Chủ tịch Quốc hội: Sửa đổi Luật Đất đai khó ở phương pháp định giá đất

PHẠM ĐÔNG |

"Hiện nay có một số vấn đề lớn, khó như vấn đề về tài chính đất đai và phương pháp định giá đất. Qua theo dõi đến nay vẫn còn rất khó khăn", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh khi nói về việc sửa Luật Đất đai.

Ngày 9.5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 23. Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết đây là phiên họp cuối chuẩn bị cho kỳ họp thứ 5 của Quốc hội dự kiến khai mạc ngày 22.5.

Đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội cho biết, sau khi Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có nghị quyết để Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức lấy ý kiến của nhân dân. Theo báo cáo của Chính phủ và các cơ quan hữu quan, đã có trên 12 triệu lượt ý kiến đóng góp về dự án luật rất quan trọng này.

"Hiện nay có một số vấn đề lớn, khó như vấn đề về tài chính đất đai và phương pháp định giá đất. Qua theo dõi đến nay vẫn còn rất khó khăn. Quy định như thế nào để đảm bảo tính khả thi, khi luật ban hành ra có thể vận hành được", Chủ tịch Quốc hội nói.

Một vấn đề khác mà Chủ tịch Quốc hội lưu ý là dự án Luật Đất đai (sửa đổi) liên quan đến khoảng hơn 100 dự án luật khác và tác động trực tiếp đến 22 dự án luật.

Trong đó có một số dự án luật đang được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 5 hoặc cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 như dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)...

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Về dự án Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu cho ý kiến về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung các nội dung căn cứ vào thực tiễn hoạt động của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng hiện nay, việc tái cơ cấu, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, xử lý nợ xấu, xử lý tình trạng sở hữu chéo; quản lý tài sản đảm bảo; vấn đề thanh tra, kiểm tra, giám sát; những nội dung cần luật hóa từ Nghị quyết 42 của Quốc hội…

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội cho biết đây là dự án nhận được sự quan tâm của công dân Việt Nam ở trong nước và đồng bào ta ở nước ngoài, dự kiến trình Quốc hội xem xét thông qua theo thể thức rút gọn nên càng phải được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng.

Hơn 40 chính sách đặc thù phát triển TPHCM

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, trong kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã có nghị quyết cho kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 54 về cơ chế, chính sách đặc thù cho TPHCM đến hết 2023. Đồng thời, giao Chính phủ trình Quốc hội về nghị quyết mới cho TPHCM trong thời gian sớm nhất.

Vì vậy, cả Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đều phấn đấu trình Quốc hội xem xét, quyết định nghị quyết mới thay Nghị quyết 54 ngay tại kỳ họp thứ 5.

“Thời điểm sẽ sớm hơn thời hạn hết hiệu lực của Nghị quyết 54 đưa ra, bởi đây là đầu tàu cho cả nước phát triển. Hiện nay, yêu cầu phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các thể chế, chính sách cho các vùng động lực rất quan trọng", Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, lần này, Chính phủ đã chuẩn bị rất công phu và Đảng đoàn Quốc hội đã có 2 buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM. Trong đó, một phiên vào tháng 3.2022 và một phiên vào ngày 7.5 vừa qua để cho ý kiến vào dự thảo.

Dự kiến có 8 nhóm chính sách liên quan đến 44 cơ chế được Chính phủ trình nên ông Huệ đề nghị Thường vụ Quốc hội tập trung cho 27 chính sách cụ thể là chính sách mới nằm trong 7 - 8 nhóm chính sách.

Trong đó, có 13 loại chính sách gồm chính sách kế thừa hoàn toàn Nghị quyết 54 và một số chính sách kế thừa nhưng hoàn thiện hơn, đồng thời, có 6 loại chính sách cụ thể được đưa vào các dự án luật hiện nay trình Quốc hội với hàm ý cho TPHCM đi trước thực hiện.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Chính sách đặc thù cho TPHCM cần mang tính đột phá, khắc phục sức ỳ

PHẠM ĐÔNG |

Các thành viên Đảng đoàn Quốc hội đề nghị cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh cần mang tính đột phá mạnh mẽ, vượt trội; góp phần tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, các điểm nghẽn, khắc phục sức ỳ trong phát triển thời gian qua.

