Sáu ưu tiên của ngoại giao Việt Nam năm 2023

Ngọc Vân |

Ngành ngoại giao Việt Nam sẽ tập trung vào triển khai sáu ưu tiên trong năm 2023, theo Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Bối cảnh tình hình kinh tế thế giới năm 2023 dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức hơn năm 2022. Trong nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu phát triển của Đại hội Đảng XIII, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025 và cân bằng chiến lược giữa ổn định, tăng trưởng và xây dựng nền tảng để phát triển bứt phá.

Do đó, theo Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, ngành Ngoại giao sẽ tập trung vào triển khai 6 ưu tiên trong năm 2023.

Một là, tiếp tục củng cố cục diện đối ngoại ổn định, hòa bình và thuận lợi để phát triển; đẩy mạnh quan hệ với các nước láng giềng, nước lớn, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, bạn bè truyền thống và các đối tác quan trọng khác đi vào chiều sâu, thực chất, gia tăng tin cậy chính trị và đan xen lợi ích.

Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương; tham gia tích cực vào ASEAN, tiểu vùng Mekong, Liên Hợp Quốc.

Tranh thủ hiệu quả các sáng kiến phát triển, tích cực tham gia vào quá trình xây dựng các khuôn khổ luật lệ, tiêu chuẩn mới; thúc đẩy ngoại giao phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu…

Ứng xử chủ động, linh hoạt, hiệu quả với các sáng kiến về liên kết mới ở khu vực, phù hợp với lợi ích, an ninh quốc gia của đất nước.

Hai là, góp phần vào duy trì ổn định vĩ mô và phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo có nguy cơ suy thoái.

Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển. Chủ động nắm bắt và tham mưu các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế; mở rộng thị trường xuất khẩu, từng bước đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, thị trường và đối tác nhập khẩu.

Định vị Việt Nam trong chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu và chuyển đổi xanh để có các bước triển khai bài bản và chuẩn bị trong nước nhằm nắm bắt cơ hội và khai thác xu thế phát triển mới.

Tranh thủ sự hỗ trợ của các nước trong quá trình xây dựng và tái cơ cấu ngành nông nghiệp bền vững, chuyển dịch chuỗi cung ứng, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng; tận dụng hiệu quả các FTA đã ký kết, đặc biệt là CPTPP, EVFTA, RCEP.

Ba là, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh, nắm sát tình hình Biển Đông và biên giới trên bộ, vừa chủ động thúc đẩy hợp tác với các nước liên quan, vừa kịp thời tham mưu đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hành động xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ, quyền tài phán và các lợi ích chính đáng của Việt Nam; thúc đẩy đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và chủ động, linh hoạt và kịp thời trong đấu tranh nhằm phản bác các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc nhằm phá hoại tư tưởng, chia rẽ nội bộ, kích động chống phá của các thế lực thù địch, phản động.

Bốn là, thúc đẩy nền ngoại giao hiện đại, toàn diện, trong đó tăng cường hiệu quả phối hợp giữa ba trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Quốc hội và đối ngoại nhân dân; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa tất cả các trụ cột, lực lượng làm công tác đối ngoại.

Chiều 15.11.2022, tại Hà Nội, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern có buổi giao lưu với đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Chiều 15.11.2022, tại Hà Nội, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern (phải) có buổi giao lưu với đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Năm là, phát huy vai trò của đối ngoại trong thúc đẩy bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược đáp ứng đúng và trúng yêu cầu của tình hình mới.

Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược về đối ngoại, nhất là các vấn đề tác động trực tiếp, lâu dài đến an ninh và phát triển của đất nước.

Thường xuyên theo dõi, nghiên cứu, nắm chắc và dự báo đúng tình hình để kịp thời có đối sách và giải pháp phù hợp.

Đi vào triển khai các đề án, chiến lược lớn trong lĩnh vực đối ngoại, an ninh, quốc phòng, trong đó có Nghị quyết về những định hướng, chủ trương lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII, Chiến lược đối ngoại Việt Nam đến năm 2030.

Sáu là, xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, bản lĩnh và trí tuệ, hiện đại, chuyên nghiệp về phong cách, phương pháp làm việc, có tinh thần đổi mới, sáng tạo.

