BÁO LAO ĐỘNG TRAO GIẢI CUỘC THI BÚT KÝ - PHÓNG SỰ VỀ 50 NĂM CHIẾN THẮNG KHE SANH:

Khe Sanh - nửa thế kỷ hòa bình

PHẠM XUÂN DŨNG |

Vậy là cuộc thi bút ký, phóng sự do Báo Lao Động phối hợp với UBND huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Khe Sanh 9.7.1968 - 9.7.2018 vừa mới khép lại và tập sách “Khe Sanh - Nửa thế kỷ hòa bình” ghi nhận thành quả đã kịp ra đời với 50 tác phẩm báo chí chọn lọc.

Một cuộc thi báo chí từ sáng kiến của Báo Lao Động với thời gian không thật dài, với một địa danh hành chính chỉ ngang cấp xã, vậy mà thu hút nhiều tác giả chuyên và không chuyên trong cả nước từ Hà Nội cho đến Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên chưa kể đến miền Trung, nhất là Quảng Trị với đội ngũ tham gia hùng hậu.

Từ các nhà văn quen biết như: Thái Bá Lợi, Hồ Sĩ Bình cho đến các nhà báo như: Trần Đức Chính, Đỗ Doãn Hoàng, Trần Đăng... Lực lượng báo chí, văn nghệ tại chỗ cũng rất nhiệt tình hưởng ứng với những cái tên như: Đào Tâm Thanh, Đăng Mậu, Đình Giáo, Lâm Hạnh, Nguyễn Loan, Phạm Xuân Dũng, Hồ Thanh Thoan, Đức Nghĩa, Công Sang, Bích Liên, Khánh Hưng, Hoàng Công Danh, Hoàng Hải Lâm, Yên Mã Sơn...

Một điều đặc biệt đáng nói là cuộc thi đã thu hút cả những người làm các nghề khác, thậm chí còn giữ cương vị quản lý như: Kỹ sư Phan Văn Vĩnh - Phó Giám đốc Công ty điện lực Quảng Trị - đã thể hiện tiếng nói người trong cuộc khi khẳng định công việc của ngành điện phấn đấu vì yếu tố quan trọng hàng đầu trong công thức đắc địa cho miền núi: Điện, đường, trường, trạm bằng bài viết khá cụ thể, chân thực “Sắc áo cam làm nên nguồn sáng cho đất bazan”.

Nữ bác sĩ Hàn Thị Lê Vân tự sự đời mình bằng “Nữ bác sĩ bén duyên với thôn bản”; Cô giáo Thủy Lâm kể chuyện một nhân tài địa phương với sự học mà thành “Người mang “thương hiệu Khe Sanh” ra thế giới”; Cán bộ huyện như Dương Ánh Hồng ôn cố tri tân trong tâm tình “Truyền thống anh hùng và tiếng còi tàu rộn rã”; Cử nhân kinh tế Yên Mã Sơn thì có loạt bài dài hơi như muốn tóm lược một phần biên niên sử Khe Sanh - Hướng Hóa và dự phóng tương lai bằng ký sự 3 kỳ mang tên “Lao Bảo - thành phố của một nửa dòng Sê Pôn”.

Chiến sự Khe Sanh từ nửa thế kỷ trước bỗng như hiện về qua trang viết của sĩ quan quân đội Bùi Minh Tuệ với nhan đề khá ấn tượng: “Cuộc đối thoại thú vị của hai vị tướng ở hai chiến tuyến”. Tác phẩm qua lời kể của tướng Nguyễn Đức Huy đã phần nào “giải mật về những cỗ xe tăng” trả lời câu hỏi về sự có mặt bất ngờ của binh chủng này trong chiến dịch lịch sử, một câu hỏi làm đau đầu cả một đại tướng Mỹ sau mấy chục năm trời khi ông ta có dịp quay lại Việt Nam.

Góp phần làm nên những kỳ công trong một chiến dịch được ví với Điện Biên Phủ năm xưa làm ta không thể nào quên những chiến sĩ, đồng bào can trường, quả cảm để đồng điệu với tác giả Nguyễn Ngọc Diễm khi nhớ “Về một người anh hùng của trận đánh Khe Sanh” - cựu chiến binh Nguyễn Văn Nhương.

Những người như ông, rất nhiều người như ông đã làm nên lịch sử đất nước một thời khói lửa. Rồi “Ký ức Khe Sanh” của nhà báo kỳ cựu Trần Đức Chính nhớ lại một thời đạn bom ông đi từ Hà Nội vào Quảng Trị bằng... xe đạp: “Cách đây 50 năm có lẽ, tôi là phóng viên đầu tiên của báo Lao Động đạp xe từ Hà Nội vào Vĩ tuyến 17...”.

“Cây” phóng sự Đỗ Doãn Hoàng thì tìm cho được “Người giữ linh hồn cho chiến thắng Khe Sanh” - thương binh Nguyễn Văn Hợi. Ký ức cuộc chiến dù qua nửa thế kỷ vẫn được người cựu chiến binh đem hết tâm lực kiếm tìm, góp nhặt, nâng niu dù vết thương chiến tranh vẫn hiện hữu trong người ông qua gần hết cuộc đời.

