kiến đa phương, trong đó có các liên kết kinh tế khu vực và liên khu vực. Từ đó, Việt Nam sẵn sàng tiếp tục đóng góp tích cực vào phục hồi kinh tế và phát triển bền vững ở Châu Á - Thái Bình Dương.

Về quan hệ kinh tế song phương Việt Nam - Nga, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga, đánh giá cao các kết quả hợp tác kinh tế giữa hai nước những năm vừa qua, nhất là trong các lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp... Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trên các ngành, lĩnh vực có thế mạnh, tận dụng hiệu quả và sớm nâng cấp Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU).

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam hoan nghênh việc gắn kết kinh tế Nga, nhất là vùng Viễn Đông, với các nước Châu Á - Thái Bình Dương, thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Nga. Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối đẩy mạnh hợp tác ASEAN - Nga, trong đó có xây dựng Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - EAEU.

Diễn đàn Kinh tế Phương Đông được tổ chức định kỳ hằng năm, từ năm 2015, theo sáng kiến của Tổng thống Vladimir Putin, nhằm kết nối, mở rộng hợp tác kinh tế - thương mại giữa vùng Viễn Đông của Nga với các nước Châu Á - Thái Bình Dương. Diễn đàn năm nay thu hút sự tham gia của khoảng 4.000 đại biểu, gồm nhiều chính khách, doanh nhân và học giả của Nga và nhiều nước trong khu vực.

Triển vọng tăng cường hợp tác thương mại Nga-Việt

Trước đó, ngày 6.9 đã diễn ra phiên thảo luận “Đối thoại kinh doanh Nga-Việt” trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Phương Đông.

Phát biểu qua hình thức trực tuyến, Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi cho rằng việc lần đầu tiên một phiên đối thoại dành riêng cho quan hệ Nga-Việt Nam được đưa vào khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Phương Đông, với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp hai nước, đã thể hiện sự quan tâm rất lớn của Nga trong việc phát triển quan hệ với Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là cơ hội tốt để các cơ quan, doanh nghiệp hai nước có điều kiện trao đổi, thảo luận về các giải pháp thúc đẩy quan hệ trong thời gian tới.

Đại sứ Đặng Minh Khôi khẳng định Việt Nam và Nga có quan hệ hữu nghị truyền thống hết sức tốt đẹp, đồng thời Nga là hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đại sứ quán Việt Nam tại Nga sẵn sàng hợp tác, thúc đẩy, kết nối, tạo điều kiện thuận lợi để hợp tác giữa Viễn Đông và Việt Nam ngày càng phát triển thực chất, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân hai nước.

Đại diện Thương mại Việt Nam tại Vladivostok Nguyễn Hồng Thành cho biết, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở đứng thứ 5 Châu Á; Việt Nam đã ký 15 Hiệp định Thương mại tự do với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, dân số Việt Nam 99 triệu người là những yếu tố để Việt Nam trở thành đối tác kinh tế quan trọng của Nga tại Châu Á-Thái Bình Dương và sẵn sàng là cầu nối nền kinh tế Nga và thế giới.

Về phía Nga, Thứ trưởng Nông nghiệp Nga Sergey Levin cũng cho rằng, Nga và Việt Nam có tiềm tăng lớn về thương mại khi hàng hóa của hai nước không xung đột mà bổ sung cho nhau. Nga có cơ hội lớn để xuất khẩu các mặt hàng lương thực, thực phẩm sang Việt Nam.

Chủ tịch Hiệp hội các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga Alexander Shokhin chỉ ra, doanh nghiệp Việt Nam, với truyền thống cần cù và uy tín, có thể chiếm lĩnh một số lĩnh vực kinh doanh ở Nga, như lĩnh vực ẩm thực.

Hầu hết các đại biểu tham dự hội thảo đều bày tỏ lạc quan về triển vọng tăng cường hợp tác thương mại, tăng kim ngạch thương mại song phương.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Bạc Liêu phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19

Nhật Hồ |

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, nhưng kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu 8 tháng đầu năm 2022 vẫn phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ 3 khu vực ĐBSCL, tỉnh có nhiều dự án điện gió đưa vào hoạt động nhất ĐBSCL.

Bùng nổ du lịch thúc đẩy phục hồi kinh tế Việt Nam sau đại dịch

Song Minh |

Ngành du lịch Việt Nam đang sẵn sàng tăng trưởng mạnh mẽ trong 5 năm tới, với doanh thu du lịch quốc tế dự kiến ​​sẽ vượt qua mức trước đại dịch vào năm 2024, trở thành một trong những động lực thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Bắt tạm giam Chủ tịch Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Giang

Việt Dũng |

Ông Dương Văn Dũng - Chủ tịch Công ty Khoáng sản Bắc Giang bị bắt tạm giam với cáo buộc sai phạm liên quan đến khai thác than.

Ông Trump tiết lộ cách chấm dứt xung đột Nga - Ukraina trong vài giờ

Ngọc Vân |

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột Nga - Ukraina trong vòng vài giờ nếu tái đắc cử tổng thống năm 2024.

Rắc rối tên gọi một khu công nghệ cao 5 năm chưa thể hoạt động

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Được Thủ tướng Chính phủ thành lập vào năm 2017, nhưng qua 5 năm triển khai, đến nay, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm tỉnh Bạc Liêu vẫn chưa hoạt động vì các thủ tục pháp lý liên quan đến tên gọi.

Khởi tố 8 đối tượng ở Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 47-06D Đắk Lắk

BẢO TRUNG - PHAN TUẤN |

Chiều 21.2, VKSND tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phê chuẩn quyết định khởi tố 8 bị can là lãnh đạo, nhân viên thuộc Công ty TNHH An Phát và Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 47-06D (xã Hoà Đông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) để điều tra về hành vi nhận hối lộ.

Lốc xoáy thổi bay rạp khiến cả đám cưới hoảng loạn, một số người bị thương

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Trưa ngày 21.2, một cơn lốc xoáy mạnh bất ngờ thổi tung rạp đám cưới ngoài trời của một gia đình ở xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận khiến hàng trăm người dự đám cưới hoảng loạn, có người bị thương.

Vụ dối trá trong kiểm soát giết mổ: Cơ quan chức năng vào cuộc xử lý

Nhóm PV |

Ngay sau khi Báo Lao Động đăng loạt bài điều tra "Dối trá trong kiểm soát giết mổ heo ở Long An", cơ quan chức năng tỉnh Long An đã vào cuộc kiểm tra và xử lý những vi phạm được báo phản ánh.

Bạc Liêu phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19

Nhật Hồ |

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, nhưng kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu 8 tháng đầu năm 2022 vẫn phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ 3 khu vực ĐBSCL, tỉnh có nhiều dự án điện gió đưa vào hoạt động nhất ĐBSCL.

Bùng nổ du lịch thúc đẩy phục hồi kinh tế Việt Nam sau đại dịch

Song Minh |

Ngành du lịch Việt Nam đang sẵn sàng tăng trưởng mạnh mẽ trong 5 năm tới, với doanh thu du lịch quốc tế dự kiến ​​sẽ vượt qua mức trước đại dịch vào năm 2024, trở thành một trong những động lực thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch.