Mỗi doanh nhân hãy là chiến sĩ quả cảm cùng Chính phủ sớm giành chiến thắng

Vương Trần |

"Mỗi doanh nhân, mỗi doanh nghiệp hãy là một chiến sĩ tinh nhuệ, quả cảm, bản lĩnh trên mặt trận kinh tế, nỗ lực cùng Chính phủ sớm giành được chiến thắng trong cuộc chiến đấu với đại dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển bền vững", Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu.

Doanh nghiệp đang đối mặt nhiều khó khăn, thách thức

Ngày 11.8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp có chủ đề "Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững".

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng đánh giá cao các ý kiến, tâm huyết của cộng đồng doanh nghiệp, sự trao đổi thẳng thắn của đại diện các bộ, ngành, địa phương tại Hội nghị.

Thủ tướng cảm ơn sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp vào những thành tựu, kết quả chung của đất nước; chia sẻ với các khó khăn, thách thức và cả hy sinh, mất mát mà các doanh nghiệp gặp phải trong thời gian qua.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Lắng nghe các ý kiến phát biểu, phản ánh tại Hội nghị, Thủ tướng khái quát, chia sẻ thêm về những nhóm khó khăn, thách thức chính các doanh nghiệp đang phải đối mặt.

Đó là: Sức ép lạm phát, giá xăng dầu, nhiên, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao. Thiếu hụt lao động cục bộ. Khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh. Cung và cầu bị ảnh hưởng lớn, tình trạng thiếu linh kiện, nguyên phụ liệu đầu vào để sản xuất, giảm đơn hàng cuối năm đang gia tăng.

Thị trường xuất khẩu có khả năng thu hẹp do các nước nhập khẩu đang gặp khó khăn, nhu cầu giảm. Các vướng mắc, rào cản về pháp lý tồn tại từ lâu chưa được giải quyết triệt để...

Thủ tướng cơ bản đồng tình với các giải pháp thời gian tới được nêu trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các ý kiến của các bộ, ngành, địa phương tại hội nghị. Đồng thời, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh thêm một số nội dung lớn mang tính chất nền tảng để nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục phát triển.

Trong đó, ông nhấn mạnh, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

Thúc đẩy các loại thị trường phát triển mạnh mẽ, an toàn, lành mạnh, bền vững, công khai, minh bạch. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, xây dựng nền kinh tế số, Chính phủ số, xã hội số, công dân số...

Tiếp tục hỗ trợ nhằm giảm thuế, phí xăng dầu, các nguyên, nhiên vật liệu đầu vào 

Thủ tướng nêu rõ các nhiệm vụ cụ thể trong ngắn hạn cần tập trung triển khai:

Một là, khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc, rào cản về pháp lý tồn tại từ lâu chưa được giải quyết cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hai là, tiếp tục hỗ trợ nhằm giảm thuế, phí xăng dầu, các nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất kinh doanh; nghiên cứu phát triển vùng nguyên liệu thay thế nguyên liệu nhập khẩu.

Ba là, tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt là thần tốc hơn nữa trong tiêm chủng vaccine theo mục tiêu đã đề ra.

Bốn là, đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động, đào tạo, đào tạo lại cho người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường. Chính phủ đã dành một khoản ngân sách cho vấn đề này trong chương trình phục hồi và phát triển.

Năm là, đẩy mạnh công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị.

Thủ tướng khẳng định chưa bao giờ chúng ta dành nguồn lực lớn như trong nhiệm kỳ này cho phát triển hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Các doanh nghiệp tham gia vào các công trình hạ tầng chiến lược cũng phải vào cuộc trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", chung sức, đồng lòng cùng cả nước vượt qua khó khăn trong bối cảnh hiện nay.

Sáu là, cải cách thể chế, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh triển khai thủ tục trực tuyến, tránh giao tiếp trực tiếp giữa người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, không gây khó khăn mà tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, chống tham nhũng, tiêu cực, sách nhiễu, kể cả tham nhũng vặt.

