Ngoại giao văn hóa gia tăng "sự nhận diện Việt Nam" trên toàn cầu

Khánh Minh |

Việt Nam sở hữu những tài sản vô giá thuộc “sức mạnh mềm”, hiếm dân tộc nào có được và ngoại giao văn hóa sẽ gia tăng “sự nhận diện Việt Nam” trên phạm vi toàn cầu.

Gia tăng "sức mạnh mềm" quốc gia

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, các nước dù lớn hay nhỏ đều tăng cường công tác ngoại giao văn hóa trong đối ngoại nhằm tạo dựng lòng tin, củng cố ảnh hưởng và gia tăng “sức mạnh mềm” quốc gia.

Với Việt Nam, ngoại giao văn hóa đã được ông cha ta vận dụng linh hoạt, khéo léo trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ và xây dựng đất nước.

Vai trò của ngoại giao văn hóa tiếp tục được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII, cụ thể là “đóng góp thiết thực vào quảng bá mạnh mẽ hình ảnh quốc gia và tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước”.

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc nhấn mạnh, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường; đặc biệt cuộc cách mạng khoa học - công nghệ sẽ tạo ra những tác động mạnh mẽ, nhiều chiều, thì các nước ngày càng coi trọng vai trò của ngoại giao văn hóa trong quảng bá hình ảnh quốc gia, nâng cao vị thế.

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc lấy ví dụ, Mỹ xác định ngoại giao công chúng hay ngoại giao văn hóa ở mức quan trọng thứ ba trong bốn mục tiêu chính của chính sách đối ngoại, góp phần củng cố an ninh quốc gia, tăng cường vai trò lãnh đạo toàn cầu của nước này.

Trung Quốc nỗ lực xây dựng hình ảnh quốc gia đáng tin cậy, coi trọng ngoại giao văn hóa không chỉ trong cạnh tranh tổng thể sức mạnh quốc gia mà còn trong đoàn kết, thúc đẩy tự tôn dân tộc.

Pháp duy trì 140 trung tâm văn hóa trên toàn thế giới. Đức có hệ thống Viện Goethe, Anh có hệ thống Hội đồng Anh. Hàn Quốc nổi tiếng với "làn sóng Hàn" đã tạo nên cả một nền công nghiệp văn hóa, trị giá tới 114 tỉ USD. Indonesia coi trọng ngoại giao văn hóa để thúc đẩy công nghiệp văn hóa cũng như công nghiệp sáng tạo...

Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc. Ảnh: BNG
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Đối với Việt Nam, Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030 đã xác định ngoại giao văn hóa thông qua các công cụ văn hóa trong ngoại giao góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam với cộng đồng quốc tế, tôn vinh trí tuệ, phẩm chất, cốt cách, lý tưởng cao đẹp của người Việt Nam và nâng tầm giá trị văn hóa Việt; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, qua đó khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tăng cường sức mạnh mềm, nâng cao vị thế đất nước.

Việt Nam cũng đang sở hữu những tài sản vô giá thuộc “sức mạnh mềm”, hiếm dân tộc nào có được. Các nước Châu Phi, Mỹ Latin ngưỡng mộ, coi Việt Nam “2 lần Anh hùng” - Anh hùng trong Đấu tranh giải phóng dân tộc và Anh hùng trong Đổi mới và phát triển. Nhiều lãnh đạo quốc tế trong trao đổi với lãnh đạo ta nêu: Việt Nam đang nổi lên như một nhân tố tích cực, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác; Việt Nam chính là câu trả lời cho nhiều vấn đề phức tạp của thế giới hiện nay.

Gia tăng “sự nhận diện Việt Nam” trên phạm vi toàn cầu

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc chỉ ra những giải pháp để ngoại giao văn hoá gia tăng “sự nhận diện Việt Nam” trên phạm vi toàn cầu.

Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu, đổi mới hình thức quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam với thế giới; lồng ghép các hoạt động quảng bá văn hoá với các chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu địa phương… để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, thu hút các nguồn lực bên ngoài, nhất là tri thức, công nghệ và đầu tư, cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, tiếp tục quảng bá các giá trị văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, trong đó chú trọng việc lan tỏa các giá trị, tư tưởng, quan điểm nhân sinh quan, thế giới quan tiến bộ và cao đẹp của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là thông qua hình ảnh, giá trị tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân được UNESCO vinh danh.

Thứ ba, các hoạt động ngoại giao văn hóa phải được triển khai ngày càng sáng tạo, bài bản với sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ, ngành, địa phương, kiều bào ở nước ngoài theo phương châm “lấy địa phương, người dân, doanh nghiệp làm trung tâm”. Trong đó, người Việt Nam ở nước ngoài sẽ là những “Đại sứ văn hoá Việt Nam” trong việc quảng bá văn hoá Việt Nam ở sở tại.

Thứ tư, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngoại giao văn hóa cần tiếp cận nhanh với tri thức mới của nhân loại, tranh thủ tối đa các nguồn lực để phục vụ phát triển bền vững đất nước, đặc biệt là trên các lĩnh vực ưu tiên như phát triển ngành công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo, hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo…

Cần tăng cường kết hợp sức mạnh mềm của văn hóa với chiến lược truyền thông để gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia. Trong đó cần chú ý tận dụng thế mạnh của các sản phẩm kỹ thuật số đi cùng với chiến lược xây dựng hệ thống các sản phẩm ngoại giao văn hóa có chất lượng tốt, đáp ứng đặc điểm và nhu cầu thụ hưởng đa dạng của công chúng quốc tế, đặc biệt là giới trẻ, người dân trong và ngoài nước.

Hội thảo Văn hóa 2022 với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” tại Bắc Ninh, tháng 12.2022. Ảnh: TTXVN
Hội thảo Văn hóa 2022 với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” tại Bắc Ninh, tháng 12.2022. Ảnh: TTXVN

Việt Nam là đất nước có bề dày lịch sử hàng nghìn năm, có truyền thống văn hoá hết sức quý báu. Thứ trưởng Hà Kim Ngọc bày tỏ tin tưởng rằng, với những nhận thức mới về công tác ngoại giao văn hóa từ các hội nghị gần đây như Hội nghị văn hóa toàn quốc, Hội nghị đối ngoại toàn quốc năm 2021 và mới đây là Hội thảo “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” tổ chức tại Bắc Ninh, công tác ngoại giao văn hoá sẽ nhận được sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị, các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, các đoàn thể, địa phương, doanh nghiệp và người dân Việt Nam trong và ngoài nước, qua đó góp phần thiết thực hơn nữa vào công cuộc phát triển đất nước.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Kỷ niệm 35 năm nghị quyết vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại trụ sở UNESCO

Thanh Hà |

Phó Tổng Giám đốc UNESCO Xing Qu khẳng định, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, khoa học, văn hóa có giá trị vượt giới hạn không gian, thời gian, cũng chính là sứ mệnh mà UNESCO đang theo đuổi ngày nay.

Việt Nam trúng cử Ủy ban Công ước UNESCO với số phiếu cao nhất

Song Minh |

Đây là lần thứ 2 Việt Nam đảm nhận trọng trách này tại cơ quan điều hành then chốt về văn hóa của UNESCO.

Ngoại giao văn hóa lan tỏa giá trị và quảng bá sản phẩm Việt Nam

Thanh Hà |

Hội nghị về công tác ngoại giao văn hóa được tổ chức nhằm quán triệt chủ trương đường lối về lĩnh vực đối ngoại, văn hóa và công tác ngoại giao văn hóa của Đảng và Nhà nước; đồng thời phổ biến nội dung Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30.11.2021.

Cựu Tổng thống Nga dự đoán sẽ có liên minh quân sự mới phản đối Mỹ

Song Minh |

Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cảnh báo, khủng hoảng Ukraina có thể dẫn đến việc thành lập một liên minh quân sự mới phản đối Mỹ.

Cây mai vàng 60 năm tuổi, tán rộng hơn 5 mét ở Đồng Nai hút khách tham quan

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Theo ghi nhận của PV báo Lao Động vào ngày 23.1, tức mùng 2 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, rất đông người dân tại Đồng Nai cũng như các tỉnh lân cận đã tập trung đến chơi Tết, chiêm ngưỡng và chụp ảnh chung với cây mai vàng đã gần 60 năm tuổi nổi tiếng khắp cả nước tại đường Ngô Quyền, thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc.

Khách quốc tế trở lại Việt Nam lần thứ 4 để trải nghiệm không khí Tết

Nhóm PV |

Dù chọn đến Việt Nam với những mục đích khác nhau, nhưng du khách quốc tế đều bị thu hút bởi Tết Nguyên đán với những nét văn hóa cổ truyền. Thậm chí có người quyết tâm quay lại Việt Nam lần thứ 4 để tận hưởng trọn vẹn không khí Tết.

Chơi đâu khi du xuân Đà Lạt dịp Tết Quý Mão 2023?

Thuý Ngọc |

Tết đến Xuân về, những địa điểm đẹp du xuân luôn là chủ đề được bàn tán xôn xao. Trải nghiệm du xuân Đà Lạt với không khí trong lành ngày Tết, chắc hẳn sẽ không làm bạn trở nên thất vọng.

Du hành ở xa lộ Hẻo lánh: Cung đường vắng vẻ nhất thế giới

Thanh Hà |

Trải dài 2.700km từ Laverton ở Tây Australia đến Winton ở Queensland xa xôi, Outback Way (hay xa lộ Hẻo lánh) là "lối tắt" tuyệt vời giúp tiết kiệm nhiều tuần di chuyển ở Australia. 

Kỷ niệm 35 năm nghị quyết vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại trụ sở UNESCO

Thanh Hà |

Phó Tổng Giám đốc UNESCO Xing Qu khẳng định, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, khoa học, văn hóa có giá trị vượt giới hạn không gian, thời gian, cũng chính là sứ mệnh mà UNESCO đang theo đuổi ngày nay.

Việt Nam trúng cử Ủy ban Công ước UNESCO với số phiếu cao nhất

Song Minh |

Đây là lần thứ 2 Việt Nam đảm nhận trọng trách này tại cơ quan điều hành then chốt về văn hóa của UNESCO.

Ngoại giao văn hóa lan tỏa giá trị và quảng bá sản phẩm Việt Nam

Thanh Hà |

Hội nghị về công tác ngoại giao văn hóa được tổ chức nhằm quán triệt chủ trương đường lối về lĩnh vực đối ngoại, văn hóa và công tác ngoại giao văn hóa của Đảng và Nhà nước; đồng thời phổ biến nội dung Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30.11.2021.