Trình Quốc hội chủ trương đầu tư 256.250 tỉ đồng cho chương trình phát triển văn hóa

NHÓM PV |

Chính phủ trình Quốc hội dự kiến tổng các nguồn lực huy động để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 là 256.250 tỉ đồng.

Sáng 3.6, tiếp tục kỳ họp thứ 7, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, chương trình xác định nhu cầu vốn ngân sách Trung ương (NSTW) hỗ trợ thực hiện chương trình căn cứ định hướng phát triển đất nước trong giai đoạn 2021-2030 tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030.

Tiếp đó, còn căn cứ mục tiêu “phấn đấu tăng mức đầu tư cho văn hóa tối thiểu 2% tổng chi ngân sách hằng năm” theo Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12.11.2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.

Ngoài ra còn có đề xuất của các bộ, cơ quan Trung ương và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về nhu cầu nguồn vốn NSTW hỗ trợ trong tổng nguồn lực dự kiến huy động thực hiện chương trình.

Tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 dự kiến là 122.250 tỉ đồng.

Trong đó vốn NSTW hỗ trợ trực tiếp để thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 được bố trí tối thiểu khoảng 77.000 tỉ đồng (chiếm 63%), bao gồm: vốn đầu tư phát triển: 50.000 tỉ đồng; vốn sự nghiệp: 27.000 tỉ đồng.

Vốn ngân sách địa phương (NSĐP): khoảng 30.250 tỉ đồng (chiếm 24,6%); bao gồm vốn đầu tư phát triển: 18.000 tỉ đồng; vốn sự nghiệp: 12.250 tỉ đồng.

Vốn huy động hợp pháp khác dự kiến khoảng 15.000 tỉ đồng (chiếm 12,4%).

Dự kiến tổng các nguồn lực huy động để thực hiện chương trình giai đoạn 2031-2035 là 134.000 tỉ đồng.

Như vậy, dự kiến tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 là 256.250 tỉ đồng.

Chương trình phiên họp sáng 3.6. Ảnh: Phạm Đông
Chương trình phiên họp sáng 3.6. Ảnh: Phạm Đông

Về thời gian thực hiện, năm 2025 thực hiện các hoạt động xây dựng cơ chế chính sách, hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của chương trình, hệ thống giám sát, đánh giá; bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ quản lý chương trình; chuẩn bị đầu tư các nhiệm vụ và các nội dung quản lý khác.

Giai đoạn 2026-2030 tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế, thách thức đặt ra trong thời gian qua; triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra đến 2030.

Giai đoạn 2031-2035 tiếp tục phát triển văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh của nền kinh tế Việt Nam; triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra đến 2035.

Về mục tiêu, đến năm 2030 đạt các nhóm mục tiêu cụ thể sau:

Hoàn thành 100% việc xây dựng và ban hành các bộ quy tắc ứng xử, phù hợp với đặc điểm địa phương và nguyên tắc bình đẳng giới về môi trường văn hóa.

100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa, 80% các đơn vị hành chính cấp huyện có Trung tâm Văn hóa - Thể thao đạt chuẩn.

100% học sinh, học viên, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân được tiếp cận, tham gia hiệu quả, thường xuyên các hoạt động giáo dục nghệ thuật, giáo dục di sản văn hóa. Ít nhất 95% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo.

Hàng năm có từ 10-15 công trình nghiên cứu lý luận phê bình văn hóa, nghệ thuật chất lượng được công bố. Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào 7% GDP của cả nước. Phấn đấu tin học hóa 100% các đơn vị thực hiện hoạt động văn hóa.

Bên cạnh đó có 80% công chức, viên chức lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, văn nghệ sĩ thuộc các đơn vị nghệ thuật công lập được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn. Hàng năm, có ít nhất 5 sự kiện quốc tế lớn về văn hóa nghệ thuật tại nước ngoài có sự tham gia chính thức của Việt Nam.

Đến năm 2035 phấn đấu 90% các địa phương đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, bình đẳng giới, hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới vào hương ước, quy ước của dòng họ, cộng đồng, làng xã.

Tiếp đó có 100% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 80% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo; có ít nhất 10 tác giả đạt giải thưởng văn học ASEAN; phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% vào GDP của cả nước.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Văn hóa là ngành làm ra rất nhiều tiền, có giá trị gia tăng cao

NGUYÊN ANH |

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, nước ta có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp văn hóa. Lâu nay, ta cứ hiểu văn hóa là ngành đi tiêu tiền nhưng trên thế giới hiện nay, văn hóa là ngành làm ra rất nhiều tiền, có giá trị gia tăng rất cao.

Vinh Quang Việt Nam 2024: Ngọn cờ đầu trong chiến lược ngoại giao văn hóa của Việt Nam

Khánh Minh |

Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO (Bộ Ngoại giao) là đơn vị tham mưu, triển khai quyết liệt, thực chất, hiệu quả “Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030” do Thủ tướng Chính phủ ban hành, phát huy vai trò danh hiệu, di sản vì phát triển bền vững.

Văn hóa phải được thụ hưởng, tạo động lực, truyền cảm hứng bởi mọi người dân

PHẠM ĐÔNG |

Nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, chiều 19.4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu già làng, trưởng bản, nghệ nhân và người có uy tín tiêu biểu có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Văn hóa là ngành làm ra rất nhiều tiền, có giá trị gia tăng cao

NGUYÊN ANH |

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, nước ta có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp văn hóa. Lâu nay, ta cứ hiểu văn hóa là ngành đi tiêu tiền nhưng trên thế giới hiện nay, văn hóa là ngành làm ra rất nhiều tiền, có giá trị gia tăng rất cao.

Vinh Quang Việt Nam 2024: Ngọn cờ đầu trong chiến lược ngoại giao văn hóa của Việt Nam

Khánh Minh |

Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO (Bộ Ngoại giao) là đơn vị tham mưu, triển khai quyết liệt, thực chất, hiệu quả “Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030” do Thủ tướng Chính phủ ban hành, phát huy vai trò danh hiệu, di sản vì phát triển bền vững.

Văn hóa phải được thụ hưởng, tạo động lực, truyền cảm hứng bởi mọi người dân

PHẠM ĐÔNG |

Nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, chiều 19.4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu già làng, trưởng bản, nghệ nhân và người có uy tín tiêu biểu có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.