Sửa Luật Đất đai: Tránh lợi dụng chính sách để ôm đất, đầu cơ đất

PHẠM ĐÔNG |

Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực kiến nghị, Luật Đất đai (sửa đổi) phải chỉ rõ các loại hình tôn giáo được thuê đất để phù hợp với chính sách, tránh lợi dụng chính sách để “ôm đất”, “đầu cơ” đất, lãng phí không sử dụng đất.

Sửa Luật Đất đai phải đặt lợi ích người dân lên trên hết

THÙY TRANG - VĂN TRỰC |

Chiều 27.4, tại buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho biết, việc sửa đổi Luật Đất đai sắp tới sẽ có nhiều điểm quan trọng. Trong đó, lợi ích của người dân sẽ được đặt lên trên hết.

Lái xe máy bon bon trên cao tốc và muôn lí do biện minh khi bị xử lý

Tô Thế |

Hà Nội - Đã xảy ra hàng loạt vụ tai nạn nghiêm trọng khi xe máy đi vào làn cao tốc trên Đại lộ Thăng Long, có người đã tử vong, người bị thương, phương tiện thì hư hỏng. Tuy nhiên hàng ngày vẫn có hàng trăm lượt phương tiện cố tình vi phạm.

“Lễ hội Văn hoá và Du lịch Mường Lò 2022” nhận giải Vàng quốc tế

Chí Long |

Sự kiện “Lễ hội Văn hoá và Du lịch Mường Lò” vừa được vinh danh giải Vàng ở hạng mục Best Arts & Cultural Event (Sự kiện văn hoá nghệ thuật xuất sắc nhất) tại Event Marketing Awards 2023.

Cựu Chủ tịch Bình Thuận thừa nhận giao đất cho Tân Việt Phát sai quy định

Việt Dũng |

Hà Nội - Bị cáo Nguyễn Ngọc Hai - cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận - giải trình về hành vi liên quan đến giao đất sai, khiến Nhà nước thất thoát hơn 45 tỉ đồng.

61 năm tù cho nhóm chạy điều chuyển ông Đinh Văn Nơi

Lâm Điền |

Toà án nhân dân tỉnh An Giang đã tuyên phạt 61 năm tù cho nhóm chạy điều chuyển ông Đinh Văn Nơi.

Khách hàng vẫn gửi tiết kiệm tại bưu điện Tuyên Hóa sau tin đồn thất thiệt

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH – Liên quan đến tin đồn thất thiệt về việc Bưu điện Tuyên Hóa “vỡ nợ” và lãnh đạo bưu điện huyện "ôm tiền" bỏ trốn, ghi nhận của báo Lao Động cho thấy, các hoạt động của bưu điện huyện Tuyên Hóa đang diễn ra bình thường.

Chính sách đặc thù cho TPHCM cần mang tính đột phá, khắc phục sức ỳ

PHẠM ĐÔNG |

Các thành viên Đảng đoàn Quốc hội đề nghị cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh cần mang tính đột phá mạnh mẽ, vượt trội; góp phần tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, các điểm nghẽn, khắc phục sức ỳ trong phát triển thời gian qua.

Sửa Luật Đất đai: Tránh lợi dụng chính sách để ôm đất, đầu cơ đất

PHẠM ĐÔNG |

Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực kiến nghị, Luật Đất đai (sửa đổi) phải chỉ rõ các loại hình tôn giáo được thuê đất để phù hợp với chính sách, tránh lợi dụng chính sách để “ôm đất”, “đầu cơ” đất, lãng phí không sử dụng đất.

Sửa Luật Đất đai phải đặt lợi ích người dân lên trên hết

THÙY TRANG - VĂN TRỰC |

Chiều 27.4, tại buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho biết, việc sửa đổi Luật Đất đai sắp tới sẽ có nhiều điểm quan trọng. Trong đó, lợi ích của người dân sẽ được đặt lên trên hết.