Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Kỳ vọng vai trò dẫn dắt của Tập đoàn Viettel

Phạm Dung |

Ngày 3.8, đoàn công tác của Ban chỉ đạo xây dựng Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã có buổi làm việc với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội Viettel. Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo, Trưởng đoàn công tác chủ trì buổi làm việc.

Phát biểu chào mừng tại buổi làm việc, đồng chí Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel Tào Đức Thắng bày tỏ vui mừng được đón Đoàn công tác đến làm việc. Đồng chí cho rằng, đây là cơ hội để Tập đoàn được báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là những khó khăn, tồn tại hiện nay của Tập đoàn, đồng thời cũng đề xuất một số cơ chế, chính sách mới cho phát triển công nghệ cao, chuyển đổi số, đầu tư ra nước ngoài để Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án có thêm những thông tin trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Đề án, tham mưu những chủ trương, chính sách về Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) trong thời gian tới.

Toàn cảnh buổi làm việc.
Toàn cảnh buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Trần Tuấn Anh nêu rõ, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Bộ Chính trị giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương xây dựng Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trình Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII. Đây là một đề án quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn và quyết định đến tiến trình CNH, HĐH của đất nước, trong đó có sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp (DN) nói chung, các DN thuộc lĩnh vực công nghiệp nói riêng. Chính vì vậy, Cơ quan Thường trực xây dựng Đề án hiểu rằng vai trò, đóng góp và những đề xuất của các DN có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách thực hiện CNH, HĐH cho giai đoạn tới.

Tại buổi làm việc, đồng chí Trưởng Ban Kinh tế Trung ương mong muốn được lắng nghe báo cáo trực tiếp của các thành viên Ban Chỉ đạo, nhất là của Tập đoàn Viettel về những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện CNH, HĐH trong thời gian qua; những kiến nghị, đề xuất về chủ trương, chính sách phù hợp trong bối cảnh mới.

Thứ hai, quan điểm của Tập đoàn Viettel về xác định các ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn trong thời gian tới; cũng như đề xuất các cơ chế, chính sách xác định các doanh nghiệp dẫn dắt nhất là đối với doanh nghiệp nhà nước để thực hiện vai trò dẫn dắt CNH, HĐH trong các lĩnh vực; các đề xuất để cụ thể hóa chủ trương về tăng cường liên kết giữa công nghiệp dân sinh và công nghiệp quốc phòng; cần những cơ chế, chính sách, tiếp cận và hỗ trợ thế nào để phát huy hiệu quả thực chất và nhân rộng những mô hình mới, cách làm hay; những vấn đề cần quyết sách chính trị của BCH Trung ương để tháo gỡ hoặc định hướng phát triển trong thời gian tới…

Thứ ba, vai trò dẫn dắt của Tập đoàn Viettel đối với nhiệm vụ “Phát triển Công nghệ thông tin và viễn thông, công nghiệp điện tử của Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH tới đây như thế nào? Chính sách nào để phát triển doanh nghiệp dân tộc ra sao?”.

Thứ tư, nếu mô hình CNH, HĐH trong thời gian tới của nước ta là “Mô hình CNH, HĐH dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi với sáng tạo gắn với yêu cầu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, bao trùm” thì cần thêm, bớt thành tố gì hoặc cần thay đổi thế nào? Luận cứ cho những đề xuất là gì? Nội dung cốt lõi của mô hình CNH, HĐH mới như thế nào? Các thành tố chính trong mục tiêu tổng quát của CNH, HĐH đất nước đến năm 2030 là gì? Tầm nhìn đến năm 2045 ra sao? Các mục tiêu/chỉ tiêu cụ thể cần nêu trong Nghị quyết tới sẽ thế nào?

