Hà Nội dùng 11.646 tỉ nguồn cải cách tiền lương dư để chi cho phát triển

PHẠM ĐÔNG |

HĐND TP Hà Nội đã cho phép sử dụng gần 3.765 tỉ đồng từ nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp thành phố để chi đầu tư phát triển. Đồng thời cho phép một số quận sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp quận để chi đầu tư phát triển là 7.881 tỉ đồng.

Chiều 25.7, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội về thực hiện các nghị quyết của Quốc hội.

Cùng chủ trì hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh.

Báo cáo về thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, ngay sau khi Quốc hội ban hành các Nghị quyết, Thành uỷ Hà Nội đã tổ chức triển khai thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo, qua đó đạt được những kết quả tích cực và khá toàn diện.

Nổi bật, kinh tế Thủ đô phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19, các cân đối lớn được đảm bảo. Tăng trưởng bình quân năm 2021, 2022 gấp 1,12 lần và 6 tháng 2023 gấp khoảng 1,3 lần mức tăng chung của cả nước.

Về cơ chế, chính sách cho phép HĐND thành phố quyết định áp dụng một số khoản thu phí, đến nay, UBND thành phố đã đề xuất 4 nội dung về phí; HĐND thành phố đã thông qua Nghị quyết về sửa đổi mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố (có hiệu lực từ ngày 1.1.2023).

Về cơ chế sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư phát triển: Trong giai đoạn 2021-2023, HĐND thành phố đã cho phép sử dụng gần 3.765 tỉ đồng từ nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp thành phố để chi đầu tư phát triển.

Thành phố cũng cho phép một số quận sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp quận để chi đầu tư phát triển là 7.881 tỉ đồng.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh báo cáo tại hội nghị. Ảnh: Hanoi.gov
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh báo cáo tại hội nghị. Ảnh: Hanoi.gov

Theo ông Trần Sỹ Thanh, việc thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù quy định tại Nghị quyết số 115/2020/QH14 đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô thời gian qua. Từ đó đã tạo khuôn khổ pháp lý riêng về cơ chế quản lý tài chính - ngân sách cho Thủ đô, giúp thành phố chủ động sử dụng linh hoạt, hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có.

Báo cáo tại cuộc làm việc, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, từ năm 2022 đến nay, Thành ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND thành phố phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, việc xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế, bất cập trong xây dựng, phát triển, quản lý Thủ đô thời gian qua, những điểm hạn chế, không phù hợp của Luật Thủ đô năm 2012.

Luật Thủ đô (sửa đổi) được xây dựng theo 5 quan điểm:

Thứ nhất là thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô.

Thứ hai là quy định các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô phải bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuân thủ Hiến pháp năm 2013. Luật Thủ đô cần được đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật.

Thứ ba, Luật Thủ đô (sửa đổi) bám sát 9 nhóm chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Chính phủ thông qua.

Thứ tư, đồng thời với việc phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo, cần quy định tương ứng trách nhiệm của Hà Nội, cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp chính quyền Thành phố.

Thứ năm là kế thừa, phát triển các quy định đã được thực tiễn kiểm nghiệm tốt của Luật Thủ đô năm 2012, cơ chế thí điểm theo Nghị quyết số 97/2019/QH14, Nghị quyết số 115/2020/QH14, Nghị quyết số 160/2021/QH14 của Quốc hội; rà soát, tiếp thu các cơ chế, chính sách đặc thù đang thí điểm cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mà phù hợp với Thủ đô để đưa vào dự thảo Luật.

Theo sát quá trình chỉnh lý, hoàn thiện các Luật có liên quan đang được sửa đổi, bổ sung (Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản...) để lựa chọn những vấn đề đặc thù, chưa được quy định để hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội điểm tên những địa bàn nóng về thiếu trường học

PHẠM ĐÔNG |

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, các quận Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm là địa bàn có sức “nóng” về số lượng học sinh. Bên cạnh đó, những địa bàn tập trung nhiều khu dân cư mới, có “sức ép” do dân số đông.

