Phát triển Hà Nội, TPHCM thành các đô thị năng động, dẫn dắt và lan toả

PHẠM ĐÔNG |

Quy hoạch tổng thể quốc gia xác định việc xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội, TPHCM và các thành phố trực thuộc Trung ương thành các đô thị năng động, sáng tạo, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị; đủ sức cạnh tranh, hội nhập khu vực và quốc tế.

Hình thành bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia

Chiều 21.12, tiếp tục chương trình phiên họp 18, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nêu các căn cứ, quá trình xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia. Thực trạng phát triển và tổ chức không gian phát triển đất nước giai đoạn vừa qua, các kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém chủ yếu, nguyên nhân.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nêu tóm lược những nội dung chủ yếu của Quy hoạch tổng thể quốc gia. Theo đó, Quy hoạch tổng thể quốc gia nêu rõ các quan điểm phát triển và tổ chức không gian phát triển.

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng

Mục tiêu tổng quát phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Mô hình tổ chức không gian phát triển quốc gia hiệu quả, thống nhất, bền vững, hình thành được các vùng, trung tâm kinh tế, đô thị động lực, có mạng lưới kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, hiện đại; bảo đảm các cân đối lớn, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế; quốc phòng, an ninh được bảo đảm...

Về các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả nước bình quân đạt khoảng 7,0%/năm giai đoạn 2021-2030. Trong đó, vùng Đông Nam Bộ tăng khoảng 8-8,5%/năm, vùng Đồng bằng sông Hồng khoảng 9%/năm. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD...

Phát triển các vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ

Về những nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quy hoạch sẽ hình thành cơ bản bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia, tập trung vào hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng nông thôn, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng văn hóa, xã hội, hạ tầng thủy lợi, bảo vệ môi trường...

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn, gắn với không gian phát triển mới.

Nhiệm vụ quy hoạch tổng thể quốc gia. Ảnh: Quốc hội
Nhiệm vụ quy hoạch tổng thể quốc gia. Ảnh: Quốc hội

Phát triển các vùng động lực, cực tăng trưởng quốc gia quan trọng để hình thành các đầu tàu dẫn dắt sự phát triển của quốc gia. Lựa chọn một số địa điểm, đô thị, vùng có lợi thế đặc biệt để xây dựng trung tâm kinh tế, tài chính, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt với thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội có tính đột phá, có khả năng cạnh tranh quốc tế cao.

Hình thành và phát triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam, các hành lang kinh tế Đông - Tây, các vành đai kinh tế ven biển; kết nối hiệu quả các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn, các đô thị, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng. Phát triển các vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ tại các vùng động lực, vùng đô thị lớn.

Tờ trình quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trình bày cũng nêu các định hướng phát triển và phân bố không gian các ngành, lĩnh vực chủ yếu.

Cụ thể, phát triển một số ngành công nghiệp, dịch vụ, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gắn với phát triển các trung tâm công nghiệp chế biến; phát triển các ngành hạ tầng kỹ thuật; các ngành hạ tầng xã hội.

Xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội, TPHCM và các thành phố trực thuộc Trung ương thành các đô thị năng động, sáng tạo, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị; đủ sức cạnh tranh, hội nhập khu vực và quốc tế, có vai trò quan trọng trong mạng lưới đô thị của khu vực Đông Nam Á, Châu Á. Quan tâm phát triển các đô thị trung bình và nhỏ.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tạo sinh kế bền vững cho người dân; xã hội nông thôn ổn định; dân trí được nâng cao; an ninh, trật tự được đảm bảo. Xây dựng các mô hình phân bố dân cư phù hợp với từng vùng sinh thái tự nhiên và các đặc điểm văn hoá, dân tộc, điều kiện kinh tế - xã hội.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Đến năm 2030, 20% thanh niên cơ quan nhà nước được quy hoạch lãnh đạo cấp vụ sở

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Nghị quyết Chương trình phát triển thanh niên TP.Hà Nội xác định đến năm 2030, phấn đấu 20% thanh niên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội được đưa vào quy hoạch lãnh đạo cấp vụ, sở, phòng và tương đương.

