Nhiều doanh nghiệp lớn đã phải bán gần hết tài sản

PHẠM ĐÔNG |

Phát biểu cuối phiên thảo luận về kinh tế - xã hội của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 9.5, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, nhiều doanh nghiệp lớn đã phải bán gần hết tài sản.

Lúc thì thả ra nhanh quá, lúc thì siết lại quá

Theo đó, tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chỉ ra những khó khăn của doanh nghiệp hiện nay.

Thứ nhất về dòng tiền, ông Nguyễn Chí Dũng cho biết, hiện nay, điều hành tín dụng của chúng ta là có vấn đề, lúc thì thả ra nhanh quá, lúc thì lại siết lại quá, nên các doanh nghiệp hiện nay rất khó khăn.

"Chúng tôi biết nhiều doanh nghiệp lớn đã phải bán gần hết tài sản, những gì bán được là đã bán, đấy là việc rất đáng lo ngại. Bán theo giá nào, hiện nay bán có 50% giá thực. Người mua là ai, người mua toàn là nước ngoài.

Đấy là câu chuyện chúng tôi đã cảnh báo rất nhiều lần về việc thâu tóm của nước ngoài, rất nguy hiểm, nhất là đối với những doanh nghiệp lớn mà chúng ta cần phải giữ. Cần phải hỗ trợ để cho nền kinh tế", ông Nguyễn Chí Dũng thông tin.

Tiếp đó, vấn đề thứ hai của doanh nghiệp, tức là các thủ tục đầu tư hiện nay không làm hoặc phải mất khoảng 2 năm mới giải quyết được một vấn đề. Có thủ tục mất một năm, các doanh nghiệp không thể làm được. Người ta đã lo ngại như thế, kinh tế đã khó khăn như vậy nhưng tinh thần giải quyết công việc không có, cho nên rất khó.

Thứ ba, môi trường đầu tư hiện nay rất kẹt. Theo ông Nguyễn Chí Dũng, chúng ta đã đấu tranh suốt mấy năm nay, thể chế đã cải thiện, cải tiến rất nhiều để giảm các điều kiện kinh doanh và các loại kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, bây giờ thông qua các văn bản của các bộ, ngành, các địa phương đã phát sinh ra hàng ngàn thủ tục mới.

Bộ đã giao cho Viện Quản lý kinh tế Trung ương là đơn vị chuyên theo dõi vấn đề này đang tổng rà soát lại xem các văn bản của các bộ, ngành cái nào trái quy định, cái nào đi ngược với các quy định của luật pháp, hạn chế quyền của người dân và doanh nghiệp.

"Chỗ này chúng tôi đang làm, đây là một vấn đề rất lớn hiện nay, làm cản trở và làm ách tắc tất cả các hoạt động của nền kinh tế hiện nay. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục tham mưu để có những giải pháp phù hợp hơn, sát, đúng hơn để làm sao kinh tế của các quý sau sẽ có thể tiếp tục phục hồi và phát triển", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Tuy nhiên, mục tiêu 6,5% thì Bộ rất lo ngại. Bộ đã báo cáo nhiều lần kịch bản muốn đạt được 6,5% thì các quý sau tăng trưởng phải rất cao, phải xấp xỉ khoảng 8%, mà như vậy rất khó. Tuy nhiên Chính phủ đang để mục tiêu này để giữ, để phấn đấu.

Các đại biểu tham dự phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Các đại biểu tham dự phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Quy định mới về phòng cháy chữa cháy vượt cả nước phát triển

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, thời gian qua, có rất nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn, dừng hoạt động, đóng cửa sau khi các quy định mới về tiêu chuẩn, tiêu chí phòng cháy, chữa cháy được ban hành và có hiệu lực.

"Các doanh nghiệp cho rằng, nhiều quy định mới về phòng cháy, chữa cháy vượt cả nước phát triển và chưa đến tính khả thi khi áp dụng tại Việt Nam làm gia tăng thời gian, thủ tục và chi phí tuân thủ”, ông Thanh nêu.

Cụ thể, theo Ủy ban Kinh tế, nhiều công trình đã được đầu tư theo phương án cũ bảo đảm quy định tại Nghị định số 97/2014/NĐ-CP, có kết cấu bê tông chắc chắn, hoặc thi công hết phần đất xây dựng, nay nếu thẩm định để tuân thủ những quy định mới được ban hành tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP sẽ phát sinh nhiều vướng mắc.