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thực chất thủ tục hành chính

Về các nhiệm vụ, giải pháp trong dài hạn, Thủ tướng yêu cầu:

Thứ nhất, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thực chất thủ tục hành chính. Đẩy mạnh công tác xây dựng chiến lược ngành, quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, tạo thuận lợi và niềm tin cho doanh nghiệp xây dựng định hướng đầu tư sản xuất kinh doanh dài hạn và bền vững.

Thứ hai, thúc đẩy chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.

Thứ ba, tăng cường hiệu quả triển khai các chính sách và nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập quốc tế, nắm bắt và đón đầu các xu hướng kinh doanh mới, xu hướng thị trường mới.

Thủ tướng mong muốn cộng đồng doanh nhân cần nêu cao tinh thần tự hào dân tộc; ý thức tuân thủ pháp luật, thực hiện liêm chính trong kinh doanh; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; cạnh tranh lành mạnh, chia sẻ và liên kết hợp tác; đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển kinh tế đất nước.

Thủ tướng mong muốn doanh nhân Việt Nam tiếp tục nỗ lực xây dựng đội ngũ doanh nhân có bản sắc Việt Nam. Có lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, có bản lĩnh, trí tuệ, ý thức tuân thủ pháp luật, thực hiện liêm chính trong kinh doanh; có khát vọng vươn lên làm giàu cho mình, cho đất nước; có trách nhiệm với người lao động, với cộng đồng, xã hội và có đạo đức, văn hoá kinh doanh, góp phần chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

"Mỗi doanh nhân, mỗi doanh nghiệp hãy là một chiến sĩ tinh nhuệ, quả cảm, bản lĩnh trên mặt trận kinh tế, nỗ lực cùng Chính phủ sớm giành được chiến thắng trong cuộc chiến đấu với đại dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển bền vững", Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng chúc cộng đồng doanh nhân Việt Nam sức khỏe, bền bỉ, tự tin, vững bước vượt qua khó khăn, thách thức hiện nay, phát triển ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng, xây dựng hình ảnh doanh nhân có bản sắc Việt Nam, tiếp tục đóng góp nhiều hơn vào quá trình xây dựng đất nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" với tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", cân bằng lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội, Đà Nẵng cam kết gì giúp cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn?

Vương Trần |

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, TP.Đà Nẵng đã thông tin về cam kết hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp "Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững".

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Chắt chiu từng cơ hội nhỏ nhất, dám đối mặt để vượt qua thách thức

Vương Trần |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, chúng ta cần phải chắt chiu từng cơ hội nhỏ nhất, dám đối mặt để vượt qua những thách thức lớn nhất; chủ động thích ứng, tận dụng cơ hội, phát triển bền vững, mang lại những giá trị mới to lớn hơn.

Chính phủ lắng nghe hiến kế của cộng đồng doanh nghiệp tháo gỡ điểm nghẽn

Vương Trần |

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mong muốn lắng nghe chia sẻ, đề xuất, sáng kiến của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội để cùng tháo gỡ khó khăn, khắc phục những điểm nghẽn trong triển khai chính sách.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Hà Nội, Đà Nẵng cam kết gì giúp cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn?

Vương Trần |

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, TP.Đà Nẵng đã thông tin về cam kết hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp "Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững".

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Chắt chiu từng cơ hội nhỏ nhất, dám đối mặt để vượt qua thách thức

Vương Trần |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, chúng ta cần phải chắt chiu từng cơ hội nhỏ nhất, dám đối mặt để vượt qua những thách thức lớn nhất; chủ động thích ứng, tận dụng cơ hội, phát triển bền vững, mang lại những giá trị mới to lớn hơn.

Chính phủ lắng nghe hiến kế của cộng đồng doanh nghiệp tháo gỡ điểm nghẽn

Vương Trần |

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mong muốn lắng nghe chia sẻ, đề xuất, sáng kiến của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội để cùng tháo gỡ khó khăn, khắc phục những điểm nghẽn trong triển khai chính sách.