Sạt lở ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long phức tạp, Chính phủ rất quan tâm

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, tình hình sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long diễn biến rất phức tạp, Chính phủ rất quan tâm giải quyết vấn đề này. Do đó, những chỗ cấp bách phải làm ngay, nếu không làm nhanh thì những chỗ xoáy lớn gây sạt lở thì sẽ sạt lở nặng nề hơn.

Chiều 12.8, tại TP Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với các bộ, ngành và lãnh đạo các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, tình hình sạt lở ở ĐBSCL diễn biến rất phức tạp. Chính phủ rất quan tâm giải quyết vấn đề này.

Hai hôm nay, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo một số bộ ngành đã đi khảo sát thực tế các khu vực bị sạt lở ở các tỉnh ĐBSCL.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu phân tích sâu thêm nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, từ đó xác định mục tiêu trước mắt, lâu dài là gì để phát triển ĐBSCL; đưa ra các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, nhiệm vụ giải pháp; phải có nguồn lực để thực hiện công tác này.

Thủ tướng mong các nhà khoa học đóng góp ý kiến gợi ý các nhà quản lý thực hiện nhiệm vụ trước mắt là bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân, các công trình của Nhà nước, bảo đảm sinh kế của nhân dân phải “thuận thiên”, phát triển nhưng phải bền vững, là những vấn đề lớn đặt ra cho vùng ĐBSCL.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long về tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long về tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng nêu rõ, chúng ta đã có các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Quyết định của Chính phủ về vấn đề này nhưng tình hình chưa chuyển biến nhiều. Do đó phải tiếp tục các công việc để rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, tìm cách làm hiệu quả.

Theo Thủ tướng, những chỗ cấp bách phải làm ngay; nếu không làm nhanh thì những chỗ xoáy lớn gây sạt lở sẽ sạt lở nặng nề hơn.

Nhiều nơi như Vĩnh Long nếu không làm nhanh sẽ sạt lở, mất cả dải đất; hay như ở Đồng Tháp “bên lở, bên bồi”, do đó chúng ta phải tìm cách giải quyết hiệu quả hơn cho người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng cũng biểu dương tinh thần của các bộ rất kiên trì, nghiên cứu, tìm giải pháp, tìm nguồn lực của Trung ương, xã hội để phòng chống sạt lở; các tỉnh thành phố trong khu vực rất quyết liệt trong việc này.

Thủ tướng cũng nêu rõ, một cuộc họp, một vài văn bản không thể giải quyết triệt để tình trạng này nhưng chúng ta phải làm, từng bước một, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần.

Thủ tướng cũng nêu rõ, tinh thần phát triển hệ thống tuyến cao tốc của vùng ĐBSCL rất tốt, được triển khai nhanh. Từ bài học kinh nghiệm này cho thấy chúng ta suy nghĩ phải chín, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm; tăng cường phân cấp, phân quyền; ai làm tốt hơn thì phải được phân cấp, việc này phải được kiên trì.

Trước đó, sáng cùng ngày, Thủ tướng đã khảo sát khu vực đê biển Tây, tỉnh Cà Mau; khảo sát kè chống sạt lở khu vực dân cư vành đai nam Đông Hồ, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang; khảo sát tuyến kè bảo vệ khu dân cư xã Châu Phong, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang; khảo sát kè Hổ Cứ và các điểm sạt lở của tỉnh Đồng Tháp.

Theo báo cáo của các địa phương, từ năm 2016 đến nay, các tỉnh/thành phố vùng ĐBSCL đã xuất hiện tổng số 779 điểm sạt lở với tổng chiều dài 1.134 km (bờ sông: 666 điểm/744 km; bờ biển: 113 điểm/390 km).

Hiện tại còn 561 điểm: bờ sông 513 điểm/602 km; bờ biển 48 điểm/208 km; trong đó: điểm đặc nguy hiểm cần làm ngay là 63 điểm/204 km (bờ sông 39 điểm/118 km, bờ biển 24 điểm/86 km).

Về các nguyên nhân cơ bản gây sạt lở, đối với tình trạng sạt lở bờ sông, kênh rạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, hầu hết các khu vực sạt lở thường xảy ra mạnh, phổ biến ở những vị trí tại đỉnh các khúc sông cong, vị trí phân nhập lưu, đầu các cù lao, khu vực đông dân cư…

Tình hình sạt lở ngày một gia tăng cả về số điểm, quy mô, tốc độ, phạm vi. Sạt lở ở khu vực phía thượng nguồn (các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long) thường lớn hơn khu vực phía hạ nguồn (các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng).

Các khu vực sông ảnh hưởng của cả lũ lẫn triều (vùng giao thoa), thường là có hướng, vận tốc dòng chảy rất phức tạp, đặc biệt là vào thời điểm triều rút vận tốc dòng chảy tăng lên đột ngột tác động gây xói lòng dẫn và sạt lở bờ sông là rất lớn (điển hình là các sông ở khu vực tỉnh Vĩnh Long). Ngoài ra, có nguyên nhân khác từ các hoạt động kinh tế xã hội thiếu kiểm soát.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Nguy cơ sạt lở đất đá trên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua Kon Tum

THANH TUẤN |

Cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum đã cắm biển cảnh báo nguy cơ sạt lở tại vị trí trên đường Hồ Chí Minh nhằm phòng ngừa nguy hiểm cho người dân và phương tiện.

Sạt lở, xâm thực ĐBSCL, Thủ tướng yêu cầu di dời người dân khỏi khu vực nguy hiểm

Ái Vân |

Đánh giá tình trạng sạt lở, xâm thực bờ sông, bờ biển, ảnh hưởng rừng ngập mặn là nghiêm trọng tại đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các tỉnh ven biển, Thủ tướng yêu cầu, trước mắt, các địa phương phải chủ động hỗ trợ ổn định đời sống cho các hộ dân khu vực đang bị sạt lở (chỗ ở tạm, tái định cư).

Hỗ trợ lương thực, di dời người dân để phòng, tránh sạt lở, lũ quét

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 732/CĐ-TTg ngày 8.8.2023 về việc tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét.

Kỷ niệm 94 năm xuất bản số báo Báo Lao Động đầu tiên

Báo Lao Động |

Trải qua 94 năm xây dựng và phát triển, Báo Lao Động đã tạo dựng được uy tín ngày càng cao trong xã hội, trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và bạn đọc. Định vị là một tờ báo chững chạc, tin cậy, giữ vững tôn chỉ mục đích.

Những hẹn hò trên con phố Hàng Bồ

Bài và ảnh HẢI AN |

Con phố Hàng Bồ ngắn như một thân cỏ thạch xương bồ, không quá nổi một gang tay. Thế nhưng, đây lại là một con phố sầm uất, tấp nập của vùng lõi phố cổ Hà Nội với biết bao chồng lấp lịch sử, thời gian. Khi lang thang trên vỉa hè của phố Hàng Bồ, ta không chỉ đi giữa muôn cảnh mưu sinh sống động mà còn lạc bước vào một thế giới những miếng ngon cho giới cần lao, với đủ tiêu chí: ngon và rẻ.

Một xã của thị xã Sơn Tây có thể được lên thành phố

Lam Duy |

Trong trường hợp kế hoạch xây dựng thành phố phía Tây Hà Nội được thông qua, một phần xã Cổ Đông của thị xã Sơn Tây (Hà Nội) có thể sẽ được lên thành phố.

Bắt tạm giam Bí thư Huyện ủy Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa

Xuân Hùng |

Theo nguồn tin riêng của Lao Động, chiều 13.8, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt tạm giam ông Đinh Xuân Hướng, Bí thư Huyện ủy Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.

Về Nam Định thăm ngôi chùa tháp 700 tuổi bằng gạch cao nhất Việt Nam

Lương Hà |

Chùa Phổ Minh tọa lạc ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, TP. Nam Định có tháp Phổ Minh - công trình kiến trúc cổ độc đáo lớn nhất, nguyên vẹn nhất ở Việt Nam.

Nguy cơ sạt lở đất đá trên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua Kon Tum

THANH TUẤN |

Cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum đã cắm biển cảnh báo nguy cơ sạt lở tại vị trí trên đường Hồ Chí Minh nhằm phòng ngừa nguy hiểm cho người dân và phương tiện.

Sạt lở, xâm thực ĐBSCL, Thủ tướng yêu cầu di dời người dân khỏi khu vực nguy hiểm

Ái Vân |

Đánh giá tình trạng sạt lở, xâm thực bờ sông, bờ biển, ảnh hưởng rừng ngập mặn là nghiêm trọng tại đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các tỉnh ven biển, Thủ tướng yêu cầu, trước mắt, các địa phương phải chủ động hỗ trợ ổn định đời sống cho các hộ dân khu vực đang bị sạt lở (chỗ ở tạm, tái định cư).

Hỗ trợ lương thực, di dời người dân để phòng, tránh sạt lở, lũ quét

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 732/CĐ-TTg ngày 8.8.2023 về việc tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét.