Nghiên cứu tăng lãi suất điều hành nhưng giữ mặt bằng lãi suất cho vay

Vương Trần |

Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu tăng lãi suất điều hành, tăng lãi suất huy động nhưng cố gắng giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.

Dứt khoát không hoang mang, dao động nhưng không lơ là, chủ quan

Sáng nay (22.9), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng liên quan tới xây dựng pháp luật và ổn định kinh tế vĩ mô.

Tham dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Nội dung đầu tiên được thảo luận tại phiên họp là tình hình kinh tế vĩ mô từ nay đến cuối năm 2022 và những tháng đầu năm 2023.

Nội dung này được Chính phủ thảo luận trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức, tăng trưởng có xu thế giảm, lạm phát có xu thế tăng cao, ngân hàng Trung ương của nhiều nước tăng lãi suất, tác động tới nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp.

Mới nhất, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm lần thứ ba liên tiếp trong năm nay tại cuộc họp trong hai ngày 20 - 21.9 và cho biết sắp tới sẽ tiếp tục tăng trong nỗ lực kiềm chế lạm phát đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục 40 năm.

Kết luận nội dung này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chưa có tiền lệ. Tăng trưởng có xu hướng giảm, lạm phát có xu hướng tăng cao tại hầu hết các nước, trong đó có Mỹ, EU, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, một số nước ASEAN…

Trong thời kỳ dịch bệnh, nhiều nước nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, dẫn tới hệ quả là lạm phát tăng cao, khiến ngân hàng Trung ương thời gian qua nhiều nước phải tăng lãi suất.

Việc các nước tăng lãi suất làm ảnh hưởng tới nhiều nước khác về nợ công, xuất khẩu, thất nghiệp… Trong bối cảnh đó, Thủ tướng nhấn mạnh: Dứt khoát không hoang mang, dao động, cũng không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; chủ động nắm bắt tình hình, giữ vững bình tĩnh, tự tin, bản lĩnh, linh hoạt, sáng tạo trong điều hành. Mục tiêu là ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, đây là ưu tiên xuyên suốt, vừa trước mắt, vừa lâu dài.

Để thực hiện mục tiêu này, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện thật tốt Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16.9.2022 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới.

Trong đó, quán triệt quan điểm chỉ đạo điều hành của Chính phủ trên tinh thần chung là: (1) Bảo đảm ổn định trong điều kiện bất định; (2) Giữ thế chủ động trước những diễn biến phức tạp, bất ngờ, khó lường; (3) Kiên định, nhất quán, phù hợp, hiệu quả trước sự biến động, tác động nhiều chiều từ thế giới và trong nước; (4) Kiểm soát rủi ro, kịp thời ứng phó với nguy cơ suy thoái, khủng hoảng; (5) Tạo dựng phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế trong điều kiện hội nhập sâu rộng.

Nghiên cứu tăng lãi suất điều hành, lãi suất huy động nhưng cố gắng giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay

Về định hướng chính sách, Thủ tướng nêu rõ, thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, Ngân hàng Nhà nước điều hành chủ động, linh hoạt bằng các công cụ tỉ giá, lãi suất, tăng trưởng tín dụng, lựa chọn thứ tự ưu tiên. Tích cực hơn nữa, đẩy mạnh hỗ trợ lãi suất 2%; đẩy mạnh công tác truyền thông, tránh kỳ vọng tiêu cực.

Thủ tướng chỉ đạo các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô sau khi Fed tiếp tục nâng lãi suất
Thủ tướng chỉ đạo các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô sau khi FED tiếp tục nâng lãi suất

Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu tăng lãi suất điều hành, tăng lãi suất huy động nhưng cố gắng giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay và kêu gọi, vận động các tổ chức tín dụng tiếp tục đổi mới công nghệ, tăng hiệu quả hoạt động, quản trị, tiết giảm chi phí, nghiên cứu giảm lãi suất ở một số đối tượng, lĩnh vực phục vụ sản xuất kinh doanh để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi kinh tế sau dịch.

Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả. Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo, rà soát giảm thuế, phí, lệ phí và có chính sách hỗ trợ phù hợp giúp người dân, doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm; tăng thu, giảm chi, tiết kiệm tối đa chi thường xuyên.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa phải phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, hiệu quả cùng các chính sách khác.

Thủ tướng nhấn mạnh nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn về tiền tệ, tín dụng, tài chính, nợ công, lương thực, năng lượng, thông tin; thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng cả phía cung và phía cầu.

Làm tốt công tác quy hoạch, rà soát hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh; giải quyết các vấn đề phát sinh và các vấn đề tồn đọng một cách hiệu quả.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Fed tăng lãi suất 0,75%, chứng khoán sẽ ra sao, có nên cắt lỗ lúc này?

Hương Nguyễn |

Đúng như dự đoán của giới đầu tư và các chuyên gia, FED thông báo ngân hàng này quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm, lên biên độ 3% - 3,25%. Nền kinh tế Việt Nam và thị trường chứng khoán sẽ ảnh hưởng ra sao sau thông tin này?

Fed tăng mạnh lãi suất ảnh hưởng tài chính cá nhân như thế nào?

Thanh Hà |

Việc Fed tăng lãi suất ngày 21.9 dẫn tới lãi suất thuế thế chấp tăng vọt, doanh số bán nhà sụt giảm, thẻ tín dụng và các khoản vay mua ôtô đắt hơn ở Mỹ.

Fed tăng lãi suất và sức ép nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt

Trà My |

Tâm điểm của giới tài chính toàn cầu là quyết định nâng lãi suất của Fed. Câu hỏi nóng nhất lúc này: Fed sẽ tăng lãi suất bao nhiêu? Điều này sẽ tác động gì đến nền kinh tế của Việt Nam?

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Fed tăng lãi suất 0,75%, chứng khoán sẽ ra sao, có nên cắt lỗ lúc này?

Hương Nguyễn |

Đúng như dự đoán của giới đầu tư và các chuyên gia, FED thông báo ngân hàng này quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm, lên biên độ 3% - 3,25%. Nền kinh tế Việt Nam và thị trường chứng khoán sẽ ảnh hưởng ra sao sau thông tin này?

Fed tăng mạnh lãi suất ảnh hưởng tài chính cá nhân như thế nào?

Thanh Hà |

Việc Fed tăng lãi suất ngày 21.9 dẫn tới lãi suất thuế thế chấp tăng vọt, doanh số bán nhà sụt giảm, thẻ tín dụng và các khoản vay mua ôtô đắt hơn ở Mỹ.

Fed tăng lãi suất và sức ép nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt

Trà My |

Tâm điểm của giới tài chính toàn cầu là quyết định nâng lãi suất của Fed. Câu hỏi nóng nhất lúc này: Fed sẽ tăng lãi suất bao nhiêu? Điều này sẽ tác động gì đến nền kinh tế của Việt Nam?