Tăng năng suất lao động là cách giúp đạt thịnh vượng trước khi dân số già đi

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc thúc đẩy tăng năng suất lao động ở thời điểm này là cách tốt nhất giúp chúng ta đạt được thịnh vượng trước khi dân số già đi; là biện pháp hiệu quả để đạt được sự tăng trưởng bền vững.

Năng suất lao động thấp là sự lãng phí không nhỏ về thời gian lao động

Chiều nay (28.10), tiếp tục chương trình nghị sự kỳ họp 4, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) và dự toán ngân sách nhà nước.

Là đại biểu phát biểu đầu tiên trong phiên thảo luận, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương nêu vấn đề liên quan tới tốc độ tăng năng suất lao động.

Nữ đại biểu đoàn Hải Dương phân tích, trong 15 chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu ước thực hiện năm 2022, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội ước không đạt chỉ tiêu, thậm chí thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động xã hội năm 2021 (năm 2021 đạt 4,71% trong khi GDP tăng chỉ có 2,8%). Và con số chênh giữa mục tiêu đề ra và ước thực hiện là khá lớn, khi mục tiêu đề ra là 5,5% nhưng ước thực hiện chỉ ở mức từ 3,8 – 4,3%.

Theo đại biểu, với kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2022, chúng ta cần căn cứ vào những chỉ tiêu chưa đạt hoặc đạt thấp để đề ra những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm 2023 nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị Chính phủ rà soát, xem xét để bổ sung vào mục tiêu tổng quát mục tiêu “cải thiện rõ rệt năng suất lao động xã hội”. Đi cùng mục tiêu này là việc nhấn mạnh các giải pháp như đặc biệt nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đào tạo kỹ năng lao động.

Nâng cao kỷ luật, kỷ cương lao động và nâng cao năng lực, tư duy của lao động để theo kịp với sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật. Gắn trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương đối với việc nâng cao năng suất lao động xã hội.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, hiện nay, năng suất lao động của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước ASEAN. Bởi vậy, trong năm 2023 và các năm tiếp theo, nếu chúng ta không quyết tâm và nỗ lực để nâng cao hơn nữa năng suất lao động thì không thể thu hẹp khoảng cách với các quốc gia và điều này ảnh hưởng rất lớn đến nỗ lực phát triển KTXH, nhất là khi Việt Nam phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số, già hóa lao động trong vòng 20 năm tới.

“Cho nên việc thúc đẩy tăng năng suất lao động ở thời điểm này là cách tốt nhất giúp chúng ta đạt được thịnh vượng trước khi dân số già đi; là biện pháp hiệu quả để đạt được sự tăng trưởng bền vững; và cũng là giải pháp thiết thực để đẩy mạnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Vì năng suất lao động thấp so với đầu tư là có sự lãng phí không nhỏ về thời gian lao động, tiềm năng lao động và những đầu tư vào hạ tầng lao động” - đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nêu ý kiến.

Đề nghị sớm thành lập Ủy ban Năng suất quốc gia để thúc đẩy năng suất lao động

Đồng tình với ý kiến của đại biểu Việt Nga, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình) bày tỏ sự băn khoăn có một nghịch lý đang diễn ra với năng suất lao động và thị trường lao động. Đó là vì sao năng suất lao động chưa cao trong khi trình độ lao động, tiến bộ khoa học, kỹ thuật ngày càng tăng.

Bài toán chênh lệch cung cầu, vừa thừa vừa thiếu lao động, làm thế nào để thích ứng với thị trường lao động theo xu hướng chuyển đổi số, cơ cấu ngành nghề và các cơ hội việc làm mới hậu COVID-19.

Nữ đại biểu đoàn Ninh Bình chỉ rõ nguyên nhân của sự chênh lệch về cung cầu lao động và năng suất lao động.

Đó là, do quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chưa tính đến phát triển nguồn nhân lực, tốc độ đô thị hóa nhanh hơn khả năng chuyển dịch của nguồn cung lao động.

Do sự chênh lệch giữa ngành nghề đào tạo và nhu cầu của thị trường, các ngành chế biến, chế tạo công nghệ cao, thương mại điện tử, logistics là những ngành thu hút FDI lớn, tạo giá trị gia tăng cao song tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ ở mức 20%-25% và năng suất lao động lại thấp hơn nhiều ngành có giá trị gia tăng thấp như khai khoáng, điện, nước, bất động sản.

Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình)
Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình)

Trước thực tế đó, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh đề nghị xem xét sớm thành lập Ủy ban Năng suất quốc gia và quyết tâm hoàn thiện môi trường, thể chế pháp luật để có thể triển khai thành công các chỉ đạo, chính sách thúc đẩy năng suất lao động của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thúc đẩy phong trào tăng năng suất lao động, kết nối hiệu quả giữa các Bộ, ngành, địa phương.

“Cần sớm hoàn thành lập Ủy ban Năng suất Quốc gia để hình thành bộ máy cơ quan chuyên sâu về năng suất quốc gia, thực hiện nhiệm vụ điều phối phối hợp các cái động lực tăng trưởng năng suất quốc gia của Việt Nam” - đại biểu Thanh nói.

Đồng thời, nữ đại biểu Quốc hội đoàn Ninh Bình đề nghị Quốc hội sớm sửa đổi Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Việc làm phù hợp với hình thái việc làm, nghề nghiệp mới, quan hệ lao động mới.

Ngoài ra, việc vận hành hiệu quả Hội đồng tiền lương quốc gia cũng sẽ góp phần xây dựng hệ thống tiền lương phù hợp với thị trường, thu hút nhân được chất lượng cao.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Chưa có trong tiền lệ khi chi 87.000 tỉ hỗ trợ 56 triệu người dân cả nước

Nhóm PV |

Nêu những con số "chưa có tiền lệ" về việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội hỗ trợ người dân, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định, việc đó góp phần quan trọng ổn định lòng dân, phục hồi kinh tế.

Việt Nam luôn trong top đầu thế giới về chỉ số phục hồi sau dịch COVID-19

NHÓM PV |

Chiều 28.10, Quốc hội tiếp tục thảo luận hội trường về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước.

Đại biểu Quốc hội không đồng tình suy nghĩ thà đứng trước hội đồng kỷ luật

Nhóm PV |

Nói về tâm lý e ngại, sợ sai của một bộ phận cán bộ cấp cơ sở, đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên bày tỏ không đồng tình với  suy nghĩ của cán bộ "thà đứng trước hội đồng kỷ luật, còn hơn đứng trước hội đồng xét xử".

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Chưa có trong tiền lệ khi chi 87.000 tỉ hỗ trợ 56 triệu người dân cả nước

Nhóm PV |

Nêu những con số "chưa có tiền lệ" về việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội hỗ trợ người dân, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định, việc đó góp phần quan trọng ổn định lòng dân, phục hồi kinh tế.

Việt Nam luôn trong top đầu thế giới về chỉ số phục hồi sau dịch COVID-19

NHÓM PV |

Chiều 28.10, Quốc hội tiếp tục thảo luận hội trường về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước.

Đại biểu Quốc hội không đồng tình suy nghĩ thà đứng trước hội đồng kỷ luật

Nhóm PV |

Nói về tâm lý e ngại, sợ sai của một bộ phận cán bộ cấp cơ sở, đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên bày tỏ không đồng tình với  suy nghĩ của cán bộ "thà đứng trước hội đồng kỷ luật, còn hơn đứng trước hội đồng xét xử".