Làm rõ nguyên nhân EVN lỗ hơn 26.000 tỉ đồng

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân chính của khoản lỗ hơn 26.000 tỉ đồng năm 2022 của EVN, đồng thời sớm có giải pháp sớm khắc phục bất cập trong cơ chế giá điện.

Sáng 9.5, tại phiên họp thứ 23 tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2022 và những tháng đầu năm 2023.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, dù bối cảnh thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi song tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng 2023 đã đạt nhiều kết quả tích cực. Kinh tế vĩ mô được giữ ổn định, bảo đảm các cân đối lớn.

Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, chủ động điều hành chính sách tiền tệ hỗ trợ giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định tỉ giá phù hợp với diễn biến thị trường; bảo đảm an toàn, thanh khoản của hệ thống ngân hàng…

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Liên quan đến một số khó khăn, hạn chế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết hoạt động sản xuất, kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, đầu tư, thu hút FDI… vẫn còn gặp khó khăn.

Tăng trưởng tín dụng thấp (đến ngày 24.4 chỉ tăng 2,66%) cho thấy tình hình sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp, nền kinh tế tiếp tục khó khăn. Mặt bằng lãi suất cho vay dù đã giảm 0,41 điểm % so với cuối năm 2022 nhưng vẫn ở mức cao, bình quân là 9,56%/năm.

Ngoài ra, áp lực điều hành kinh tế vĩ mô gia tăng. Tăng trưởng kinh tế thấp hơn kịch bản đề ra; sản xuất, kinh doanh, đầu tư gặp nhiều khó khăn, xuất nhập khẩu giảm… 

Bên cạnh đó, điều hành giá chịu áp lực lớn hơn trước nhu cầu sử dụng điện tăng cao trong mùa nắng nóng sắp tới, cùng với việc dự kiến điều chỉnh giá điện, dịch vụ y tế và các mặt hàng do Nhà nước kiểm soát giá, điều chỉnh chính sách tiền lương có thể tạo áp lực lên đến lạm phát.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Liên quan đến vấn đề giá điện, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, một số ý kiến cho rằng việc tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khiến tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất trong bối cảnh đơn hàng giảm, xuất khẩu giảm.

Báo cáo cũng cho biết cơ chế giá điện hiện nay là không hợp lý, bởi giá điện sinh hoạt của người dân chi trả còn cao hơn cả giá điện sản xuất của các doanh nghiệp (trong đó chiếm số lượng lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).

“Đây là một bất cập đã được nhắc đến từ nhiều năm nay nhưng chưa được xem xét, thay đổi”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu.

Cũng theo báo cáo, chính sách giá điện như hiện nay không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào máy móc, trang thiết bị ít tiêu hao năng lượng. Đó là lý do mỗi lần tăng giá điện, người dân đều cảm thấy không thoải mái. 

“Đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân chính của khoản lỗ hơn 26.000 tỉ đồng năm 2022 của EVN, đồng thời sớm có giải pháp sớm khắc phục bất cập trong cơ chế giá điện”, báo cáo của Ủy ban Kinh tế nêu.

Cách đây ít ngày, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có quyết định về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Theo đó, EVN quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 4.5.2023. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Bộ Công Thương cho biết chi phí đầu vào tăng cao cũng như những biến động về tỉ giá là những lý do chính cho quyết định tăng giá điện của EVN. Bộ này nhấn mạnh "việc điều chỉnh giá điện năm 2023 là cần thiết". Cũng theo Bộ Công Thương, mức tăng 3% giá điện bán lẻ bình quân là con số thấp hơn nhiều so với kịch bản tăng giá được EVN xây dựng và trình xem xét trước đó.

Trước đó, vào cuối tháng 3, theo báo của Bộ Công Thương, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của EVN lỗ 36.294 tỉ đồng. Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2022 là 10.058 tỉ đồng.

Như vậy, tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 và các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh điện (bao gồm thu nhập từ hoạt động tài chính và từ tiền bán công suất phản kháng) năm 2022 của EVN lỗ 26.235 tỉ đồng (không tính tới thu nhập từ sản xuất khác).

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Giá than tăng rất cao, sếp EVN nói "chúng tôi gồng mình đảm bảo đủ điện"

Cường Ngô |

Lãnh đạo EVN cho biết, dù giá than tăng rất cao, sản lượng sụt giảm, nhưng ngành điện vẫn cố gắng bảo đảm đủ nguồn cung than cho sản xuất điện, đạm để phục vụ phát triển kinh tế đất nước và sinh hoạt của người dân.

