Phê duyệt Hiệp định giữa Việt Nam và Hàn Quốc về bảo hiểm xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Việc ký kết Hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc là một nhu cầu cấp thiết, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển người lao động cũng như để bảo vệ quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho người lao động của hai nước.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 60/NQ-CP phê duyệt Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân quốc về bảo hiểm xã hội đã ký ngày 14.12.2021 tại Hàn Quốc.

Bộ Ngoại giao làm thủ tục đối ngoại, công bố và lưu chiểu Hiệp định theo quy định của pháp luật.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan liên quan ký kết thỏa thuận hành chính theo quy định tại Điều 13 của Hiệp định và tổ chức triển khai Hiệp định sau khi được Chính phủ phê duyệt.

Theo Cổng thông tin Chính phủ, trong bối cảnh Việt Nam và Hàn Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược, hợp tác giữa hai nước đang ngày càng phát triển trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực lao động - việc làm.

Số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc và người Hàn Quốc đến làm việc tại Việt Nam ngày càng tăng và đều có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp của cả hai nước; quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ cũng được bảo vệ bởi luật pháp của hai nước, trong đó có quyền và nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội.

Theo đánh giá, phần lớn các quốc gia có quy định người lao động bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó quan trọng nhất là bảo hiểm hưu trí. Trong bối cảnh trao đổi thương mại và đầu tư trên thế giới ngày càng phát triển, dòng lưu chuyển người lao động giữa các nước cũng ngày càng tăng.

Người lao động khi đến một quốc gia khác làm việc, về nguyên tắc sẽ phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội ở quốc gia đó. Khi về hưu thì người lao động được quyền hưởng lương hưu, trên cơ sở các khoản bảo hiểm xã hội mà họ đã đóng trước đó ở trong nước cũng như ở nước ngoài.

Trong trường hợp giữa các quốc gia không có Hiệp định song phương hay đa phương về bảo hiểm xã hội, thì việc hưởng lương hưu khi người lao động về hưu sẽ rất khó khăn. Có trường hợp không thực hiện được do không có sự liên thông, kết nối hay công nhận lẫn nhau giữa các hệ thống bảo hiểm.

Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi bảo hiểm xã hội của người lao động, Chính phủ nhiều nước đã cố gắng thúc đẩy để ký kết Hiệp định về bảo hiểm xã hội với quốc gia nơi có nhiều công dân nước mình đến làm việc.

Trong những năm qua, số người lao động là công dân Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc chiếm tỷ lệ lớn trong số người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó, cùng với sự mở rộng trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc, số người lao động Hàn Quốc sang Việt Nam làm việc cũng có xu hướng gia tăng.

Bởi vậy, việc ký kết Hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc là một nhu cầu cấp thiết, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển người lao động cũng như để bảo vệ quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho người lao động của hai nước.

Theo đó, Hiệp định này hướng tới việc tránh đóng bảo hiểm xã hội hai lần với công dân Việt Nam và Hàn Quốc khi làm việc tại nước bạn.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Đóng bảo hiểm xã hội 6-8 triệu đồng/tháng, rút chế độ 1 lần được bao nhiêu

Minh Hương |

Dưới đây là cách tính chế độ 1 lần với người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 7 năm 10 tháng.

Đề nghị công ty luật Hàn Quốc hỗ trợ Quốc hội về thuế tối thiểu toàn cầu

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Công ty Luật Kim&Chang tham gia hỗ trợ Quốc hội Việt Nam trong quy định vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu theo quy định của OECD.

Tăng cường hợp tác công nghiệp quốc phòng Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Hàn Quốc coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất trong khu vực; mong muốn mở rộng hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực và hi vọng hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng, trong đó có công nghiệp quốc phòng.

Mất cả triệu vẫn phải xếp hàng, khai lí lịch tư pháp vì tin "cò mồi"

NHÓM PV |

Lợi dụng tâm lí muốn làm xác minh lí lịch tư pháp nhanh của một số người dân, nhiều "cò mồi" đã nhận làm nhanh với giá “cắt cổ”, gấp hơn 4-5 lần mức thu phí thông thường.

Cùng báo lãi, cổ phiếu thép VCA, HPG tăng giảm trái chiều

Lam Duy |

Chốt phiên giao dịch chiều nay (ngày 26.4), cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thép như VCA, HPG biến động mạnh theo hai chiều hướng tăng, giảm khác nhau.

Sức sống "Những việc cần làm ngay" của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh còn mãi

Vương Trần |

Sự nghiệp đồ sộ của đồng chí Nguyễn Văn Linh - trong đó có sự nghiệp “Những việc cần làm ngay” vẫn còn sống mãi với thời gian.

Ca sĩ Thủy Tiên đề nghị kê biên tài sản của bị can Nguyễn Phương Hằng

ANH TÚ |

Ngày 26.4, luật sư của bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) cho biết, ca sĩ Thủy Tiên đã có đơn gửi Viện KSND TP Hồ Chí Minh đề nghị kê biên tài sản của bị can Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam).

Thái Nguyên thành lập thêm 1 thị trấn

Nguyễn Tùng |

Thị trấn Hoá Thượng được thành lập trên cơ sở nguyên trạng địa giới hành chính, dân số của xã Hoá Thượng (huyện Đồng Hỷ).

Đóng bảo hiểm xã hội 6-8 triệu đồng/tháng, rút chế độ 1 lần được bao nhiêu

Minh Hương |

Dưới đây là cách tính chế độ 1 lần với người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 7 năm 10 tháng.

Đề nghị công ty luật Hàn Quốc hỗ trợ Quốc hội về thuế tối thiểu toàn cầu

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Công ty Luật Kim&Chang tham gia hỗ trợ Quốc hội Việt Nam trong quy định vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu theo quy định của OECD.

Tăng cường hợp tác công nghiệp quốc phòng Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Hàn Quốc coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất trong khu vực; mong muốn mở rộng hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực và hi vọng hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng, trong đó có công nghiệp quốc phòng.