KỶ NIỆM 50 NĂM CHIẾN THẮNG KHE SANH (9.7.1968- 9.7.2018)

Tổng Bí thư Lê Duẩn với đồng bào miền núi

LÂM HẠNH - NGUYỄN LOAN |

Mùa xuân năm 1977, trong chuyến về thăm quê hương Quảng Trị, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã vượt qua gần 100km đường 9 đầy đèo dốc, lau sậy để trực tiếp động viên đồng bào Vân kiều, Pa Cô và nhân dân vùng kinh tế mới ở huyện miền núi Hướng Hóa. Chuyến thăm của Tổng Bí thư Lê Duẩn trong những ngày đầu tái thiết quê hương đầy khó khăn và gian khổ cùng với lời căn dặn: “Xây dựng Hướng Hóa thành huyện miền núi kiểu mẫu” cho đến nay vẫn mang tính thời sự.

Ký ức của đồng bào về TBT Lê Duẩn

“Phải thay cũ đổi mới. Phải trồng lúa nước thay cho lúa rẫy. Phải làm vườn, trồng cây, trồng chuối. Có như vậy đời sống nhân dân được nâng lên từng bước. Nhớ nhất là bác Duẩn nói, phải xây dựng huyện Hướng Hóa kiểu mẫu. Kiểu mẫu là từ đời sống kiểu mẫu chứ không phải cái gì khác”.

Đó là những lời mà ông Hồ Thanh Bình ở bản Khe Đá thị trấn Lao Bảo nhớ như in dù nay ông đã bước qua tuổi 75. Vào thời điểm năm 1977, khi TBT Lê Duẩn lên thăm và nói chuyện với đồng bào và cán bộ huyện Hướng Hóa, ông là Chính trị viên huyện đội.

Còn ông Dương Quát - một người dân từ đồng bằng lên xây dựng kinh tế mới ở thôn Lương Lễ, xã Tân Hợp huyện Hướng Hóa - vẫn còn nhớ lời khẳng định của bác Lê Duẩn: “Đất đai ta có, sức lao động ta có. Nhà nước đẩy mạnh các cuộc cải cách rồi nhân dân ta sẽ sung sướng chứ không phải cực khổ u ám như bây giờ”.

Trong ký ức của bà Hồ Thị Hương - nguyên Đại biểu Quốc hội khóa VI, khóa VII - thì những tình cảm mà TBT Lê Duẩn dành cho đồng bào Hướng Hóa rất giản dị, chân thành, chứa chan tình cảm nhưng cũng đặt vào đó niềm kỳ vọng to lớn, sự mong mỏi về tình đoàn kết gắn bó keo sơn giữa đồng bào miền núi và đồng bào miền xuôi lên xây dựng vùng kinh tế mới để xây dựng huyện miền núi kiểu mẫu. Sau chuyến thăm của TBT Lê Duẩn, bà và cán bộ mỗi khi về cơ sở đều truyền đạt đến nhân dân tinh thần này để tiếp thêm sức mạnh niềm tin cho nhân dân.

Ông Lương Hùng Cường - nguyên Trưởng ban Kinh tế mới - định canh định cư huyện Hướng Hóa trong một lần đưa chúng tôi trở lại khu vực thôn Tân Hiệp xã Tân Liên - nơi TBT Lê Duẩn đã nói chuyện với cán bộ và nhân dân trong khu lán trại đơn sơ của trụ sở Ban Kinh tế mới - Định canh định cư huyện Hướng Hóa - lúc bấy giờ đã bồi hồi nhớ lại:

“Lúc ấy, chúng tôi nghe bác nói như thế cũng chưa hình dung được thế nào là kiểu mẫu chỉ xác định quyết tâm làm cái gì cho mới, làm cái gì mà dân không còn bị đói, làm cái gì mà đoàn kết được các dân tộc anh em”.

Theo ông Cường, thời điểm năm 1977, Ban Kinh tế mới gặp rất nhiều khó khăn do một bộ phận người dân kinh tế mới không chịu được cực khổ thiếu thốn bỏ về quê hoặc bỏ đi vào Nam, một bộ phận người dân chạy theo buôn lậu mà bỏ bê sản xuất, làm cho sản xuất đình trệ. Vì vậy, chuyến thăm của TBT Lê Duẩn vào thời điểm đó có ý nghĩa động lực rất to lớn.

Nghị quyết về “Chăm lo cho dân từng bữa ăn”

Xây dựng Hướng Hóa thành một huyện miền núi kiểu mẫu, lời căn dặn của TBT Lê Duẩn đã trở thành mục tiêu để Đảng bộ và nhân Hướng Hóa ra sức phấn đấu. Điều này được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI, năm 1976 khi hai huyện Nam - Bắc Hướng Hóa thống nhất thành một huyện.

Trong bối cảnh thiếu lương thực trầm trọng, tập quán của đồng bào là di canh di cư, phát đốt cốt trỉa, Đại hội VI của Đảng bộ huyện Hướng Hóa lúc bấy giờ đã đột phá với ba mục tiêu đó là tập trung giải quyết lương thực, cải thiện cơ cấu bữa ăn cho nhân dân; hoàn thành định canh, định cư.