Tiếp tục đặc biệt coi trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng và công tác cán bộ, trong đó có đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ ngoại giao, nhất là với cán bộ cấp chiến lược, lãnh đạo, quản lý; từng bước xây dựng, phát triển đội ngũ chuyên gia có trình độ đạt tầm khu vực và quốc tế.

Kiện toàn tổ chức, bộ máy ngành ngoại giao tinh gọn, khoa học, hợp lý và hiệu quả. Đẩy mạnh hiện đại hóa, chuyển đổi số ngành Ngoại giao.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng: Cán bộ ngoại giao phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết

Thanh Hà |

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý, trong năm 2023, ngành ngoại giao, các Đại sứ phải triển khai thực hiện từng nhiệm vụ, việc làm cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, không chung chung.

Ngoại giao kinh tế tranh thủ mọi cơ hội cho phát triển đất nước

Song Minh |

Trong năm 2023, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ tiếp tục nỗ lực triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, với phương châm “Quyết liệt, mạnh dạn, đột phá, thực chất, hiệu quả, khai thác và tranh thủ mọi cơ hội cho phát triển đất nước”.

Ngoại giao năm 2022: Phát huy mạnh mẽ bản sắc "cây tre Việt Nam"

Song Minh |

Bản sắc ngoại giao “cây tre Việt Nam” đã được phát huy và thể hiện rõ trong từng hoạt động đối ngoại năm 2022, qua đó đã khẳng định một Việt Nam bản lĩnh, đồng thời giữ vững tổng thể cục diện đối ngoại thuận lợi cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Làm pin mặt trời từ bụi Mặt trăng: Tương lai của du hành vũ trụ

Anh Vũ |

Công nghệ tạo ra pin mặt trời từ bụi Mặt trăng có thể giúp loài người sớm xây dựng căn cứ của mình trên vệ tinh tự nhiên của Trái đất.

Ám ảnh tai nạn trên đèo dốc Kon Tum

THANH TUẤN |

Nhiều năm qua, các tuyến đường đèo qua địa phận tỉnh Kon Tum luôn trở thành nỗi ám ảnh đối với các tài xế xe khách, xe tải. Nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra gây nhiều thương vong…

Nga tuyên bố thắng lợi trên chiến trường Ukraina

Ngọc Vân |

Nga tuyên bố chọc thủng hai tuyến phòng thủ kiên cố của Ukraina ở phía đông, trong khi Kiev thừa nhận các cuộc tấn công không ngừng của Nga gây khó khăn.

Văn Quyết và những cầu thủ bùng nổ tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Nhiều cầu thủ tại mùa giải năm nay đang chơi bùng nổ và một trong số đó là tiền đạo Nguyễn Văn Quyết.

Loạt trụ sở "ma" nhiều năm án ngữ trên đất vàng ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Không ít trụ sở nhà nước nằm trên đất vàng ở tỉnh Quảng Trị bị bỏ hoang lâu ngày, dẫn đến tình trạng xuống cấp, lãng phí nghiêm trọng và mất mỹ quan đô thị.

Thủ tướng: Cán bộ ngoại giao phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết

Thanh Hà |

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý, trong năm 2023, ngành ngoại giao, các Đại sứ phải triển khai thực hiện từng nhiệm vụ, việc làm cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, không chung chung.

Ngoại giao kinh tế tranh thủ mọi cơ hội cho phát triển đất nước

Song Minh |

Trong năm 2023, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ tiếp tục nỗ lực triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, với phương châm “Quyết liệt, mạnh dạn, đột phá, thực chất, hiệu quả, khai thác và tranh thủ mọi cơ hội cho phát triển đất nước”.

Ngoại giao năm 2022: Phát huy mạnh mẽ bản sắc "cây tre Việt Nam"

Song Minh |

Bản sắc ngoại giao “cây tre Việt Nam” đã được phát huy và thể hiện rõ trong từng hoạt động đối ngoại năm 2022, qua đó đã khẳng định một Việt Nam bản lĩnh, đồng thời giữ vững tổng thể cục diện đối ngoại thuận lợi cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.