“Cuối tháng sáu, đầu tháng bảy này tôi làm trưởng đoàn cùng anh em hành hương vào chiến trường xưa, cái đầu gối vẫn đang phải nẹp, đi lại cũng khó khăn nhưng nhất định tôi phải lên điểm cao 689 để báo công và tri ân đồng đội”. Nét mặt ông giãn ra, nụ cười đã không còn phiền muộn”.

Nhưng viết về Khe Sanh không chỉ là viết về chiến tranh, dù đó là một phần máu thịt cốt lõi của lịch sử hôm qua. Khi chinh chiến đã lùi xa thì việc khép lại quá khứ hướng đến tương lai là vô cùng cần thiết. Cuộc gặp giữa những người con của các cựu binh Việt và Mỹ diễn ra ở Quảng Trị chính là một thông điệp nhân văn và sinh động cho việc bắc thêm một nhịp cầu hữu nghị, hòa bình mà tác giả Đình Giáo đã khéo chọn tên bài “Những cái bắt tay từ 2 nửa bán cầu”.

Và một Khe Sanh - Hướng Hóa - Quảng Trị đã không cam chịu đói nghèo, lạc hậu mà đồng lòng đi lên trong khí thế đổi mới và kiến tạo.

Chỉ cần đọc tên các bài báo cũng đã thấy khá rõ hiện thực này: “Tổng bí thư Lê Duẩn với đồng bào miền núi”(Lâm Hanh - Nguyễn Loan), “Xanh” trên vùng đất chết” (Trần Lưu), “Lao Bảo nhớ khổ, thương nghèo” (Hoàng Văn Minh), “4.0 ở vùng biên ải” (Trần Đăng), “Tiền ra ngoài rẫy tiền mang tiền về” (Đào Tâm Thanh), “365 ngày đếm tiền nơi cửa gió” (Lâm Hưng Thơ), “Khe Sanh yêu kiều” (Lâm Chí Công)... và còn nhiều nữa không dễ gì kể hết trong một bài viết ngắn.

Nói như ông Đặng Trọng Vân - Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) - khi trả lời phỏng vấn một cách tự tin khi khẳng định về vùng đất Hướng Hóa, rằng: “Đã thấy bóng dáng của một “huyện miền núi kiểu mẫu”.

Và như thế thì tập sách này đã góp phần xứng đáng đem “thương hiệu” Khe Sanh - Hướng Hóa lan tỏa rộng dài không chỉ gói gọn trong miền quê này mà còn ra ngoài đất trời Quảng Trị.

PHẠM XUÂN DŨNG
TIN LIÊN QUAN

Cô gái Pa Cô đi tải đạn

QUANG ĐẠI - CÔNG SANG |

Lục lọi mãi, mẹ Hồ Kăn Choong (khóm 6, thị trấn Khe Sanh, Hướng Hóa, Quảng Trị) mới tìm ra được kỷ vật từ chiến trường Khe Sanh. Mẹ xòe ra 10 chiếc kim bằng bạc, dài ngắn khác nhau, cười hiền: “Đây là y cụ mẹ đã giúp rất nhiều đồng đội thoát lưỡi hãi tử thần trong chiến tranh”.

11 tác phẩm đoạt giải cuộc thi viết về 50 năm Chiến thắng Khe Sanh

VP BTB |

Ngày 4.7, Ban tổ chức cuộc thi “Bút ký, phóng sự về 50 năm Chiến thắng Khe Sanh” cho biết, hội đồng giám khảo cuộc thi đã thống nhất lựa chọn 11 tác phẩm đoạt giải, và sẽ tổ chức trao giải vào ngày 7.7.

Trở lại “chảo lửa” Lóng Luông

DUNG HÀ - CƯỜNG NGÔ |

Ngày 1.7, các lực lượng chức năng tỉnh Sơn La đã tiến hành san gạt, dọn dẹp sào huyệt ma túy của Nguyễn Thanh Tuân ở bản Tà Dê, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ. Toàn bộ đường hầm, boongke, nhà kiên cố của trùm ma túy Nguyễn Thanh Tuân đã bị san phẳng.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Cô gái Pa Cô đi tải đạn

QUANG ĐẠI - CÔNG SANG |

Lục lọi mãi, mẹ Hồ Kăn Choong (khóm 6, thị trấn Khe Sanh, Hướng Hóa, Quảng Trị) mới tìm ra được kỷ vật từ chiến trường Khe Sanh. Mẹ xòe ra 10 chiếc kim bằng bạc, dài ngắn khác nhau, cười hiền: “Đây là y cụ mẹ đã giúp rất nhiều đồng đội thoát lưỡi hãi tử thần trong chiến tranh”.

11 tác phẩm đoạt giải cuộc thi viết về 50 năm Chiến thắng Khe Sanh

VP BTB |

Ngày 4.7, Ban tổ chức cuộc thi “Bút ký, phóng sự về 50 năm Chiến thắng Khe Sanh” cho biết, hội đồng giám khảo cuộc thi đã thống nhất lựa chọn 11 tác phẩm đoạt giải, và sẽ tổ chức trao giải vào ngày 7.7.

Trở lại “chảo lửa” Lóng Luông

DUNG HÀ - CƯỜNG NGÔ |

Ngày 1.7, các lực lượng chức năng tỉnh Sơn La đã tiến hành san gạt, dọn dẹp sào huyệt ma túy của Nguyễn Thanh Tuân ở bản Tà Dê, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ. Toàn bộ đường hầm, boongke, nhà kiên cố của trùm ma túy Nguyễn Thanh Tuân đã bị san phẳng.