Hà Nội sẽ ban hành Nghị quyết về xây dựng xã hội học tập

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội là địa phương hoàn thành cả 4 mục tiêu cơ bản Đề án của Chính phủ về công tác xây dựng xã hội học tập, trong đó có nhiều chỉ tiêu cao hơn tỉ lệ chung của cả nước.

Hà Nội dồn sức hoàn thành các tiêu chí để đưa 4 huyện lên quận

PHẠM ĐÔNG |

Từ nay đến năm 2025, Hà Nội tiếp tục hoàn thiện hồ sơ và xây dựng cơ sở hạ tầng để đưa các huyện Hoài Đức, Thanh Trì, Đan Phượng lên quận. Trong đó, sẽ hoàn thiện đề án đưa Hoài Đức lên quận trước, sau đó đến Thanh Trì (dự kiến năm 2024), Đan Phượng (hoàn thiện đề án vào năm 2025).

Chủ tịch Thành Đô và mối liên hệ với loạt công ty sở hữu kỳ nghỉ du lịch

Nhóm Phóng viên |

Ngày 17.7 vừa qua, ông Nguyễn Đức Thành – Chủ tịch HĐQT Công ty Thành Đô - đã triệt thoái toàn bộ 90% vốn tại Công ty TNHH Oh Vacation. Trước đó 1 tuần, Báo Lao Động có loạt bài phản ánh dấu hiệu lừa đảo, trốn thuế của công ty này. Ngoài ra, ông Nguyễn Đức Thành cũng từng góp vốn vào một công ty kinh doanh sở hữu kỳ nghỉ khác.

Người dân nhiều nước “ngồi trên lửa” khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo

Khánh Minh |

Động thái cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã gây ra những xáo trộn trong việc mua bán, kinh doanh ở nhiều quốc gia khác nhau.

Đền ông Hoàng Bảy ở Lai Châu bị yêu cầu tháo dỡ

NHÓM PV |

Chiều 26.7, trao đổi với phóng viên, ông Trần Công Kháng – Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Lai Châu cho biết, đã yêu cầu Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Liên Sơn tháo dỡ các hạng mục, thông tin liên quan đến ông Hoàng Bảy tại Khu du lịch Cầu kính Rồng Mây.

Nhan sắc xinh đẹp của Phương Oanh trong lễ ăn hỏi với Shark Bình ở Hà Nam

Chí Long |

Lễ ăn hỏi của Phương Oanh - Shark Bình diễn ra tại Hà Nam, ngày 26.7 thu hút sự quan tâm của dư luận, công chúng.

Đầu tư dự án thoát nước nghìn tỉ nhưng 90 nhà hàng, khách sạn không đấu nối

THÙY TRANG |

Một trong những nguyên nhân khiến cho nước xả ra biển Đà Nẵng vẫn bị đen là dù thành phố đã đầu tư dự án tách nước thải sinh hoạt cả nghìn tỉ đồng nhưng thực tế là còn nhiều hộ dân và các nhà hàng, khách sạn ven biển hiện chưa đấu nối vào hệ thống.

Hà Nội điểm tên những địa bàn nóng về thiếu trường học

PHẠM ĐÔNG |

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, các quận Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm là địa bàn có sức “nóng” về số lượng học sinh. Bên cạnh đó, những địa bàn tập trung nhiều khu dân cư mới, có “sức ép” do dân số đông.

Hà Nội sẽ ban hành Nghị quyết về xây dựng xã hội học tập

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội là địa phương hoàn thành cả 4 mục tiêu cơ bản Đề án của Chính phủ về công tác xây dựng xã hội học tập, trong đó có nhiều chỉ tiêu cao hơn tỉ lệ chung của cả nước.

Hà Nội dồn sức hoàn thành các tiêu chí để đưa 4 huyện lên quận

PHẠM ĐÔNG |

Từ nay đến năm 2025, Hà Nội tiếp tục hoàn thiện hồ sơ và xây dựng cơ sở hạ tầng để đưa các huyện Hoài Đức, Thanh Trì, Đan Phượng lên quận. Trong đó, sẽ hoàn thiện đề án đưa Hoài Đức lên quận trước, sau đó đến Thanh Trì (dự kiến năm 2024), Đan Phượng (hoàn thiện đề án vào năm 2025).