Thanh tra Chính phủ đề xuất được trích 30% tiền thu hồi qua thanh tra

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 16.8, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 25, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết quy định việc các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.

Đề xuất được trích 30% số tiền

Trình bày tờ trình tại phiên họp, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, việc ban hành dự thảo Nghị quyết quy định việc các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý, thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra.

Các khoản tiền được trích, theo đề xuất của Thanh tra Chính phủ, gồm các khoản tiền thuộc ngân sách nhà nước bị chiếm đoạt, sử dụng không đúng quy định của nhà nước hoặc bị thất thoát do các hành vi vi phạm pháp luật gây ra đã được thu hồi vào ngân sách nhà nước.

Hai là các khoản tăng thu ngân sách nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đã nộp vào ngân sách nhà nước. Ba là các khoản chi ngân sách nhà nước sai chế độ đã nộp lại vào ngân sách nhà nước.

Các khoản trích này về cơ bản đang được thực hiện theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ đề nghị thay vì quy định mức trích tối đa thì đề nghị quy định mức trích cụ thể; đồng thời tăng biên độ số tiền nộp vào ngân sách nhà nước mà các cơ quan thanh tra được trích.

Cụ thể, Thanh tra Chính phủ đề nghị được trích 30% (quy định hiện hành là tối đa 30%) trên tổng số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 100 tỉ đồng/năm (quy định hiện hành là 50 tỉ đồng).

Đồng thời, Thanh tra Chính phủ được trích thêm 20% (quy định hiện hành là tối đa 20%) trên tổng số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 100 tỉ đồng đến 200 tỉ đồng/năm (quy định hiện hành là 50 tỉ đồng đến 80 tỉ đồng); được trích thêm 10% (hiện hành là tối đa 10%) trên tổng số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 200 tỉ đồng/năm (hiện hành là trên 80 tỉ đồng)...

Theo ông Phong, tổng số kinh phí được trích bình quân trong 1 năm của giai đoạn 2018-2022 là 380 tỉ đồng. Nếu thực hiện theo chính sách mới (tăng biên độ) thì kinh phí hàng năm trích cho các cơ quan thanh tra ước tính tăng 45 tỉ đồng (tăng khoảng 12%) so với mức được trích theo quy định hiện hành. Trong đó, ngân sách trung ương tăng 27 tỉ đồng; ngân sách địa phương tăng 18 tỉ đồng.

Mức trích là quá cao và chưa có cơ sở

Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, Chính phủ chưa đánh giá cụ thể để làm rõ căn cứ, nguyên nhân đề xuất mức tăng biên độ; mức tăng biên độ số tiền nộp vào ngân sách nhà nước giữa các cơ quan thanh tra có sự chưa thống nhất, đồng bộ; chưa bảo đảm tính công bằng giữa các cơ quan thanh tra.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Lê Quang Mạnh phát biểu. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh phát biểu. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Ông Mạnh cũng cho hay, đa số ý kiến đề nghị giữ nguyên mức trích "tối đa" và biên độ như mức hiện hành.

Tuy vậy, ông Mạnh cũng phản ánh, một số ý kiến nhất trí với mức trích và việc điều chỉnh biên độ nêu tại dự thảo nghị quyết vì mức trích đã được kế thừa từ các quy định đã áp dụng hiện hành, cần điều chỉnh biên độ tăng là do mức lương cơ bản, chỉ số trượt giá hiện nay cao hơn.

Một số ý kiến không nhất trí với mức trích được quy định tại dự thảo nghị quyết vì mức trích này cao hơn một số cơ quan cùng được hưởng chế độ trích lập như: cơ quan Kiểm toán Nhà nước, cơ quan thuế, hải quan, công an...

Theo ông Mạnh, các ý kiến này cho rằng cần có sự tính toán dựa trên cơ sở khoa học hơn, với các mức 30%, 20%, 10% là quá cao và chưa có cơ sở.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Phát biểu ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, nghị quyết cần phải xử lý được khoảng chuyển tiếp từ luật cũ sang luật mới cho chính xác; cân nhắc sau khi nghị quyết được thông qua thì có ban hành nghị định, thông tư gì nữa không?

Nếu quy định cụ thể trong nghị quyết để áp dụng được luôn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần bám sát Thông tư số 327/2016/TT-BTC bởi đã được áp dụng và chứng minh trong thực tiễn. Bên cạnh đó, về phạm vi điều chỉnh cần bám sát theo quy định tại Luật Thanh tra năm 2022.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Cha, mẹ, vợ, chồng không được đấu giá cùng một tài sản để tránh thông đồng

PHẠM ĐÔNG |

Các trường hợp không được đăng ký tham gia đấu giá trong cùng một tài sản như cha, mẹ, vợ, chồng, công ty mẹ, công ty con... để bảo đảm tính khách quan, tránh tình trạng thông đồng, dìm giá.

Cử tri đánh giá cao việc xét xử nghiêm minh vụ án "chuyến bay giải cứu"

PHẠM ĐÔNG |

Theo ông Dương Thanh Bình - Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội - cử tri và nhân dân đánh giá cao về việc xét xử công khai, nghiêm minh vụ án “chuyến bay giải cứu”.

Lãnh đạo MTTQ một số địa phương vẫn còn nể nang, ngại va chạm

PHẠM ĐÔNG |

Trong thực hiện hoạt động giám sát, phản biện, ở một số địa phương lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chưa thể hiện được bản lĩnh dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Vẫn còn hiện tượng nể nang, né tránh, ngại va chạm trong quá trình giám sát, phản biện xã hội.

Thanh tra Chính phủ chỉ ra sự trì trệ của 12 dự án ngành Công Thương

Tiến Nguyễn |

Thanh tra Chính phủ chỉ ra, việc rà soát, tái cơ cấu của ngành Công Thương còn chưa kịp thời, thiếu toàn diện, chưa khắc phục được tình trạng một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty hoạt động còn kém hiệu quả, một số dự án đầu tư lớn lâm vào tình trạng trì trệ chậm tiến độ, khó khăn, thua lỗ, Chính phủ đang phải tập trung chỉ đạo xử lý tháo gỡ (12 dự án ngành Công Thương).

Giờ thứ 9: Nuôi chim tu hú - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Cuộc sống luôn luôn là một vòng xoáy và đem đến những điều bất ngờ. Có khi, ngay cả những người trong cuộc cũng khó đón nhận những bất ngờ do chính mình tạo ra. Có thể do vô tình hay cố ý, có thể họ không biết hoặc cố chôn vùi bí mật của mình. Thế nhưng, không sớm thì muộn, sự thật cũng sẽ được sáng tỏ.

Tin 20h: Bác sỹ ở Quảng Nam lần lượt rời bỏ y tế công

NHÓM PV |

Bản tin thời sự 20h: Phố Hàng Mã lung linh khoác áo mới trước dịp Trung thu; Dấu ấn Công đoàn ở địa phương có đông công nhân nhất Miền Tây; Người dân bất lực sống trong khổ sở vì dự án thi công ì ạch kéo dài...

Phó Bí thư Thường trực Đắk Nông vi phạm đạo đức, lối sống, trách nhiệm nêu gương

Ái Vân |

Theo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, ông Điểu K'ré - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đắk Nông - đã thiếu tu dưỡng, rèn luyện, vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Đảng và cá nhân ông.

2 con voi tại Vườn thú Hà Nội được tháo xích, đi lại tự do

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Hai cá thể voi tại Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) đã được tháo xích, tự do đi lại trong khuôn viên chuồng nuôi.

Cha, mẹ, vợ, chồng không được đấu giá cùng một tài sản để tránh thông đồng

PHẠM ĐÔNG |

Các trường hợp không được đăng ký tham gia đấu giá trong cùng một tài sản như cha, mẹ, vợ, chồng, công ty mẹ, công ty con... để bảo đảm tính khách quan, tránh tình trạng thông đồng, dìm giá.

Cử tri đánh giá cao việc xét xử nghiêm minh vụ án "chuyến bay giải cứu"

PHẠM ĐÔNG |

Theo ông Dương Thanh Bình - Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội - cử tri và nhân dân đánh giá cao về việc xét xử công khai, nghiêm minh vụ án “chuyến bay giải cứu”.

Lãnh đạo MTTQ một số địa phương vẫn còn nể nang, ngại va chạm

PHẠM ĐÔNG |

Trong thực hiện hoạt động giám sát, phản biện, ở một số địa phương lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chưa thể hiện được bản lĩnh dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Vẫn còn hiện tượng nể nang, né tránh, ngại va chạm trong quá trình giám sát, phản biện xã hội.

Thanh tra Chính phủ chỉ ra sự trì trệ của 12 dự án ngành Công Thương

Tiến Nguyễn |

Thanh tra Chính phủ chỉ ra, việc rà soát, tái cơ cấu của ngành Công Thương còn chưa kịp thời, thiếu toàn diện, chưa khắc phục được tình trạng một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty hoạt động còn kém hiệu quả, một số dự án đầu tư lớn lâm vào tình trạng trì trệ chậm tiến độ, khó khăn, thua lỗ, Chính phủ đang phải tập trung chỉ đạo xử lý tháo gỡ (12 dự án ngành Công Thương).