Tiếp sau Đại hội VI, các kỳ Đại hội sau đó đều tiếp tục đề ra các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và nhấn mạnh cần phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, đoàn kết chiến đấu và sản xuất, nắm vững và khai thác tốt nhất các thế mạnh của địa bàn miền núi, đề cao ý chí tự lực, tự cường để xây dựng quê hương từ thế mạnh về lao động, tài nguyên và đất rừng.

Thực hiện Nghị quyết của các kỳ đại hội, Đảng bộ và nhân dân Hướng Hóa đã nỗ lực phấn đấu và đạt được những thành tựu quan trọng. Thắng lợi có ý nghĩa trên mặt trận sản xuất nông nghiệp thời kỳ 1977-1986 là từng bước thay đổi tập quán sản xuất phát, đốt, cốt trỉa với công cụ thô sơ như xà, rem, gậy chọc… bằng cách đẩy mạnh khai hoang ruộng nước, dùng trâu, bò cày, kéo, dùng cuốc, chuyển sang cấy và gặt.

Việc thay đổi tập quán sản xuất mặc dù chỉ mới bước đầu, chưa rộng rãi, nhưng đó chính là cuộc cách mạng lớn của các dân tộc, cuộc cách mạng của thay cũ đổi mới. Hướng đi đúng đắn đó đã đưa diện tích ruộng nước tăng lên 615ha vào năm 1985. Để phục vụ cho cây lúa và cây càphê, nhân dân Hướng Hóa đã vận dụng tối đa nguồn nước sẵn có từ khe suối để làm các công trình thủy lợi vừa và nhỏ.

Có thủy lợi, năng suất lúa năm 1985 tăng gấp 3,7 lần so với năm 1975. Nhờ vậy đã giải quyết được nhu cầu lương thực, không còn nạn đói hoành hành. Điều này đã góp phần quan trọng từng bước ổn định cuộc sống định canh, định cư của đồng bào. Và quan trọng hơn là có lương thực rồi sẽ làm được rất nhiều việc khác như TBT Lê Duẩn từng nói.

Ngay từ giai đoạn đầu đầy khó khăn này, đã có những chuyển biến mạnh mẽ của Đảng bộ và nhân dân Hướng Hóa. Đó chính là việc xác định rõ thế mạnh của từng tiểu vùng gắn với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, phá thế độc canh trong nông nghiệp, hình thành những vùng chuyên canh trồng cây công nghiệp.

Ngay từ những năm 1980, huyện Hướng Hóa bắt đầu xác định cây càphê là cây kinh tế chủ lực của huyện. Bốn năm sau đó, năm 1984, cây càphê đã được tăng diện tích lên 14 lần. Có thể nói, những thành tựu có tính chất đột phá này là nền tảng vững chắc cho sự phát triển lên đến hơn 5.000ha càphê và nhiều loại cây công nghiệp dài ngày khác như hồ tiêu, caosu của Hướng Hóa hôm nay.

Bà Hồ Thị Lệ Hà - Bí thư Huyện ủy Hướng Hóa - cho biết: “Hơn 40 năm qua, lời căn dặn của đồng chí TBT Lê Duẩn luôn là mục tiêu, động lực tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hướng Hoá đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện qua các thời kỳ đã đề ra”.

Kiểu mẫu trên Hành lang kinh tế Đông - Tây

Ngược lên Quốc lộ 9 hôm nay sẽ thấy vùng đất Khe Sanh - nơi từng là chiến trường ác liệt trong kháng chiến chống Mỹ - giờ đây là những xóm làng khang trang, những vườn càphê trĩu hạt, những rừng chuối có giá trị kinh tế cao. Hạt càphê Khe Sanh đã vươn ra thị trường thế giới đến với các nước Châu Âu xa xôi. Sản phẩm chuối của Hướng Hóa cũng theo đường xuyên Á để xuất sang Trung Quốc, Thái Lan...

Cùng với đổi mới phương thức canh tác, luồng gió năng động của nền kinh tế thị trường đã đưa Hướng Hóa thoát khỏi nền kinh tế tự cung, tự cấp để cán đích thu nhập đầu người đạt trên 32 triệu đồng mỗi năm. Tỉ lệ hộ nghèo theo đó cũng đã giảm rõ rệt. 40 năm trước, gần như 100% hộ nghèo nay đã giảm xuống còn chỉ khoảng 30% và còn tiếp tục giảm mỗi năm 3%.

Nơi xưa kia là ngàn lau cỏ dại bây giờ là nhà máy, công trình mang dáng dấp của một đô thị trong tầm tay. Từ những năm mới lên vùng đất mới, triền miên người dân Hướng Hóa phải ăn sắn thay cơm. Củ sắn đã trở thành nỗi kinh hoàng của người dân nơi đây và không ai lúc ấy đủ lãng mạn để mơ về một Nhà máy chế biến sắn thành tinh bột để đổi lấy ngoại tệ về cho đồng bào như hôm nay.

Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa đã hiện thực giấc mơ ấy khi hàng nghìn hécta vùng đất đồi núi được bà con nhân dân trồng cây sắn không phải để ăn thay cơm mà là để bán thu ngoại tệ, để có thể làm giàu. Ông Pả Rai - bản 2 xã Thuận, huyện Hướng Hóa nói: “Trước đây trồng sắn chỉ ăn sắn. Bây giờ trồng sắn nhưng ăn cơm, xây được nhà, mua được xe máy… Xóa được đói, giảm được nghèo”.

Giáo dục của huyện miền núi Hướng Hóa hôm nay không phải là mục tiêu xóa mù chữ như trước đây mà với mục tiêu cao hơn, đó là mọi học sinh dù là người Kinh hay Vân kiều, Pa Cô đều có quyền ước mơ vào giảng đường đại học và cả sau đại học. Điều này chỉ có thể thực hiện khi mà bài toán về lương thực được giải, cái đói cái nghèo được xóa bỏ tận từng buôn làng. Thạc sĩ Hồ Thị Minh là một trong hai nữ thạc sĩ dân tộc ít người đầu tiên của huyện Hướng Hóa, hiện là Đại biểu Quốc hội khóa XIV, đã khẳng định như vậy.

Huyện miền núi kiểu mẫu mà TBT Lê Duẩn hằng mong muốn đối với Hướng Hóa đã trở thành hiện thực. Và bức tranh về tương lai của một huyện miền núi kiểu mẫu trên Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) đã được nhìn thấy với tất cả niềm tin, khát vọng khai mở, làm bật dậy tiềm năng, lợi thế nơi vùng đất này của không chỉ những người dân Hướng Hóa mà còn của những người đang chọn Hướng Hóa để đầu tư, để khởi nghiệp hôm nay.

LÂM HẠNH - NGUYỄN LOAN
TIN LIÊN QUAN

Khe Sanh - nửa thế kỷ hòa bình

PHẠM XUÂN DŨNG |

Vậy là cuộc thi bút ký, phóng sự do Báo Lao Động phối hợp với UBND huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Khe Sanh 9.7.1968 - 9.7.2018 vừa mới khép lại và tập sách “Khe Sanh - Nửa thế kỷ hòa bình” ghi nhận thành quả đã kịp ra đời với 50 tác phẩm báo chí chọn lọc.

Cô gái Pa Cô đi tải đạn

QUANG ĐẠI - CÔNG SANG |

Lục lọi mãi, mẹ Hồ Kăn Choong (khóm 6, thị trấn Khe Sanh, Hướng Hóa, Quảng Trị) mới tìm ra được kỷ vật từ chiến trường Khe Sanh. Mẹ xòe ra 10 chiếc kim bằng bạc, dài ngắn khác nhau, cười hiền: “Đây là y cụ mẹ đã giúp rất nhiều đồng đội thoát lưỡi hãi tử thần trong chiến tranh”.

Truyền thống anh hùng và tiếng còi tàu rộn rã

DƯƠNG ÁNH HỒNG |

Ngược dòng chảy của thời gian, lật mở từng trang lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hướng Hóa mới thấy sự kiên cường, anh dũng trong đấu tranh, cần cù trong lao động sản xuất mà cha ông để lại như những viên ngọc lấp lánh tỏa sáng với giá trị to lớn cho nhiều thế hệ nối tiếp nhau.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Khe Sanh - nửa thế kỷ hòa bình

PHẠM XUÂN DŨNG |

Vậy là cuộc thi bút ký, phóng sự do Báo Lao Động phối hợp với UBND huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Khe Sanh 9.7.1968 - 9.7.2018 vừa mới khép lại và tập sách “Khe Sanh - Nửa thế kỷ hòa bình” ghi nhận thành quả đã kịp ra đời với 50 tác phẩm báo chí chọn lọc.

Cô gái Pa Cô đi tải đạn

QUANG ĐẠI - CÔNG SANG |

Lục lọi mãi, mẹ Hồ Kăn Choong (khóm 6, thị trấn Khe Sanh, Hướng Hóa, Quảng Trị) mới tìm ra được kỷ vật từ chiến trường Khe Sanh. Mẹ xòe ra 10 chiếc kim bằng bạc, dài ngắn khác nhau, cười hiền: “Đây là y cụ mẹ đã giúp rất nhiều đồng đội thoát lưỡi hãi tử thần trong chiến tranh”.

Truyền thống anh hùng và tiếng còi tàu rộn rã

DƯƠNG ÁNH HỒNG |

Ngược dòng chảy của thời gian, lật mở từng trang lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hướng Hóa mới thấy sự kiên cường, anh dũng trong đấu tranh, cần cù trong lao động sản xuất mà cha ông để lại như những viên ngọc lấp lánh tỏa sáng với giá trị to lớn cho nhiều thế hệ nối tiếp nhau.