Chẳng hạn, phải chỉnh sửa cả kết cấu công trình có thể làm suy giảm tuổi thọ, hay là lắp thêm những đường ống dẫn nước để giúp khả năng dập tắt đám cháy khi xảy ra hỏa hoạn cũng cần đục bê tông để dẫn ống nước vào từng tầng, từng phòng trong căn nhà không chỉ làm suy yếu kết cấu mà còn gia tăng chi phí xây dựng…

Cùng với đó, nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn mới về phòng cháy chữa cháy được ban hành không phân biệt được quy mô dự án, tính chất công trình, khó thực hiện trên thực tế quy định yêu cầu sử dụng vật liệu chống cháy, sơn chống cháy chưa được cấp phép trên thị trường Việt Nam. Chính vì không nghiệm thu được công trình mới, sẽ có hàng nghìn doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh sẽ phải đóng cửa.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Khó tiếp cận vốn, thị trường bất động sản gần như đóng băng

PHẠM ĐÔNG |

Doanh nghiệp bất động sản khó tiếp cận vốn và hầu như không huy động được vốn trái phiếu doanh nghiệp, dẫn đến thị trường bất động sản gần như “đóng băng”, ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến nền kinh tế, việc làm của người dân.

Làm rõ nguyên nhân EVN lỗ hơn 26.000 tỉ đồng

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân chính của khoản lỗ hơn 26.000 tỉ đồng năm 2022 của EVN, đồng thời sớm có giải pháp sớm khắc phục bất cập trong cơ chế giá điện.

Chủ tịch Quốc hội: Sửa đổi Luật Đất đai khó ở phương pháp định giá đất

PHẠM ĐÔNG |

"Hiện nay có một số vấn đề lớn, khó như vấn đề về tài chính đất đai và phương pháp định giá đất. Qua theo dõi đến nay vẫn còn rất khó khăn", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh khi nói về việc sửa Luật Đất đai.

Trực tiếp tuyển nữ Việt Nam vs Campuchia: Huỳnh Như dự bị

Nhóm PV |

Trực tiếp trận đấu giữa tuyển nữ Việt Nam vs Campuchia tại bán kết bóng đá nữ SEA Games 32.

Thanh tra TP Hồ Chí Minh bốc thăm chọn 98 cán bộ để xác minh tài sản

MINH QUÂN |

TP Hồ Chí Minh - 98 cán bộ thuộc 12 cơ quan, đơn vị được bốc thăm để xác minh tài sản thu nhập năm 2023.

Vụ tiêm vaccine hết hạn cho trẻ: Xem xét đình chỉ công tác 2 cán bộ y tế xã

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Liên quan đến vụ việc tiêm vaccine hết hạn cho trẻ nhỏ (ở huyện Nông Cống, Thanh Hóa) cơ quan chức tỉnh này đang khẩn trương vào cuộc làm rõ và sẽ xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị có liên quan đến vụ việc trên.

Nguyễn Thị Huyền là hình tượng bền bỉ, hi sinh vì thể thao Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG (TỪ PHNOM PENH) |

Ở tuổi 30, Nguyễn Thị Huyền vẫn chạy thoăn thoắt trên đường chạy 400m, tiếp tục mang về vinh quang cho điền kinh nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung.

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo bay flycam để chỉ ra sai phạm đất đai ở 6 huyện

KHÁNH AN |

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, cách đây hơn 2 tháng từng trực tiếp chỉ đạo lập tổ công tác, bay flycam toàn bộ 6 huyện ven sông, sau đó gửi hình ảnh sai phạm cho địa phương.

Khó tiếp cận vốn, thị trường bất động sản gần như đóng băng

PHẠM ĐÔNG |

Doanh nghiệp bất động sản khó tiếp cận vốn và hầu như không huy động được vốn trái phiếu doanh nghiệp, dẫn đến thị trường bất động sản gần như “đóng băng”, ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến nền kinh tế, việc làm của người dân.

Làm rõ nguyên nhân EVN lỗ hơn 26.000 tỉ đồng

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân chính của khoản lỗ hơn 26.000 tỉ đồng năm 2022 của EVN, đồng thời sớm có giải pháp sớm khắc phục bất cập trong cơ chế giá điện.

Chủ tịch Quốc hội: Sửa đổi Luật Đất đai khó ở phương pháp định giá đất

PHẠM ĐÔNG |

"Hiện nay có một số vấn đề lớn, khó như vấn đề về tài chính đất đai và phương pháp định giá đất. Qua theo dõi đến nay vẫn còn rất khó khăn", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh khi nói về việc sửa Luật Đất đai.