Đề xuất giảm phạt tù, tăng phạt tiền với cán bộ vi phạm không vụ lợi:

Tránh lợi dụng quy định để làm sai, né việc xử lý hình sự

Vương Trần |

Liên quan tới đề xuất nghiên cứu giảm phạt tù, tăng phạt tiền với cán bộ vi phạm không vụ lợi, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, việc chứng minh yếu tố "không vụ lợi" phải thực sự cẩn trọng, khách quan, tránh việc lợi dụng quy định để làm sai, "né" việc xử lý hình sự".

Đề xuất tăng chế tài phạt tiền, giảm phạt tù với người vi phạm "không vụ lợi"

Mới đây, trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) Lê Minh Trí - cho hay, trong thực tế, cán bộ vi phạm pháp luật, không chỉ là tội phạm tham nhũng mà nhiều trường hợp là tội phạm kinh tế, chức vụ nhưng không có yếu tố vụ lợi.

Vì vậy, chính sách hình sự cần cân nhắc sửa đổi mức hình phạt, mức tính hậu quả thiệt hại hiện nay và tăng chế tài phạt tiền, giảm chế tài phạt tù.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương. Ảnh: Trần Vương
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương. Ảnh: Trần Vương

Liên quan tới vấn đề này, trao đổi với Lao Động, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương - nhìn nhận, trên thực tế có những vụ việc cán bộ vi phạm pháp luật không chỉ là tội phạm tham nhũng mà nhiều trường hợp là tội phạm kinh tế, không có yếu tố vụ lợi cá nhân.

“Về vấn đề này, tôi nhất trí với quan điểm của Viện trưởng Viện KSNDTC” - bà Nga nói.

Theo bà Nga, trên diễn đàn Quốc hội cũng đã nhiều ĐBQH đề nghị không nên hình sự hoá các quan hệ kinh tế.

Phân tích các nguyên nhân, bà Nga cho rằng, việc vi phạm pháp luật không có yếu tố vụ lợi có một phần nguyên nhân từ hệ thống pháp luật của chúng ta vẫn còn thiếu đồng bộ, còn kẽ hở, thậm chí một số luật, bộ luật còn mâu thuẫn (ví dụ Luật đất đai 2013 hiện đang được xem xét sửa đổi cũng có những quy định mâu thuẫn với các luật khác như luật đầu tư, luật đấu thầu…). Một phần nữa do sự am hiểu pháp luật về kinh tế của một số cán bộ còn hạn chế.

Bà Nga cho rằng, trong các vụ án về kinh tế, việc thu hồi tài sản là trọng tâm, cốt lõi. Với những bị can, người vi phạm "ăn năn hối cải", tự nguyện giao nộp lại tài sản, khắc phục hậu quả phần gây thất thoát thì việc xem xét giảm nhẹ hình phạt là cần thiết.

“Tuy nhiên, để chứng minh yếu tố "không vụ lợi" cũng cần thực sự cẩn trọng, khách quan, tránh việc lợi dụng quy định để làm sai, "né" việc xử lý hình sự” - bà Nga nói.

Theo bà Nga, với kiến nghị của Viện trưởng Lê Minh Trí, hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể nên nếu muốn làm thì phải sửa các quy định của pháp luật.

Do đó, các cấp thẩm quyền cần nghiên cứu thật kỹ, để cho ý kiến, sau đó trình Quốc hội xem xét chỉnh sửa pháp luật, song phải tính toán phù hợp vào từng trường hợp vụ án cụ thể chứ không thể đưa tất cả các vụ án như nhau.

Chứng minh yếu tố "không vụ lợi" không dễ

Cùng trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Đinh Xuân Thảo - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp - phân tích, nếu không có yếu tối “vụ lợi” có nghĩa là không có lợi ích vật chất đem lại cho người vi phạm thì việc tăng hình phạt tiền có hợp lý không? Điều này cần phải được nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng.

PGS.TS Đinh Xuân Thảo - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp. Ảnh: Quochoi.vn
PGS.TS Đinh Xuân Thảo - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp. Ảnh: Quochoi.vn

Theo ông Thảo, với những hành vi có thể chứng minh được là không “vụ lợi”, không đưa lại lợi ích cho bản thân nhưng do hiểu biết, vận dụng pháp luật dẫn tới có khuyết điểm, có sai sót gây lãng phí, thất thoát ngân sách thì có thể nghiên cứu điều chỉnh chính sách xử lý hình sự theo hướng trên.

“Trong trường hợp này, nếu người vi phạm có biện pháp khắc phục, trả hoặc nộp tiền cho ngân sách thì có thể nghiên cứu việc giảm trách nhiệm hình sự” - ông Thảo nói.

Tuy nhiên, PGS.TS Đinh Xuân Thảo cho rằng, phải chứng minh được yếu tố “không vụ lợi” trong những trường hợp này. Bởi có những mối liên hệ giữa lãng phí, thất thoát và tham nhũng.

Phải chứng minh được những người vi phạm không có động cơ tham nhũng nhưng do hiểu biết, do sơ suất nên mới có những quyết định, tham mưu không đúng. “Xác định yếu tố có vụ lợi hay không là một vấn đề rất khó” - ông Thảo nói.

Còn đối với tội phạm tham nhũng, ông Thảo cho rằng, không thể nói là “không vụ lợi”. Trường hợp có hành vi tham nhũng thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự để đảm bảo tính nghiêm minh, răn đe và tránh bị dư luận nói là là hòa cả làng”, “hi sinh đời bố, củng cố đời con”.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Cân nhắc giảm phạt tù, tăng phạt tiền với cán bộ vi phạm không vụ lợi

PHẠM ĐÔNG |

Trong thực tế, cán bộ vi phạm pháp luật, không chỉ là tội phạm tham nhũng mà nhiều trường hợp là tội phạm kinh tế, chức vụ nhưng không có yếu tố vụ lợi. Vì vậy, chính sách hình sự cần cân nhắc sửa đổi mức hình phạt, mức tính hậu quả thiệt hại hiện nay và tăng chế tài phạt tiền, giảm chế tài phạt tù.

91 thẩm phán bị kỷ luật, trong đó 6 thẩm phán bị xử lý hình sự

PHẠM ĐÔNG |

Theo tổng kết 10 năm nước ta thu được 40% số tài sản tham nhũng. Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho rằng đây là con số rất đáng ghi nhận của các cơ quan thi hành tố tụng.

Phải xử lý hình sự kẻ tham nhũng, không thể dùng tiền để thoát tù

Lê Thanh Phong |

Gần đây, có quan điểm cho rằng, người phạm tội tham nhũng nếu ăn năn, nộp lại tài sản thì khi xét xử được xem xét giảm hình phạt.

5 lý do khiến Hàn Quốc là điểm đến yêu thích của cả thế giới

Mộc Anh |

Hàn Quốc trở thành điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế nhờ những trải nghiệm độc đáo về văn hóa, ẩm thực, đi lại thuận tiện...

Đức tiết lộ lý do tăng cường viện trợ cho Ukraina

Ngọc Vân |

Lý do Đức tăng cường viện trợ cho Ukraina được nêu rõ trong lá thư của Bộ Tài chính Đức gửi Quốc hội nước này hôm 28.3.

Vụ án thứ 4 liên quan đến ông Nguyễn Đức Chung: Phù phép cây lậu vào Hà Nội

Việt Dũng |

Giai đoạn ông Nguyễn Đức Chung làm chủ tịch thành phố, trong dự án 1 triệu cây xanh, nhiều chủng loại cây được nhập lậu từ Trung Quốc, mua trôi nổi trên thị trường.

Chứng khoán: VN-Index trở lại kênh hồi phục ngắn hạn

Gia Miêu |

Chỉ số VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục trải qua các nhịp rung lắc giằng co trong các phiên kế tiếp, nhằm thiết lập một mặt bằng giá ổn định hơn trước khi quay lại xu hướng hồi phục chủ đạo và hướng lên vùng đích kỳ vọng 1.070 điểm.

Vành đai 2,5 Hà Nội thi công ì ạch, 4 đoạn tuyến chưa được đầu tư

PHẠM ĐÔNG |

Vành đai 2,5 là tuyến giao thông đường bộ quan trọng, phụ trợ tuyến đường Vành đai 2 và Vành đai 3 của Hà Nội. Tuy nhiên, tuyến đường còn 9 đoạn đang trong giai đoạn đầu tư và chờ đầu tư gây chậm tiến độ.

Cân nhắc giảm phạt tù, tăng phạt tiền với cán bộ vi phạm không vụ lợi

PHẠM ĐÔNG |

Trong thực tế, cán bộ vi phạm pháp luật, không chỉ là tội phạm tham nhũng mà nhiều trường hợp là tội phạm kinh tế, chức vụ nhưng không có yếu tố vụ lợi. Vì vậy, chính sách hình sự cần cân nhắc sửa đổi mức hình phạt, mức tính hậu quả thiệt hại hiện nay và tăng chế tài phạt tiền, giảm chế tài phạt tù.

91 thẩm phán bị kỷ luật, trong đó 6 thẩm phán bị xử lý hình sự

PHẠM ĐÔNG |

Theo tổng kết 10 năm nước ta thu được 40% số tài sản tham nhũng. Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho rằng đây là con số rất đáng ghi nhận của các cơ quan thi hành tố tụng.

Phải xử lý hình sự kẻ tham nhũng, không thể dùng tiền để thoát tù

Lê Thanh Phong |

Gần đây, có quan điểm cho rằng, người phạm tội tham nhũng nếu ăn năn, nộp lại tài sản thì khi xét xử được xem xét giảm hình phạt.