Nhật Bản - đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên mọi lĩnh vực

Khánh Minh |

Nhật Bản hiện là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh, văn hóa, giáo dục, lao động, du lịch...

Chiều 26.11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 27 - 30.11.2023 theo lời mời của Nhà nước Nhật Bản.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Nhật Bản, 9 năm hai nước nâng cấp quan hệ song phương thành Đối tác Chiến lược sâu rộng.

Giao lưu lịch sử

Từ thế kỷ 8, nhà sư Phật Triết của Lâm Ấp (nay là miền Trung Việt Nam) đã tới Nara, kinh đô Nhật Bản, giao lưu Phật giáo, âm nhạc tại chùa Đại An. Qua đó, nhà sư Phật Triết đã giới thiệu âm nhạc Lâm Ấp, đến nay vẫn được biểu diễn trong những nhạc khúc của nhã nhạc Nhật Bản, với sự đồng điệu về thanh âm với nhã nhạc cung đình Huế.

Trong thế kỷ 17, nhiều thương thuyền (Châu Ấn Thuyền) của Nhật Bản đã cập cảng Hội An và tại đây, người Nhật Bản đã tổ chức giao lưu, buôn bán và lập ra khu phố của người Nhật Bản. Trong số đó, có thương nhân Araki Sotaro, người kết hôn và đưa công chúa Ngọc Hoa (con gái của Chúa Nguyễn Phúc Nguyên) về sống tại Nagasaki, Nhật Bản.

Đầu thế kỷ 20, tháng 1.1905, nhà cách mạng Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông Du, đưa khoảng 200 thanh niên yêu nước Việt Nam sang Nhật Bản học tập, nhận được sự hỗ trợ của một số nhân vật của Nhật Bản, đặc biệt là sự giúp đỡ quý báu của bác sỹ Asaba Sakitaro trong thời điểm khó khăn nhất.

Đối tác quan trọng hàng đầu

Nhật Bản hiện là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh, văn hóa, giáo dục, lao động, du lịch…

Nhật Bản là nước G7 đầu tiên đón Tổng Bí thư Việt Nam đi thăm (năm 1995), nước G7 đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam (năm 2009), nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (năm 2011), nước G7 đầu tiên mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng (5.2016).

Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21.9.1973 cho đến nay, Việt Nam và Nhật Bản đã lần lượt xác lập khuôn khổ quan hệ từ Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài năm 2002 lên Đối tác Chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á năm 2009 và Đối tác Chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á năm 2014.

Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam tổng cộng 12 lần. Chủ tịch Hạ viện thăm Việt Nam tháng 1.2002 và tháng 5.2017, Chủ tịch Thượng viện thăm tháng 12.2015 và tháng 9.2023.

Nhà vua Akihito (đã thoái vị, hiện là Thượng Hoàng) thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam năm 2017. Hoàng Thái tử Naruhito (Nhà vua hiện nay) thăm chính thức Việt Nam tháng 2.2009. Hoàng tử Akishino thăm chính thức Việt Nam tháng 6.1999 và thăm với tư cách cá nhân tháng 8.2012; sau khi trở thành Hoàng Thái tử cùng Công nương thăm chính thức Việt Nam tháng 9.2023.

Về phía lãnh đạo Việt Nam thăm Nhật Bản: Tổng Bí thư Việt Nam thăm Nhật Bản 4 lần, Chủ tịch nước thăm Nhật Bản 3 lần, Thủ tướng Chính phủ thăm Nhật Bản 21 lần, Chủ tịch Quốc hội thăm Nhật Bản 4 lần.

Hợp tác kinh tế

Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất, đối tác hợp tác lao động thứ 2, nhà đầu tư số 3, đối tác du lịch thứ 3, thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.

ODA của Nhật Bản tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm như giao thông, năng lượng và cơ sở hạ tầng đô thị ở Việt Nam, trong đó có tuyến đường sắt đô thị (Metro) số 1 Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Anh Tú
ODA của Nhật Bản tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm như giao thông, năng lượng và cơ sở hạ tầng đô thị ở Việt Nam, trong đó có tuyến đường sắt đô thị (Metro) số 1 Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Anh Tú

Về thương mại, hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ 1999. Trong 9 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản đạt trên 32,9 tỉ USD.

Về đầu tư trực tiếp, FDI của Nhật Bản vào Việt Nam lũy kế tính đến 20.9.2023 đạt 71,3 tỉ USD với 5.198 dự án còn hiệu lực, xếp thứ 3/143 các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, tổng vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam đạt khoảng 2,9 tỉ USD, tăng 50% so với cùng kỳ 2022.

Về viện trợ phát triển chính thức ODA, Nhật Bản là nước cung cấp vốn vay bằng đồng Yên cho Việt Nam lớn nhất, tổng giá trị vay tính đến hết năm tài khóa 2020 là 2.812,8 tỉ Yên (tương đương 27,5 tỉ USD), chiếm hơn 26% tổng vốn ký kết vay nước ngoài của Chính phủ.

Hai bên cũng hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực khác như nông nghiệp, ứng phó với biến đổi khí hậu, hợp tác lao động. Việt Nam là quốc gia phái cử nhiều nhất (khoảng 345.000 người) trong tổng số 15 quốc gia tham gia phái cử lao động cho Nhật Bản.

Về hợp tác giáo dục, Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới chính thức đưa tiếng Nhật vào giảng dạy ở bậc trung học cơ sở từ năm 2003, tiểu học từ năm 2019. Số lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản hiện đạt hơn 51.000 người.

Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản đạt khoảng 520.000 người (đông đứng thứ 2 sau Trung Quốc).

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng lên đường thăm chính thức Nhật Bản

Khánh Minh |

Ngày 26.11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 27-30.11.

Việt Nam nói về khả năng nâng cấp quan hệ khi Chủ tịch nước thăm Nhật Bản

Thanh Hà |

Việt Nam trả lời về khả năng nâng cấp quan hệ với Nhật Bản trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân vào tuần tới.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân sẽ thăm chính thức Nhật Bản

Thanh Hà |

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân sẽ thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 27-30.11.2023.

Loạt doanh nghiệp phát hành trái phiếu có lãi suất lên đến 14%/năm

Thanh Giang |

Tính đến tháng 11.2023, tổng giá trị hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 233.000 tỉ đồng, giảm 8% so với cùng kì năm trước. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp huy động trái phiếu với lãi suất lên đến 14%/năm.

AFC ra quyết định loại bỏ một giải đấu

HOÀNG HUÊ |

Một giải đấu vừa bị gạch tên khỏi hệ thống thi đấu của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC).

Bệ phóng cho văn học viết về công nhân, công đoàn thời kỳ đổi mới

NHÓM PV |

Nhiều thập kỷ qua, thế hệ các nhà văn lớn tuổi đã rất nỗ lực hoàn thành sứ mệnh, trách nhiệm của mình khi viết về hình ảnh người công nhân trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Hiện tại, thế hệ các nhà văn đang được trẻ hoá. Từ những cuộc thi viết về đề tài người công nhân, công đoàn sẽ là bệ phóng cho những cây bút trẻ viết về công nhân, người lao động trong thời đại công nghệ 4.0 vụt sáng trên bầu trời văn học Việt Nam.


Một số ngôi nhà ở Đắk Nông bị sụt lún, nứt toác chưa rõ nguyên nhân

Phan Tuấn |

Những ngày qua, một số ngôi nhà người dân ở xã Quảng Phú, huyện Krông Nô (Đắk Nông) bỗng xuất hiện các vết nứt toác, sụt lún... nhưng chưa rõ nguyên nhân.

Căn cứ đề nghị truy tố, xét xử vắng mặt 5 cựu sếp SCB ở vụ Vạn Thịnh Phát

Việt Dũng |

Trong số 86 người bị đề nghị truy tố do có sai phạm liên quan vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan, có 5 bị can là cựu lãnh đạo nhà băng này.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng lên đường thăm chính thức Nhật Bản

Khánh Minh |

Ngày 26.11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 27-30.11.

Việt Nam nói về khả năng nâng cấp quan hệ khi Chủ tịch nước thăm Nhật Bản

Thanh Hà |

Việt Nam trả lời về khả năng nâng cấp quan hệ với Nhật Bản trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân vào tuần tới.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân sẽ thăm chính thức Nhật Bản

Thanh Hà |

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân sẽ thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 27-30.11.2023.