BÚT KÝ- PHÓNG SỰ DỰ THI VỀ 50 NĂM CHIẾN THẮNG KHE SANH:

Truyền thống anh hùng và tiếng còi tàu rộn rã

DƯƠNG ÁNH HỒNG |

Ngược dòng chảy của thời gian, lật mở từng trang lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hướng Hóa mới thấy sự kiên cường, anh dũng trong đấu tranh, cần cù trong lao động sản xuất mà cha ông để lại như những viên ngọc lấp lánh tỏa sáng với giá trị to lớn cho nhiều thế hệ nối tiếp nhau.

Hội thề “Cách mạng không bao giờ bỏ dân”

Là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Quảng Trị, nơi có vị trí chiến lược quan trọng, mà ở đây còn có tiềm năng hào khí của đồng bào Vân Kiều, Pa Cô mang họ Hồ của Bác, rất kiên cường, bất khuất, luôn đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm suốt quá trình mở đất và giữ đất. Nhân dân đã không tiếc máu xương, công sức trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tạo nên truyền thống yêu nước, yêu lao động, yêu giống nòi.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hướng Hóa đã trở thành huyện hành lang chiến lược của cả nước - nối liền hậu phương với tiền tuyến lớn anh hùng, là một trong các địa bàn của nơi đụng đầu lịch sử giữa hai thế lực cách mạng và phản cách mạng.

Ban Thường vụ Huyện ủy Hướng Hóa khi đó đã họp nhiều phiên mở rộng, trong đó có “Hội thề” của đồng bào Pa Cô, Vân Kiều, Ba Hy, cùng đồng bào Kinh với sự tham gia của 500 đại biểu nhân dân các dân tộc. Trong buổi lễ, cán bộ đứng lên thề trước dân “Cách mạng không bao giờ bỏ dân”. Đại biểu nhân dân lần lượt đứng lên thề “Cùng nhau đoàn kết một lòng theo Đảng và Bác Hồ, kiên quyết đấu tranh chống Mỹ, thực hiện thống nhất đất nước”.

Cán bộ, đảng viên đi sâu cùng ăn, cùng ở với đồng bào, vận động đồng bào các dân tộc đẩy mạnh sản xuất, trồng sắn, trỉa lúa Ba trăng, làm chòi bí mật cất giấu lương thực, của cải, hạt giống...; ra sức vận động những người bị địch tập trung vào các “Ấp chiến lược” đấu tranh trở về bản cũ làm ăn sinh sống. Trong khu căn cứ, Huyện uỷ phát động nhân dân đào công sự, hầm trú ẩn trong nhà và dọc các trục đường, bố trí đánh trực thăng và bộ binh địch đi càn quét, tổ chức dân quân tự vệ canh gác bản làng, giữ gìn an ninh trật tự xã hội.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ miền Tây mà trực tiếp là Huyện uỷ hai huyện nam, bắc Hướng Hoá, nhân dân các dân tộc đã khắc phục mọi khó khăn, đói khát, thi đua đẩy mạnh sản xuất, xây dựng lực lượng, sẵn sàng đóng góp sức người, sức của, phục vụ chiến dịch giải phóng quê hương.

Tượng đài chiến thắng Khe Sanh. Ảnh: KH.
Tượng đài chiến thắng Khe Sanh. Ảnh: KH.

Sau 170 ngày đêm chiến đấu anh dũng, ngày 9.7.1968, Khe Sanh - Hướng Hoá, huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Trị và đầu tiên của miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Thất bại thảm hại của Mỹ tại mặt trận Khe Sanh được Hãng tin Reuters (Anh) viết: “Khe Sanh đã được ghi vào lịch sử như là một nơi phải trả giá đắt nhất bằng máu”.

Nhận được tin quân và dân ta chiến thắng tại Khe Sanh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện khen ngợi (ngày 13.7.1968): “... Cuộc thắng lợi của ta ở Khe Sanh tỏ rõ mưu lược và sức mạnh vô địch của quân, dân và cán bộ ta, nó góp phần xứng đáng vào thắng lợi to lớn của miền Nam từ đầu xuân đến nay. Cùng với những thắng lợi của ta ở các chiến trường khác, nó mở đường cho những thắng lợi to lớn hơn nữa...”. Bác nhiệt liệt khen ngợi đồng bào, chiến sĩ và cán bộ toàn miền Nam, đặc biệt là đồng bào, chiến sĩ và cán bộ mặt trận Khe Sanh.

Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới

Bước ra khỏi chiến tranh trong cảnh hoang tàn đổ nát, ruộng vườn đầy hố bom, đạn pháo, cơ sở vật chất nghèo nàn, cơ sở hạ tầng thấp kém, đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn, bệnh tật, đói, nghèo thường xuyên hoành hành, tỷ lệ nhân dân còn mù chữ khá cao; nhưng bằng sự nỗ lực phấn đấu, phát huy sức mạnh nội lực, huy động, tranh thủ sức mạnh ngoại lực, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Hướng Hoá đã đạt được những thành tựu đáng tự hào; đã không ngừng phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Nền kinh tế tăng trưởng khá qua từng năm, đời sống của nhân dân ngày càng chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn mới miền núi được khởi sắc.

Đảng bộ huyện luôn xác định nhiệm vụ xây dựng Đảng là then chốt, do đó công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân được coi trọng và tiến hành thường xuyên tạo sự ổn định vững chắc về chính trị. Thực hiện Chỉ thị 06, Chỉ thị 03 và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” huyện Hướng Hóa đã đạt nhiều kết quả tích cực. Toàn huyện đã có hàng chục hộ gia đình và cá nhân hiến gần 90.000 m2 đất vườn nhà, đất sản xuất để xây dựng các công trình công cộng.

Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ được quan tâm để từng bước chuẩn hoá về trình độ theo yêu cầu. Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng có nề nếp, góp phần giữ gìn kỷ luật đảng, xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh. Công tác dân vận thường xuyên bám sát cơ sở, kịp thời tháo gỡ vướng mắc tại cơ sở, nhất là vấn đề về tranh chấp đất đai và tôn giáo. UBMTTQ Việt Nam huyện và các đoàn thể nhân dân các cấp ngày càng phát huy tốt vai trò của mình. Hiệu lực, hiệu quả và kinh nghiệm điều hành, chỉ đạo của các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở được nâng cao.

Với những kết quả đạt được, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hướng Hoá đã được nhà nước tặng thưởng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng Khe Sanh - Giải phóng Hướng Hoá.

Những gì nhân dân Hướng Hoá làm được cho đến hôm nay là đáng trân trọng và khích lệ. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hướng Hoá ghi lòng, tạc dạ nhớ đến công lao to lớn của Đảng, Bác Hồ kính yêu và các anh hùng liệt sĩ - những người con ưu tú ở khắp mọi miền của tổ quốc đã vĩnh viễn nằm lại nơi đây để mảnh đất Hướng Hoá mãi mãi xanh tươi. Nhân dân Hướng Hóa luôn nhắc đến những chiến sĩ dũng cảm kiên cường và mưu trí đã từng làm cho quân thù khiếp sợ.

Tiêu biểu là đồng chí Lâm Pàng - đảng viên, cán bộ giao liên đường dây Thống Nhất, trên đường đi công tác bị địch bắt. Chúng tra tấn bằng cách đặt anh lên một dàn làm bằng que sắt, rồi đốt cho đến lúc thịt da anh bị chảy mỡ, nhưng anh kiên quyết không khai báo, không để lộ đường dây và các trạm giao liên của ta.

Cũng phải nhắc đến người con gái Vân Kiều Hướng Hóa được Bác Hồ đặt tên như mẹ Pỉ Gia Giắc được đặt tên là Hồ Thị Đá (ý chí cách mạng của mẹ cứng như đá). Ngày nay điển hình như: Chị  Hồ Thị Vôi (Kăn Linh) xã A Túc hiến trên 13.000m2 đất tại trung tâm xã với trị giá hàng trăm triệu đồng để xây dựng Trung tâm học tập cộng đồng thôn Tăng Cô và Trường tiểu học A Túc và nuôi dạy 8 cháu trẻ mồ côi không nơi nương tựa cho đến khi trưởng thành….

Bản làng đồng bào thiểu số khởi sắc. Ảnh: Hồ Cầu.
Bản làng đồng bào thiểu số khởi sắc. Ảnh: Hồ Cầu.

Tiếng còi tàu rộn rã…

Bên cạnh những thành quả đạt được, Hướng Hoá vẫn còn nhiều khó khăn, nền kinh tế có bước tăng trưởng nhưng còn thiếu bền vững, một số mặt hàng nông sản chủ lực của huyện còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài nên giá cả không ổn định. Trình độ dân trí có sự chênh lệch giữa các vùng, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng với tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế.

Tình hình đó đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hướng Hoá phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, năng động, sáng tạo tiếp cận ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, quản lý để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế.

Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân; huy động mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế của huyện nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch theo cơ cấu thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nông - lâm nghiệp.

Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Phát triển kinh tế gắn với văn hoá - xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường. Đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, kiềm chế và đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội. Đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh,  đối ngoại, giữ vững ổn định chính trị.

“Âm vang Hướng Hóa truyền thống anh hùng” đã, đang và sẽ là nguồn động lực to lớn, cổ vũ các thế hệ đồng bào các dân tộc Hướng Hóa tiếp theo viết nên khúc khải hoàn ca trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, ghi vào lịch sử dân tộc những trang sử mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế; là tiếng còi tàu rộn rã đưa con tàu xây dựng quê hương Hướng Hóa giàu đẹp, văn minh trở thành “huyện miền núi kiểu mẫu” như lời của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã dặn, và trong tương lai là một thành phố động lực của đầu cầu Xuyên Á trên Hành lang kinh tế Đông - Tây.

 
 
DƯƠNG ÁNH HỒNG
TIN LIÊN QUAN

Hướng Hóa, cuộc đổi đời dù đá nát vàng phai

HOÀNG CÔNG DANH |

Ở bất cứ đâu trên mảnh đất Hướng Hóa cũng có thể nhìn thấy núi, núi ở tầm xa, và núi ngay ở trước mặt. Thì như cái ụ đất chỗ nhà Nguyên tôi vẫn gọi là núi, một hòn núi ở trên một dãy núi đã bị ý chí con người san phẳng.

Máu đỏ và rừng xanh

HOÀNG HẢI LÂM |

3 ngày liên tiếp, mưa rơi trên đỉnh Sa Mù. Địa điểm km37+7 đặc sương, đặc gió, đặc mây. Trụ sở Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) lấp ló trong sương. Tầm 20 mét đã không thấy mặt người. Mọi người nhận diện bằng tiếng nói, chúng tôi thì mịt mù trong khu rừng ủ sương, cứ âm âm u u cả một mảng, đôi lúc rợn người khi đi qua một đoạn dốc. Nhìn xuống dưới thung sâu cứ nghĩ mình rớt trong tưởng tượng.

Người đem càphê Khe Sanh đến trời Tây

QUANG HIỂN |

Nhấp một ngụm càphê, anh có thể nói được đó là càphê giống gì, trồng ở đâu, có pha chế hay không, rang, xay đã đúng độ chưa, thu hái đã chín chưa... Anh có thể nói say sưa cả ngày về càphê mà không sợ cạn “vốn” kiến thức. Người hiểu, và “say” càphê đến độ ấy là Trần Quang Hải, Giám đốc Công ty TNHH Đại Lộc (thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị).

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Hướng Hóa, cuộc đổi đời dù đá nát vàng phai

HOÀNG CÔNG DANH |

Ở bất cứ đâu trên mảnh đất Hướng Hóa cũng có thể nhìn thấy núi, núi ở tầm xa, và núi ngay ở trước mặt. Thì như cái ụ đất chỗ nhà Nguyên tôi vẫn gọi là núi, một hòn núi ở trên một dãy núi đã bị ý chí con người san phẳng.

Máu đỏ và rừng xanh

HOÀNG HẢI LÂM |

3 ngày liên tiếp, mưa rơi trên đỉnh Sa Mù. Địa điểm km37+7 đặc sương, đặc gió, đặc mây. Trụ sở Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) lấp ló trong sương. Tầm 20 mét đã không thấy mặt người. Mọi người nhận diện bằng tiếng nói, chúng tôi thì mịt mù trong khu rừng ủ sương, cứ âm âm u u cả một mảng, đôi lúc rợn người khi đi qua một đoạn dốc. Nhìn xuống dưới thung sâu cứ nghĩ mình rớt trong tưởng tượng.

Người đem càphê Khe Sanh đến trời Tây

QUANG HIỂN |

Nhấp một ngụm càphê, anh có thể nói được đó là càphê giống gì, trồng ở đâu, có pha chế hay không, rang, xay đã đúng độ chưa, thu hái đã chín chưa... Anh có thể nói say sưa cả ngày về càphê mà không sợ cạn “vốn” kiến thức. Người hiểu, và “say” càphê đến độ ấy là Trần Quang Hải, Giám đốc Công ty TNHH Đại Lộc (thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị).