Rà soát cán bộ, khơi thông nguồn lực để Đan Phượng phát triển thành quận

PHẠM ĐÔNG |

Thường trực Thành ủy Hà Nội đề nghị huyện ủy Đan Phượng  rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ để chuẩn bị một bước cho quá trình phát triển từ xã lên phường, huyện lên quận, với yêu cầu phát triển đô thị sinh thái, mang bản sắc riêng.

Ngày 6.4, Thường trực Thành ủy Hà Nội làm việc với Huyện ủy Đan Phượng về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2022, quý I/2023 và nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

Tại buổi làm việc, Thường trực Thành ủy đề nghị Đan Phượng phân tích rõ những tiềm năng, lợi thế phát triển của huyện, những vấn đề còn hạn chế, tồn tại, những “điểm nghẽn” cần phải khơi thông.

Trước tiên, cần rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ để chuẩn bị một bước cho quá trình phát triển từ xã lên phường, huyện lên quận, với yêu cầu phát triển đô thị sinh thái, mang bản sắc riêng.

Huyện cũng cần bám sát các sở, ngành thành phố, tham mưu phương án xử lý dứt điểm đối với các dự án sử dụng đất chậm triển khai. Cùng với đó, tập trung giải phóng mặt bằng dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đảm bảo tiến độ được giao.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đánh giá, thu ngân sách 3 tháng đầu năm 2023 của huyện đạt thấp; còn 9 chỉ tiêu xây dựng huyện lên quận chưa đạt; hạ tầng thương mại - dịch vụ, mật độ đường giao thông cũng còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; thu nhập bình quân đầu người còn thấp; cải cách hành chính của huyện chưa đáp ứng yêu cầu…

Ông Đinh Tiến Dũng chỉ rõ, đây là những khó khăn, thách thức, đòi hỏi huyện phải tư duy, nhận thức thêm. Trên cơ sở đó phải chỉ rõ tiềm năng, lợi thế của huyện, cách thức để khai thác, phát huy nhằm đưa huyện có những bước phát triển đột phá và bền vững. Trong đó, mục tiêu hướng tới là nâng cao thu nhập và đời sống người dân.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Viết Thành
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Viết Thành

Thời gian tới, Bí thư Thành ủy yêu cầu huyện Đan Phượng tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Nắm chắc tình hình nhân dân, quan tâm giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, không để phát sinh điểm nóng.

Ông Đinh Tiến Dũng yêu cầu huyện đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút đầu tư, khơi thông nguồn lực cho huyện phát triển. Cùng với tập trung nguồn lực đầu tư cho 3 lĩnh vực trọng điểm là y tế, văn hóa, giáo dục, huyện cần tăng cường công tác quản lý đất đai, quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng; quan tâm, chăm lo đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Liên quan đến việc triển khai dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị tập thể lãnh đạo huyện phải thường xuyên đôn đốc, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Tập trung cao độ nguồn lực nhằm phục vụ công tác đo đạc, kiểm đếm, di chuyển mồ mả, xây dựng khu tái định cư…, kiên quyết bảo đảm theo tiến độ chung của thành phố.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cũng yêu cầu các sở, ngành thành phố tăng cường hỗ trợ, giúp đỡ huyện Đan Phượng trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thực hiện các kiến nghị, đề xuất, với kế hoạch và lộ trình cụ thể.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch Hà Nội: Rà soát từng dự án chậm triển khai, năng lực nhà đầu tư

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị phải rà soát theo quy hoạch, nếu dự án nào không đúng quy hoạch dứt khoát phải thu hồi. Bên cạnh đó, xem xét năng lực của nhà đầu tư, nghĩa vụ tài chính và triển khai thu hồi, chấm dứt theo quy định.

Hà Nội điều chỉnh đầu tư công, bố trí 3.840 tỉ đồng cho đường Vành đai 4

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội vừa quyết định điều chỉnh tăng hơn 4.000 tỉ đồng để bố trí vốn cho một số nhiệm vụ, dự án, trong đố 3.840 tỉ đồng được bố trí cho đường Vành đai 4.

5 huyện của Hà Nội sắp lên quận: Không chỉ là tên gọi, đời sống người dân phải thay đổi

Phạm Đông |

Trong lộ trình phát triển, 5 huyện của Hà Nội gồm Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì và Đan Phượng sẽ trở thành quận. Để không chỉ là cuộc thay tên gọi hành chính, các địa phương cần hoàn thành các tiêu chí, tháo gỡ khó khăn, phát triển đồng bộ, bền vững.

Phát động thi đua phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại, tiết kiệm

Phương Linh |

Sáng 7.4, tại tỉnh Khánh Hòa, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức phát động hưởng ứng phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”.

Không còn cảnh ùn ứ nông sản ở cửa khẩu Lạng Sơn

Trần Tuấn |

Hiện khu vực cửa khẩu Hữu Nghị đã không còn cảnh xe hàng nông sản ùn ứ như thời điểm cuối tháng 3.

Xe tải cẩu rớt đầu cabin sau va chạm xe ben ở cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Va chạm giữa xe ben và xe tải gắn cẩu trên cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết đang thi công khiến đầu cabin xe tải rớt xuống đường.

PSG đang được ví như con tàu đắm

Văn An |

PSG đã để thua 8 trận trên mọi đấu trường kể từ đầu năm 2023 đến nay...

Hiện trạng 2 khu đất vàng ở TPHCM được đề xuất làm nhà vệ sinh công cộng

Phương Ngân - Anh Tú |

Hiện hai khu đất vàng đang để trống ở số 8-12 Lê Duẩn và số 2-4-6 Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, được UBND Quận 1 đề xuất dùng để xây dựng nhà vệ sinh công cộng tạm thời.

Chủ tịch Hà Nội: Rà soát từng dự án chậm triển khai, năng lực nhà đầu tư

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị phải rà soát theo quy hoạch, nếu dự án nào không đúng quy hoạch dứt khoát phải thu hồi. Bên cạnh đó, xem xét năng lực của nhà đầu tư, nghĩa vụ tài chính và triển khai thu hồi, chấm dứt theo quy định.

Hà Nội điều chỉnh đầu tư công, bố trí 3.840 tỉ đồng cho đường Vành đai 4

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội vừa quyết định điều chỉnh tăng hơn 4.000 tỉ đồng để bố trí vốn cho một số nhiệm vụ, dự án, trong đố 3.840 tỉ đồng được bố trí cho đường Vành đai 4.

5 huyện của Hà Nội sắp lên quận: Không chỉ là tên gọi, đời sống người dân phải thay đổi

Phạm Đông |

Trong lộ trình phát triển, 5 huyện của Hà Nội gồm Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì và Đan Phượng sẽ trở thành quận. Để không chỉ là cuộc thay tên gọi hành chính, các địa phương cần hoàn thành các tiêu chí, tháo gỡ khó khăn, phát triển đồng bộ, bền vững.