Quy hoạch đi trước một bước, với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược

Vương Trần |

Để phát triển đô thị, Thủ tướng cho rằng, quy hoạch phải đi trước một bước với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược. Quy hoạch lúng túng, chậm chạp, không được đầu tư ngang tầm thì lãng phí nguồn lực, phát triển không bền vững, phát triển không đột phá.

Sửa Luật Đất đai tập trung vào quy hoạch, định giá đất

NHÓM PV |

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, việc sửa Luật Đất đai lần này sẽ tập trung vào các công cụ như quy hoạch, kế hoạch, định giá và hầu hết các phương thức giao đất là đấu thầu và đấu giá để đảm bảo công khai, minh bạch.

EU cấm sản phẩm từ dầu mỏ Nga: Tác dụng lớn, rủi ro nhiều

Ngạc Ngư |

Từ ngày 5.2.2023, EU thực hiện cấm vận cả xuất khẩu sản phẩm từ dầu mỏ của Nga. Biện pháp chính sách trừng phạt Nga này đã được EU quyết định cùng với quyết định cấm vận Nga xuất khẩu dầu mỏ hồi đầu tháng 12 năm ngoái.

Người trẻ băn khoăn đi tìm câu trả lời "Tôi là ai?" để vượt qua khủng hoảng

HUYÊN NGUYỄN - NGỌC LÊ |

TPHCM - “Tôi là ai?”, là kết quả nghiên cứu của Lê Đông Nguyên và Nguyễn Minh Huy, học sinh lớp 11 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TPHCM về quá trình định hình bản sắc cá nhân của thanh thiếu niên. Từ đó, các em đã xây dựng một bộ cẩm nang đưa ra những gợi ý để thanh thiếu niên biết cách nhìn nhận giá trị bản thân, vượt qua giai đoạn khủng hoảng bản sắc.

Giờ thứ 9: Kẻ thứ 3 - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9: Trẻ con luôn cần tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ. Cha mẹ ly hôn, gia đình không hoàn thiện, con trẻ dễ lâm vào tình trạng mất cân bằng do không được quan tâm chăm sóc toàn diện. Chính vì lẽ đó, “người thứ ba” là cha dượng hay mẹ kế sẽ luôn là đối tượng để các em gây sự và trút mọi hờn giận.

Văn Hậu có cơ hội dự ASIAD 19 cùng U24 Việt Nam

HOÀNG HUÊ |

Ban tổ chức Đại hội Thể thao Châu Á - ASIAD 19 chính thức chốt độ tuổi tham dự môn bóng đá nam. Theo đó, các đội tuyển được dùng cầu thủ thuộc lứa U24 và 3 cầu thủ quá tuổi.

Tổng thống Zelensky thừa nhận tiền tuyến Ukraina ngày càng khó khăn

Song Minh |

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky thừa nhận tình hình tiền tuyến ở phía đông đất nước đang trở nên khó khăn hơn và Nga đang tung thêm nhiều binh lính vào trận chiến.

Hà Nội: Đến năm 2030, 20% thanh niên cơ quan nhà nước được quy hoạch lãnh đạo cấp vụ sở

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Nghị quyết Chương trình phát triển thanh niên TP.Hà Nội xác định đến năm 2030, phấn đấu 20% thanh niên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội được đưa vào quy hoạch lãnh đạo cấp vụ, sở, phòng và tương đương.

Quy hoạch đi trước một bước, với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược

Vương Trần |

Để phát triển đô thị, Thủ tướng cho rằng, quy hoạch phải đi trước một bước với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược. Quy hoạch lúng túng, chậm chạp, không được đầu tư ngang tầm thì lãng phí nguồn lực, phát triển không bền vững, phát triển không đột phá.

Sửa Luật Đất đai tập trung vào quy hoạch, định giá đất

NHÓM PV |

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, việc sửa Luật Đất đai lần này sẽ tập trung vào các công cụ như quy hoạch, kế hoạch, định giá và hầu hết các phương thức giao đất là đấu thầu và đấu giá để đảm bảo công khai, minh bạch.