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã thảo luận, đề cập tới những vấn đề cần quyết sách chính trị của BCH Trung ương để tháo gỡ hoặc định hướng phát triển trong thời gian tới; đề xuất góp ý vào nội dung Đề án và những điểm cần làm rõ; những điểm mới đề án như: cần nghiên cứu, xem xét về khái niệm và nội hàm của khái niệm CNH, HĐH; xác định các lĩnh vực chú trọng như công nghiệp nền tảng, công nghệ lõi để đề xuất nhiệm vụ và giải pháp CNH, HĐH phù hợp; xác định các doanh nghiệp dẫn dắt và có cơ chế, chính sách đột phá, nhất là đối với DNNN để thực hiện vai trò dẫn dắt CNH, HĐH trong các lĩnh vực…

Đồng chí Trần Tuấn Anh đánh giá cao những kết quả mà Tập đoàn Viettel đạt được trong thời gian qua.
Đồng chí Trần Tuấn Anh đánh giá cao những kết quả mà Tập đoàn Viettel đạt được trong thời gian qua.

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, đồng chí Trần Tuấn Anh đánh giá cao những kết quả, thành tựu tích cực mà Tập đoàn Viettel đã đạt được trong những năm qua. Tập đoàn Viettel là doanh nghiệp đầu tiên Ban Chỉ đạo Trung ương xây dựng Đề án tới làm việc trực tiếp, điều này cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của Tập đoàn trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về CNH, HĐH, nhất là trong phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; xây dựng hạ tầng số; phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng, liên kết chặt chẽ, hiệu quả với công nghiệp dân sinh; phát triển các ngành nghề mới như ngành công nghiệp vũ khí công nghệ cao, ngành công nghiệp an ninh mạng…

Đồng chí tin tưởng rằng, với tinh thần dám nghĩ, dám làm, Viettel sẽ là đơn vị tiên phong đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, từ đó, lan toả ra các lĩnh vực; đóng vai trò là doanh nghiệp dẫn dắt trong ngành viễn thông - công nghệ thông tin ở Việt Nam, đóng góp vào quá trình CNH, HĐH đất nước.

Đồng chí Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cảm ơn các ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm, thẳng thắn và trực diện của các đại biểu. Đồng chí cho rằng, các ý kiến đã có sự thống nhất cao và đều khẳng định rằng trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng mạnh mẽ cùng với việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do, nhất là những Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (RCEP, CPTPP, EVFTA) cũng như sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, quan điểm CNH, HĐH đất nước trong thời gian tới rõ ràng cần phải thay đổi để phù hợp với bối cảnh mới; xác định nội dung cốt lõi của mô hình CNH, HĐH mới...

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cũng yêu cầu Tổ Biên tập làm rõ những nội dung mà các đại biểu đề cập; nghiên cứu, tiếp thu các đề xuất, kiến nghị của Tập đoàn Viettel trong quá trình xây dựng dự thảo Đề án.

Cũng trong Chương trình làm việc với Tập đoàn Viettel, đồng chí Trần Tuấn Anh và đoàn công tác đã khảo sát thực tế tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

Phạm Dung
TIN LIÊN QUAN

Đề án về CNHHĐH dự kiến trình Hội nghị TƯ 6 khóa XIII vào tháng 10

Thiên Bình |

Đồng chí Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nêu rõ, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Bộ Chính trị giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, xây dựng Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trình Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII vào tháng 10 tới.

Công nghiệp công nghệ số sẽ giữ vai trò then chốt của quá trình CNHHĐH

Bảo Bình |

Ngày 29.7, đoàn công tác của Ban chỉ đạo xây dựng Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã có buổi làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông. Chủ trì hội nghị có đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo; đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với tỉnh Lai Châu

THANH BÌNH |

Ngày 26.1, đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Đề án về CNHHĐH dự kiến trình Hội nghị TƯ 6 khóa XIII vào tháng 10

Thiên Bình |

Đồng chí Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nêu rõ, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Bộ Chính trị giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, xây dựng Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trình Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII vào tháng 10 tới.

Công nghiệp công nghệ số sẽ giữ vai trò then chốt của quá trình CNHHĐH

Bảo Bình |

Ngày 29.7, đoàn công tác của Ban chỉ đạo xây dựng Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã có buổi làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông. Chủ trì hội nghị có đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo; đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với tỉnh Lai Châu

THANH BÌNH |

Ngày 26.1, đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu.