Văn hóa là ngành làm ra rất nhiều tiền, có giá trị gia tăng cao

NGUYÊN ANH |

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, nước ta có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp văn hóa. Lâu nay, ta cứ hiểu văn hóa là ngành đi tiêu tiền nhưng trên thế giới hiện nay, văn hóa là ngành làm ra rất nhiều tiền, có giá trị gia tăng rất cao.

Ngày 14.5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng cho biết, chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước và tại một số quốc gia có mối quan hệ văn hoá lâu dài, tương tác văn hoá lâu dài với Việt Nam, có đông đảo người Việt Nam sinh sống, lao động, học tập.

Theo Bộ trưởng Hùng, cần tập trung vào các hoạt động thuộc các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật cụ thể như di sản văn hóa; văn hóa cơ sở; nghệ thuật biểu diễn; điện ảnh; thư viện; giáo dục văn hóa; đào tạo; văn hóa dân tộc; văn hóa đối ngoại; công nghiệp văn hóa...

Về quy mô, chương trình thực hiện với quy mô cả nước, bao gồm tất cả các đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, cấp thôn trên phạm vi cả nước; một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.

Thời gian thực hiện chương trình từ năm 2025 đến năm 2035, chia làm nhiều giai đoạn khác nhau.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL nói chương trình đặt ra 7 mục tiêu tổng quát và đến năm 2030 đạt 9 mục tiêu cụ thể. Đến 2035, tiếp tục đạt 9 mục tiêu cụ thể.

Cùng với đó, nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền và giáo dục văn hóa, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển văn học, nghệ thuật, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa...

Thẩm tra về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh nêu rõ Ủy ban cơ bản nhất trí với đề xuất về quy mô, phạm vi, địa điểm thực hiện chương trình trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, phạm vi, quy mô của chương trình còn rộng, dàn trải. Ủy ban đề nghị cần xác định các nhiệm vụ đầu tư trọng điểm trong từng thời kỳ dựa trên điều kiện thực tiễn ở địa phương và kết quả đầu tư của ngân sách nhà nước ở các thời kỳ trước.

Đặc biệt, có một số loại hình công trình văn hóa đặc thù không nên phân bổ đều ở tất cả các địa phương.

Góp ý về vấn đề nêu trên, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho hay, về công nghiệp văn hóa là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, một xu thế của thời đại.

Trong dự thảo liệt kê rất nhiều nội dung về văn hóa nghệ thuật, văn hóa cơ sở, nghệ thuật biểu diễn, cuối cùng mới là công nghiệp văn hóa.

Tuy nhiên, việc này chưa được cụ thể, bởi riêng công nghiệp văn hóa đã bao trùm nhiều cái trên, như điện ảnh, du lịch văn hóa cũng là công nghiệp văn hóa.

Theo ông Định, nhân chương trình mục tiêu quốc gia này phải dành sự quan tâm rất đặc biệt đến công nghiệp văn hóa bởi trên thế giới hiện nay, công nghiệp văn hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ.

“Nước ta có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp văn hóa. Lâu nay, ta cứ hiểu văn hóa là ngành đi tiêu tiền nhưng trên thế giới hiện nay văn hóa là ngành làm ra rất nhiều tiền, có giá trị gia tăng rất cao", ông Định nói và dẫn chứng việc nhóm nữ ca sĩ của Hàn Quốc (Blackpink - PV) sang diễn mấy đêm mà bằng doanh nghiệp làm trong nhiều tháng.

Ngoài ra, theo vị lãnh đạo này, chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2030 cũng nêu rõ quan điểm các ngành công nghiệp văn hóa là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Phó Chủ tịch Quốc hội nói thêm, công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế quốc dân. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 đóng góp 7% GDP và 2035 phấn đấu 8% GDP là thấp.

NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

Vinh Quang Việt Nam 2024: Ngọn cờ đầu trong chiến lược ngoại giao văn hóa của Việt Nam

Khánh Minh |

Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO (Bộ Ngoại giao) là đơn vị tham mưu, triển khai quyết liệt, thực chất, hiệu quả “Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030” do Thủ tướng Chính phủ ban hành, phát huy vai trò danh hiệu, di sản vì phát triển bền vững.

Đại biểu Quốc hội kỳ vọng gỡ điểm nghẽn các thiết chế văn hóa, thể thao

Thu Giang |

Nhiều Đại biểu Quốc hội kỳ vọng Hội thảo “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức ngày 12.5 sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao.

Công đoàn Lâm Đồng xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Mai Hương |

Tại Lâm Đồng, phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” được các cấp Công đoàn quan tâm triển khai đạt hiệu quả.

Công ty Trúc Tây Bắc nợ lương hàng trăm lao động vùng cao, trả nhỏ giọt 1%/tháng

Nhóm PV |

Cao Bằng - Không những nợ lương người lao động, Công ty Cổ phần Trúc Tây Bắc còn nợ cả người dân bán nguyên liệu gần 10 tỉ đồng.

Khu công nghiệp trên giấy, người dân ở Đà Nẵng khổ vì không được sửa nhà

Nguyễn Linh |

Khu công nghiệp Hòa Ninh (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) nằm trên địa bàn thôn Trung Nghĩa, thôn Hòa Trung, thôn Một... của xã Hòa Ninh. Tuy nhiên cho đến nay, đã nhiều năm nhưng dự án vẫn chỉ nằm trên giấy, cuộc sống, quyền lợi của người dân cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi dự án treo này.

Thông tin cụ bà ăn xin ở Nam Định có 9 bao tiền là không chính xác

Lương Hà |

Nam Định - Trưa 15.5, trao đổi với PV Báo Lao Động, lãnh đạo UBND xã Xuân Hồng (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) cho biết, thông tin cụ bà đi ăn xin có 9 bao tải tiền lẻ lan truyền trên mạng xã hội là không chính xác.

Chủ tịch xã ở Phú Quốc đầu thú vì liên quan dự án ma lừa đảo

NGUYÊN ANH |

Ngày 15.5, lãnh đạo TP Phú Quốc (Kiên Giang) xác nhận, ông Trần Văn Việt - Bí thư, Chủ tịch UBND xã Cửa Dương đã đến công an địa phương để đầu thú về hành vi nhận hối lộ.

Học sinh lớp 9 chạy nước rút thi vào lớp 10, mỗi ngày chỉ ngủ 4-5 tiếng

Chân Phúc |

Tham gia học từ trường tới trung tâm luyện thi rồi đến các lớp học online và học ở nhà đến 1-2h sáng - nhiều học sinh lớp 9 tại TPHCM gấp rút chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 đang đến gần.

Vinh Quang Việt Nam 2024: Ngọn cờ đầu trong chiến lược ngoại giao văn hóa của Việt Nam

Khánh Minh |

Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO (Bộ Ngoại giao) là đơn vị tham mưu, triển khai quyết liệt, thực chất, hiệu quả “Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030” do Thủ tướng Chính phủ ban hành, phát huy vai trò danh hiệu, di sản vì phát triển bền vững.

Đại biểu Quốc hội kỳ vọng gỡ điểm nghẽn các thiết chế văn hóa, thể thao

Thu Giang |

Nhiều Đại biểu Quốc hội kỳ vọng Hội thảo “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức ngày 12.5 sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao.

Công đoàn Lâm Đồng xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Mai Hương |

Tại Lâm Đồng, phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” được các cấp Công đoàn quan tâm triển khai đạt hiệu quả.