Tiếp tục xin ý kiến việc cơ quan thanh tra được trích một phần tiền thu hồi qua thanh tra

PHẠM ĐÔNG |

Tiếp tục phiên họp thứ 25, sáng 24.8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.

Trình bày dự thảo nghị quyết, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, việc trích một phần từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra thực nộp vào ngân sách nhà nước đã được ban hành và thực hiện từ năm 2006.

Việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí trích từ khoản thu hồi nộp ngân sách nhà nước đã được các cơ quan thanh tra triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật, hàng năm, đều lập dự toán, thanh toán, quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, có sự giám sát, kiểm tra, kiểm toán của cơ quan tài chính và Kiểm toán Nhà nước.

Nguồn kinh phí trích cho cơ quan thanh tra đã có tác dụng bù đắp được sự thiếu hụt của nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các cơ quan thanh tra tính theo định mức biên chế.

Bởi các cơ quan thanh tra là một trong 9 cơ quan trong khối nội chính nên hoạt động có tính đặc thù, phức tạp, nhất là sự đấu tranh quyết liệt trong công tác thanh tra, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo để chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước, giữ gìn kỷ cương phép nước...

Do đó, việc ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để thực hiện Khoản 3 Điều 112 Luật Thanh tra 2022 bảo đảm đầy đủ cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn, đáp ứng yêu cầu hoạt động của các cơ quan thanh tra.

Về mức trích, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho giữ nguyên như phương án Chính phủ trình tại Tờ trình số 351/TTr-CP ngày 21.7.2023.

Cụ thể, Thanh tra Chính phủ được trích 30% trên tổng số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 100 tỉ đồng/năm; được trích thêm 20% trên tổng số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 100-200 tỉ đồng/năm…

Theo Tổng Thanh tra Chính phủ, việc đề xuất tăng biên độ trích là do phần lớn khoản tiền kinh phí trích được chi cho hoạt động của cơ quan thanh tra và khen thưởng động viên tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động thanh tra; việc này chịu ảnh hưởng bởi mức lương cơ sở.

Bên cạnh đó, với việc tăng biên độ như dự thảo của Chính phủ đề xuất, thì kinh phí trích cho cơ quan thanh tra ước tính tăng khoảng 45 tỉ đồng/năm (ngân sách trung ương tăng 27 tỉ đồng/năm, địa phương tăng 18 tỉ đồng/năm), tương ứng tăng 12%.

Trong khi đó, thực tế nguồn kinh phí trích cho cơ quan thanh tra trong những năm qua có tác dụng bù đắp cho sự thiếu hụt của cơ chế tài chính hiện hành chưa tính hết các yếu tố đặc thù của cơ quan thanh tra khi phân bổ dự toán chi thường xuyên theo biên chế…

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Phạm Đông
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Phạm Đông

Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết do Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày cho biết, Ủy ban Tài chính - Ngân sách thấy rằng, dự thảo Nghị quyết đã tiếp thu, chỉnh lý cơ bản theo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Thông báo số 2712/TB-TTKQH.

Về mức trích, đa số ý kiến Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị giữ nguyên mức trích tối đa và biên độ như mức các cơ quan thanh tra đang được hưởng theo quy định tại Thông tư số 327/2016/TT-BTC.

Bởi quy định này đã có căn cứ thực tiễn thực hiện trong thời gian qua. Đồng thời, cần xác định rõ, mức trích này chỉ là mức chi hỗ trợ thêm; các nhiệm vụ chi liên quan đến công tác thanh tra, tiếp công dân, tăng cường cơ sở vật chất…

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất các quy định về các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.

Riêng đối với việc đề xuất tăng mức trích do còn có hai ý kiến khác nhau nên để bảo đảm thận trọng, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, sẽ tiếp tục xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao trách nhiệm cho Ủy ban Tài chính - Ngân sách phối hợp với Ủy ban Pháp luật tiếp thu và xin ý kiến Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trước khi trình Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực ban hành theo quy định.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Thanh tra Chính phủ đề xuất được trích 30% tiền thu hồi qua thanh tra

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 16.8, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 25, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết quy định việc các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.

Thanh tra Chính phủ chỉ ra sự trì trệ của 12 dự án ngành Công Thương

Tiến Nguyễn |

Thanh tra Chính phủ chỉ ra, việc rà soát, tái cơ cấu của ngành Công Thương còn chưa kịp thời, thiếu toàn diện, chưa khắc phục được tình trạng một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty hoạt động còn kém hiệu quả, một số dự án đầu tư lớn lâm vào tình trạng trì trệ chậm tiến độ, khó khăn, thua lỗ, Chính phủ đang phải tập trung chỉ đạo xử lý tháo gỡ (12 dự án ngành Công Thương).

Nghiên cứu thanh tra, kiểm toán chuyên sâu vấn đề về giá điện

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 27.7, tại Nhà Quốc hội, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021” làm việc với Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ.

Manh mối bất ngờ có thể giúp tìm kiếm máy bay MH370 mất tích

Khánh Minh |

Những con hà được tìm thấy trên một mảnh vỡ máy bay có thể là chìa khóa để giải mã bí ẩn MH370, chuyến bay của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích vào năm 2014.

Ông Nguyễn Đức Chung phủ nhận nhận quà Tết, vì "đến nhà bị cáo không dễ"

Việt Dũng |

Hà Nội - Bị thẩm vấn hành vi lợi dụng chức vụ trong vụ án cây xanh, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phủ nhận việc chỉ đạo "miệng" chuyển từ đấu thầu sang đặt hàng, cũng như không nhận vật chất.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân từ trần

Chân Phúc |

GS.TS Trần Hồng Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - từ trần vào hồi 13h02 ngày 25.8.2023 tại Bệnh viện Trung ương Quân y 175 (TPHCM).

Bắt khẩn cấp người phụ nữ trói bé trai 8 tuổi vào cột điện rồi đánh đập ở TPHCM

ANH TÚ |

TPHCM - Liên quan đến việc bé trai 8 tuổi bị trói vào cột điện rồi đánh đập bởi một người phụ nữ, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 12, TPHCM đã bắt khẩn cấp Lê Thị Diễm Trang (35 tuổi, tạm trú Quận 12) để điều tra về hành vi hành hạ người khác.

Khu du lịch Tam Cốc mở cửa nhưng khách chưa thể tham quan

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Sau hơn 1 tháng đóng cửa, tạm dừng đón khách, sáng ngày 21.8, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình) đã chính thức mở cửa trở lại để phục vụ khách du lịch tham quan. Tuy nhiên, do không có người chèo đò phục vụ khách tham quan nên Ban quản lý khu du lịch chưa thể bán vé, những du khách đến đây phải quay về trong sự tiếc nuối.

Thanh tra Chính phủ đề xuất được trích 30% tiền thu hồi qua thanh tra

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 16.8, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 25, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết quy định việc các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.

Thanh tra Chính phủ chỉ ra sự trì trệ của 12 dự án ngành Công Thương

Tiến Nguyễn |

Thanh tra Chính phủ chỉ ra, việc rà soát, tái cơ cấu của ngành Công Thương còn chưa kịp thời, thiếu toàn diện, chưa khắc phục được tình trạng một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty hoạt động còn kém hiệu quả, một số dự án đầu tư lớn lâm vào tình trạng trì trệ chậm tiến độ, khó khăn, thua lỗ, Chính phủ đang phải tập trung chỉ đạo xử lý tháo gỡ (12 dự án ngành Công Thương).

Nghiên cứu thanh tra, kiểm toán chuyên sâu vấn đề về giá điện

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 27.7, tại Nhà Quốc hội, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021” làm việc với Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ.