Nếu vay thì phải làm các dự án lớn, xoay chuyển tình thế chứ không dàn trải

NHÓM PV |

Trong phần thảo luận tại tổ tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dành nhiều thời gian trao đổi với các đại biểu liên quan tới các vấn đề về đầu tư phát triển, ứng phó biến đổi khí hậu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Khắc phục sạt lở, sụt lún, ngập mặn, hạn hán khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Sáng 24.10, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp 6 Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận tại tổ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, qua khảo sát có thể thấy ĐBSCL hiện nay phải đối mặt với một số vấn đề đó là “sụt lún, sạt lở, hạn hán, ngập mặn”.

Vừa qua, Chính phủ đã có quyết định chi 4.000 tỉ đồng cho các tỉnh ĐBSCL khắc phục trước mắt những vấn đề trên. Thủ tướng đề nghị các đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) giám sát việc sử dụng nguồn lực đã đủ, đúng, hiệu quả chưa.

Về lâu dài, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần có những dự án lớn, đặc biệt là các tỉnh: Bạc Liêu, Vĩnh Long, Cà Mau... Đây là những tỉnh bị sạt lở nhiều, mất đất do sạt lở, biến đổi khí hậu nhiều thì cần có những dự án lớn để khắc phục thiên tai.

Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ, sáng 24.10. Ảnh: T.Vương
Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ, sáng 24.10. Ảnh: T.Vương

Từ tác động của biến đổi khí hậu dẫn tới ảnh hưởng nặng nề ở ĐBSCL, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, Việt Nam phải cùng thế giới ngăn chặn sự nóng lên của Trái đất. Bên cạnh đó phải xây dựng các dự án mang tính lâu dài, với những dự án hàng tỉ USD.

Theo đó, ĐBSCL cần chuẩn bị cho những dự án mang tính lâu dài, huy động nguồn vốn, hợp tác công tư để thực hiện các dự án chống sạt lở bài bản, hiệu quả, kịp thời.

Thủ tướng nhắc lại sự thay đổi của dòng sông Mê Kông phía thượng nguồn là vấn đề lớn, Việt Nam đang cùng các nước có liên quan xây dựng kế hoạch, triển khai các dự án lớn để góp phần không làm ảnh hưởng quá lớn đến dòng chảy của sông Mê Kông. Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh bảo vệ dòng chảy tự nhiên của sông Mê Kông rất quan trọng, là vấn đề lớn và lâu dài.

“Ngoài nỗ lực của chúng ta thì thúc đẩy các tiểu vùng sông Mê Kông với các đối tác lớn, các nước liên quan trong khu vực, kêu gọi các nước có điều kiện kinh tế, khoa học để cùng giải quyết” - Thủ tướng nói và nhấn mạnh, vấn đề ĐBSCL hết sức quan trọng với ngành nông nghiệp, với công ăn việc làm, sinh kế của người dân và với sự phát triển của đất nước.

Đã đi vay phải làm dự án lớn, không làm vụn vặt, dàn trải

Theo người đứng đầu Chính phủ, vấn đề sạt lở ĐBSCL là vấn đề lớn, vừa phải giải quyết vấn đề trước mắt nhưng cũng phải xây dựng các dự án lớn mang tính lâu dài để ngăn chặn sự tác động tiêu cực đến ĐBSCL.

Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Chính phủ xác định. Trong đó, những dự án cần triển khai là chống sạt lở, sụt lún, ngập mặn và biến đổi khí hậu. Việc này cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế, huy động các nguồn lực. Với những dự án vay vốn quốc tế cần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

“Nếu đã đi vay thì phải làm các dự án lớn, xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái chứ không làm vụn vặt, manh mún. Thay vì dàn trải thì chúng ta làm những vấn đề lớn như chống sụt lún, sạt lở, ngập mặn, biến đổi khí hậu” - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh và lưu ý phải có tư duy, phương thức, cách tiếp cận mới để vừa giải quyết vấn đề trước mắt, vừa có giải pháp căn cơ lâu dài.

Thủ tướng cho biết thêm, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng quy trình trồng 1 triệu ha lúa sạch, phát triển nông nghiệp xanh, phát triển bền vững phục vụ cho an ninh lương thực và xuất khẩu bền vững.

Thủ tướng cũng lưu ý các vấn đề lớn khác như ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực và hạ tầng giao thông. Nhấn mạnh thuận lợi của khu vực ĐBSCL là sông nước mà đã gắn với sông nước thì phải có cầu, cảng, Thủ tướng lưu ý trong phát triển hạ tầng giao thông, với vùng ĐBSCL có thể tận dụng, khai thác từ dòng sông song phải là khai thác bền vững.

Cũng theo Thủ tướng, để phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, việc của Trung ương là kết nối vùng, kết nối tỉnh nhưng các địa phương phải nỗ lực, dành nguồn lực để kết nối trong tỉnh, huyện.

Dẫn ví dụ từ bài học quyết tâm làm sân bay của Điện Biên để nói về phát triển hạ tầng, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay, địa phương phải quyết tâm làm, bỏ tiền ra và tập trung làm, không ỷ lại Trung ương. Trung ương cũng không bỏ rơi địa phương. Địa phương bỏ tiền ra giải phóng mặt bằng, Trung ương bỏ tiền ra làm đường bay, sân đỗ, nhà ga. Có như vậy mới có sân bay Điện Biên. Trung ương và địa phương cùng làm.

“Ta biết tháo gỡ thì ta có nguồn lực, nếu chỉ địa phương hay chỉ Trung ương thì cũng không làm được mà phải có hợp tác, vẫn cần BOT, BT để phát triển hạ tầng” - Thủ tướng nhấn mạnh.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Tăng trưởng kinh tế tỉnh Cà Mau đứng thứ 3 Đồng bằng sông Cửu Long

NHẬT HỒ |

Cà Mau - 9 tháng năm 2023, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước còn khó khăn, GRDP tỉnh Cà Mau tăng 7,72% so cùng kỳ, đứng thứ 3 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngập úng đô thị ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng nhanh, càng nặng

PHONG LINH |

Không chỉ triều cường hay mưa lớn mà kể cả mưa nhỏ cũng gây ngập các đô thị ở ĐBSCL. Các nhà khoa học cho rằng, bên cạnh các yếu tố tự nhiên, tình trạng ngập tại ĐBSCL còn chịu tác động của một số yếu tố khác...

Sạt lở ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long phức tạp, Chính phủ rất quan tâm

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, tình hình sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long diễn biến rất phức tạp, Chính phủ rất quan tâm giải quyết vấn đề này. Do đó, những chỗ cấp bách phải làm ngay, nếu không làm nhanh thì những chỗ xoáy lớn gây sạt lở thì sẽ sạt lở nặng nề hơn.

Người dân nói bảo hiểm xe máy vô tác dụng, công ty bảo hiểm lên tiếng

Hồng Diệp |

Hiện nay, nhiều người dân cho rằng bảo hiểm xe máy đang không phát huy được tác dụng bởi thủ tục nhận bồi thường khi xảy ra tai nạn rất phức tạp. Trước vấn đề này, đại diện công ty bảo hiểm cho biết, việc đảm bảo về hồ sơ pháp lý giúp quá trình nhận quyền lợi trở nên nhanh chóng và hạn chế được việc trục lợi từ bảo hiểm.

Làng chài, lại có thêm những đứa trẻ mồ côi còn thơ dại

Hoàng Văn Minh - Hoàng Bin |

Làng chài Đông An, xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam lại có thêm những đứa trẻ mồ côi sau vụ 2 tàu câu mực bị lốc xoáy đánh chìm trên biển làm 2 người chết và 13 người mất tích.

Nhói lòng cảnh mẹ góa con côi đắp mộ gió chờ chồng mất tích

Hoàng Bin |

Quảng Nam - Lực lượng cứu hộ đã kết thúc hành trình tìm kiếm 2 con tàu và ngư dân mất tích nhưng vẫn chưa tìm thấy thêm một sự sống nào. Ở quê nhà, người thân ngư dân mất tích đau đớn chuẩn bị lễ tang với những ngôi mộ gió. Những giọt nước mắt đã khô cạn, đàn bà ở làng biển từ nay gánh trên đôi vai trách nhiệm thay chồng chăm sóc cha mẹ già, con thơ.

Hết mưa 2 ngày, khu dân cư ở TPHCM vẫn chưa hết ngập

Nguyên Chân |

TPHCM - Đến sáng ngày 25.10, nhiều đoạn đường, nhà dân tại đường Sinco, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân vẫn chưa hết ngập nước, dù đã kết thúc mưa 2 ngày. Trước đó, chiều ngày 23.10, tại khu vực này đã xuất hiện mưa lớn dẫn đến tình trạng ngập sâu, nhiều nhà dân bị nước tràn vào gây hư hỏng nhiều đồ dùng sinh hoạt.

Động đất 4 độ ritcher ở Quảng Bình

LÊ PHI LONG |

Quảng Bình - Lãnh đạo địa phương cho biết, trận động đất vừa xảy ra tại huyện Quảng Trạch không gây ảnh hưởng tới đời sống của người dân địa phương.

Tăng trưởng kinh tế tỉnh Cà Mau đứng thứ 3 Đồng bằng sông Cửu Long

NHẬT HỒ |

Cà Mau - 9 tháng năm 2023, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước còn khó khăn, GRDP tỉnh Cà Mau tăng 7,72% so cùng kỳ, đứng thứ 3 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngập úng đô thị ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng nhanh, càng nặng

PHONG LINH |

Không chỉ triều cường hay mưa lớn mà kể cả mưa nhỏ cũng gây ngập các đô thị ở ĐBSCL. Các nhà khoa học cho rằng, bên cạnh các yếu tố tự nhiên, tình trạng ngập tại ĐBSCL còn chịu tác động của một số yếu tố khác...

Sạt lở ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long phức tạp, Chính phủ rất quan tâm

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, tình hình sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long diễn biến rất phức tạp, Chính phủ rất quan tâm giải quyết vấn đề này. Do đó, những chỗ cấp bách phải làm ngay, nếu không làm nhanh thì những chỗ xoáy lớn gây sạt lở thì sẽ sạt lở nặng nề hơn.