Công nghiệp công nghệ số sẽ giữ vai trò then chốt của quá trình CNHHĐH

Bảo Bình |

Ngày 29.7, đoàn công tác của Ban chỉ đạo xây dựng Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã có buổi làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông. Chủ trì hội nghị có đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo; đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Bộ TT&TT, đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương, thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập cũng như đại diện các vụ, đơn vị, doanh nghiệp của Bộ TT&TT đánh giá cao về Dự thảo đề án, đồng thời, Bộ TT&TT cũng thống nhất với ý kiến của Ban Kinh tế Trung ương, coi mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá gồm: Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển, hệ thống chính sách; nhất trí với quan điểm của Ban Kinh tế Trung ương: “Không đồng nhất công nghiệp hóa với phát triển công nghiệp, bảo đảm phát triển hài hòa giữa công nghiệp với nông nghiệp và dịch vụ”...

Bộ TT&TT đề xuất về mục tiêu, chỉ tiêu về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số trong thời gian tới:

- Việt Nam đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030, đạt mức thu nhập cao vào năm 2045

- Chính phủ số: Thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu

- Kinh tế số: Tỉ trọng kinh tế số trong GDP chiếm 20% vào năm 2025, chiếm 30% vào năm 2030.

- Xã hội số: Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 95%; tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng internet băng rộng cáp quang đạt 100%; tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 80%.

 
Toàn cảnh buổi làm việc giữa Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông. Ảnh BTC

Ở góc độ thực tiễn, ứng dụng, ông Nguyễn Viết Lâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần RikkeiSoft đặc biệt quan tâm đến việc: Cần có một chiến lược đào tạo nguồn nhân lực về chuyển đổi số, công nghệ thông tin; phát triển hạ tầng số, cần có một hệ sinh thái ứng dụng.

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tập đoàn FPT cũng đặc biệt nhấn mạnh về yếu tố con người. Theo ông Trương Gia Bình, đào tạo nhân lực ở Việt Nam còn yếu, cần phải có chiến lược, đưa vào chủ trương, chính sách Đảng, Nhà nước.

Ông Võ Đức Thọ, Tổng giám đốc Công ty TNHH Điện tử HANET Việt Nam cho rằng: Việc các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra nền tảng cho các doanh nghiệp khác khai thác phát triển còn yếu, chưa có tính cạnh tranh cao so với các doanh nghiệp nước ngoài. Do vậy, muốn doanh nghiệp trong nước phát triển thì Nhà nước phải có chính sách phù hợp để các doanh nghiệp này có thể thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau để phát triển.

Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT&TT cũng đưa ra một số ví dụ của các nước trên thế giới về khái niệm, lộ trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ đó đề nghị Ban Chỉ đạo nghiên cứu, chắt lọc, chọn lọc để đưa vào chủ trương, chính sách của Việt Nam phù hợp.

 
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao về Dự thảo đề án. Ảnh BTC

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, đồng chí Trần Tuấn Anh cảm ơn các ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm, thẳng thắn và trực diện của các đại biểu, nhất là của Bộ TT&TT và các doanh nghiệp có liên quan; khẳng định các nội dung mà các đại biểu đề cập từ yếu tố nguồn nhân lực, sự tự lực, tự cường của các doanh nghiệp đến quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời gian tới cần phải thay đổi để phù hợp với bối cảnh mới. Theo đó, chuyển dịch sang mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với yêu cầu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và bao trùm; Nội dung cốt lõi của mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa...

Thứ hai, công nghiệp công nghệ số sẽ giữ vai trò là động lực, then chốt của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thứ ba, chú trọng nâng cao nội lực của nền kinh tế, hình thành năng lực sản xuất mới có tính tự chủ và khả năng thích ứng, chống chịu cao thông qua đẩy mạnh học tập, cải tiến, làm chủ về công nghệ thông tin và truyền thông, cơ điện tử, công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, điện tử y sinh; chú trọng ưu tiên phát triển lực lượng doanh nghiệp số trong nước lớn mạnh.

Thứ tư, trong giai đoạn tới, để công nghiệp công nghệ số và “make in Việt Nam” trở thành động lực phát triển kinh tế số, xã hội số, tạo việc làm và góp phần hoàn thành các mục tiêu về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra đến năm 2030 và 2045, cần phải có thể chế cho phát triển kinh tế số tốt hơn.

Thứ năm, để lãnh đạo, chỉ đạo thành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần thực hiện thành công mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 đã được Đại hội XIII thông qua, cần thiết phải ban hành một Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bảo Bình
TIN LIÊN QUAN

4 tỉnh, thành thỏa thuận kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Chiều 28.7, tại TP.Hạ Long, Chủ tịch UBND 4 tỉnh, thành phố: Hải Phòng  Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ký kết Thoả thuận kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông.

Thủ tướng: Ưu tiên kiểm soát lạm phát, chống suy thoái kinh tế

Vương Trần |

Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên số 1 hiện nay là tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, chống suy thoái, thúc đẩy phục hồi, tăng trưởng kinh tế.

Công nhân Việt Nam tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Ái Vân |

Trong thời kỳ mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, tham gia vào toàn cầu hóa, Cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam tiếp tục được thể hiện trên nhiều phương diện

Bắt khẩn cấp đối tượng khiến nữ sinh lớp 7 mang bầu, tự sinh con ở Bắc Giang

Vân Trường |

Ngày 16.2, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bắc Giang thi hành Lệnh giữ người và Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nông Văn Minh (SN 2006) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Các nước trên thế giới sử dụng sách giáo khoa như thế nào?

Khánh An |

Sách giáo khoa hiện đang được phát miễn phí tại Hàn Quốc và được coi như tài liệu tham khảo tại Mỹ.

Sử dụng song hành hộ chiếu có và không gắn chip điện tử

Việt Dũng |

Kể từ ngày 1.3.2023, Bộ Công an sẽ triển khai cấp Hộ chiếu phổ thông gắn chip điện tử cho công dân Việt Nam.

Thanh Hóa: Người dân chặn xe tải chở đất trong nhiều ngày

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nhiều ngày qua, người dân ở thôn Vạn Thành (xã Thăng Long, huyện Nông Cống) đã tập trung ra đường chặn xe tải chở đất, do tuyến đường đã bị hư hỏng nghiêm trọng.

Đi xe máy xuyên Việt lọt top trải nghiệm hàng đầu thế giới cho du khách

Chí Long |

Chuyên trang du lịch nổi tiếng thế giới Travel Off Path gợi ý, đi xe máy xuyên Việt là tour trải nghiệm tuyệt vời cho mọi du khách.

4 tỉnh, thành thỏa thuận kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Chiều 28.7, tại TP.Hạ Long, Chủ tịch UBND 4 tỉnh, thành phố: Hải Phòng  Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ký kết Thoả thuận kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông.

Thủ tướng: Ưu tiên kiểm soát lạm phát, chống suy thoái kinh tế

Vương Trần |

Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên số 1 hiện nay là tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, chống suy thoái, thúc đẩy phục hồi, tăng trưởng kinh tế.

Công nhân Việt Nam tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Ái Vân |

Trong thời kỳ mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, tham gia vào toàn cầu hóa, Cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam tiếp tục được thể hiện trên nhiều phương diện