Tin sáng: Sức ép tăng giá điện lớn khi EVN báo lỗ kỷ lục

KHÁNH LINH - DUY HƯNG |

TIN SÁNG ngày 10.4: EVN lỗ kỷ lục, sức ép tăng giá điện ngày càng lớn; Hội An sẽ bỏ vé tham quan phân biệt du khách trong và ngoài nước; Công bố chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2023 vào cuối tháng 6...

EVN lỗ kỷ lục, sức ép tăng giá điện trong năm 2023 ngày càng lớn

Anh Tuấn |

Trong bối cảnh giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện tăng rất cao, giá bán lẻ điện bình quân nhiều năm chưa được điều chỉnh khiến Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mất cân đối tài chính, chỉ giữ được khoản lỗ năm 2022 ở mức 26.235 tỉ đồng. Do đó, EVN đã đề xuất tăng giá điện trong năm 2023.

Lái xe máy bon bon trên cao tốc và muôn lí do biện minh khi bị xử lý

Tô Thế |

Hà Nội - Đã xảy ra hàng loạt vụ tai nạn nghiêm trọng khi xe máy đi vào làn cao tốc trên Đại lộ Thăng Long, có người đã tử vong, người bị thương, phương tiện thì hư hỏng. Tuy nhiên hàng ngày vẫn có hàng trăm lượt phương tiện cố tình vi phạm.

“Lễ hội Văn hoá và Du lịch Mường Lò 2022” nhận giải Vàng quốc tế

Chí Long |

Sự kiện “Lễ hội Văn hoá và Du lịch Mường Lò” vừa được vinh danh giải Vàng ở hạng mục Best Arts & Cultural Event (Sự kiện văn hoá nghệ thuật xuất sắc nhất) tại Event Marketing Awards 2023.

Cựu Chủ tịch Bình Thuận thừa nhận giao đất cho Tân Việt Phát sai quy định

Việt Dũng |

Hà Nội - Bị cáo Nguyễn Ngọc Hai - cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận - giải trình về hành vi liên quan đến giao đất sai, khiến Nhà nước thất thoát hơn 45 tỉ đồng.

61 năm tù cho nhóm chạy điều chuyển ông Đinh Văn Nơi

Lâm Điền |

Toà án nhân dân tỉnh An Giang đã tuyên phạt 61 năm tù cho nhóm chạy điều chuyển ông Đinh Văn Nơi.

Khách hàng vẫn gửi tiết kiệm tại bưu điện Tuyên Hóa sau tin đồn thất thiệt

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH – Liên quan đến tin đồn thất thiệt về việc Bưu điện Tuyên Hóa “vỡ nợ” và lãnh đạo bưu điện huyện "ôm tiền" bỏ trốn, ghi nhận của báo Lao Động cho thấy, các hoạt động của bưu điện huyện Tuyên Hóa đang diễn ra bình thường.

Giá than tăng rất cao, sếp EVN nói "chúng tôi gồng mình đảm bảo đủ điện"

Cường Ngô |

Lãnh đạo EVN cho biết, dù giá than tăng rất cao, sản lượng sụt giảm, nhưng ngành điện vẫn cố gắng bảo đảm đủ nguồn cung than cho sản xuất điện, đạm để phục vụ phát triển kinh tế đất nước và sinh hoạt của người dân.

Tin sáng: Sức ép tăng giá điện lớn khi EVN báo lỗ kỷ lục

KHÁNH LINH - DUY HƯNG |

TIN SÁNG ngày 10.4: EVN lỗ kỷ lục, sức ép tăng giá điện ngày càng lớn; Hội An sẽ bỏ vé tham quan phân biệt du khách trong và ngoài nước; Công bố chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2023 vào cuối tháng 6...

EVN lỗ kỷ lục, sức ép tăng giá điện trong năm 2023 ngày càng lớn

Anh Tuấn |

Trong bối cảnh giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện tăng rất cao, giá bán lẻ điện bình quân nhiều năm chưa được điều chỉnh khiến Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mất cân đối tài chính, chỉ giữ được khoản lỗ năm 2022 ở mức 26.235 tỉ đồng. Do đó, EVN đã đề xuất tăng giá điện trong năm 2023.