KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7.5.1954 - 7.5.2024)

Lòng nhân ái của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và quyết định về phương án tác chiến lịch sử

VƯƠNG TRẦN |

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử cách đây 70 năm về trước, quyết định từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” đã thể hiện trí tuệ, tư duy quân sự sắc sảo, nhạy bén trong điều hành chiến lược của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp.

Lòng nhân ái của Đại tướng, Tổng Tư lệnh

Chiến dịch Điện Biên Phủ là một cuộc đọ sức lớn nhất, quyết liệt nhất, toàn diện nhất giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam và quân viễn chinh Pháp để giành thế chủ động trên chiến trường sau 8 năm giằng co.

Khi bước vào chiến dịch này, nhờ cầu hàng không nối liền với đồng bằng, tướng Navarre đã đưa quân số tại Điện Biên Phủ lên tới 16.000 binh sĩ tinh nhuệ cùng với những trang thiết bị hiện đại nhất do người Mỹ viện trợ.

Trong khi đó, quân đội ta đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách tưởng chừng như không thể nào vượt qua nổi. Và một trong những quyết định mang tính lịch sử đó là thay đổi phương án tác chiến của quân và dân ta từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”.

Ông Đỗ Ca Sơn - nguyên Trung đội trưởng Tiểu đoàn 251, Trung đoàn 174, Đại đoàn 316, chiến đấu suốt 38 ngày đêm trên đồi A1 - kể: Ban đầu, quân địch ở Điện Biên Phủ mới có 9 tiểu đoàn, công sự chưa vững chắc, bố phòng còn sơ hở. Do vậy, Bộ Chỉ huy tiền phương có chủ trương: Khi địch còn đứng chân chưa vững, sẽ vận dụng chiến thuật “đánh nhanh, thắng nhanh”, dốc toàn lực lượng trong 3 đêm 2 ngày tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đi đến kết thúc chiến dịch. Nhưng chỉ ít ngày sau đó, tướng Navarre tăng cường thêm quân.

Mỗi ngày qua đi, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp càng nhận thấy rõ không thể đánh nhanh được. Văng vẳng bên tai ông là lời dặn trước lúc lên đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tướng quân tại ngoại, giao chú toàn quyền quyết định” và “Chỉ được thắng không được bại, vì bại thì hết vốn”.

Tình hình khẩn trương, cần sớm có quyết định. Tổng Tư lệnh quay về sở chỉ huy, họp đảng ủy chiến dịch, bàn bạc thay đổi cách đánh. Nguyên tắc cao nhất được Tổng Tư lệnh lựa chọn là: Đánh chắc thắng. Để đảm bảo nguyên tắc này, ông chuyển sang phương châm tiêu diệt địch từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”; đồng thời quyết định hoãn cuộc tiến công, chuẩn bị phương án tác chiến mới.

“Bây giờ, chúng ta nói đến những mỹ từ vĩ đại nhưng sự thật lúc đó ở góc độ người lính, chúng tôi nhìn rất đơn giản: Thứ nhất, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghĩ đến trách nhiệm của Tổng Tư lệnh quân đội với Hồ Chủ tịch và Bộ Chính trị. Nếu đơn vị ào ào vượt qua quãng trống 1.000m kiểu sóng người thì chắc chắn… thua trận. Thứ hai là lòng nhân ái của Tổng Tư lệnh. Ông thương chiến sĩ. Ông biết đánh kiểu sóng người sẽ hy sinh rất nhiều xương máu. Quyết định thay đổi phương án tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” đó là hết sức nhân đạo” - ông Đỗ Ca Sơn chia sẻ với PV Lao Động.

Quyết định có tính lịch sử

Theo Thiếu tướng, PGS.TS Lương Thanh Hân - Phó Giám đốc Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, quyết định từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” và những chỉ đạo đã thể hiện trí tuệ, tư duy quân sự sắc sảo, nhạy bén trong điều hành chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đây là quyết định và những chỉ đạo dựa trên cơ sở khoa học, xem xét khách quan, toàn diện cục diện chiến trường; đồng thời thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, trách nhiệm cao cả trước lịch sử và trước sinh mệnh bộ đội của người chỉ huy. Quyết định này “có tính lịch sử mà những hệ quả của nó đã mở ra tương lai của Việt Nam và đã thay đổi bộ mặt của thế giới thứ ba”.

Sự chỉ đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ cùng toàn quân lập nên chiến công lững lẫy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trước toàn Đảng, toàn dân và toàn quân mà còn để lại cho cán bộ và chiến sĩ nhiều thế hệ những bài học sâu sắc về tư duy quân sự, ý chí tiến công và phong cách người làm tướng, trong đó có những quyết định lịch sử và chỉ đạo kiên quyết, chính xác, góp phần quyết định trực tiếp làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ.

70 năm đã trôi qua, Đại tướng đã về cõi vĩnh hằng, nhưng công lao to lớn cùng dấu ấn sâu đậm của Tổng Tư lệnh - Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn mãi với dân tộc ta.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ - biểu tượng của sức mạnh Việt Nam

Nhóm PV |

70 năm trước, với sức mạnh trí tuệ và bản lĩnh anh hùng, quân và dân ta đã “lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều,” giành toàn thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ba tiếng Điện Biên Phủ đã trở thành niềm tự hào và biểu tượng của sức mạnh Việt Nam.

Cận cảnh chiếc xe đạp thồ chở hơn 340kg hàng phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” có sự đóng góp to lớn của quân và dân Thanh Hóa. Đến nay sau 70 năm, những tư liệu, hiện vật quý vẫn đang được lưu giữ, bảo tồn tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa.

Chiến dịch Điện Biên Phủ là bước phát triển đến đỉnh cao của cuộc chiến tranh nhân dân

Văn Đức Thành |

Sáng 11.4, tại Điện Biên, diễn ra hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề: “Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” do Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và tỉnh Điện Biên tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Báo chí cách mạng - mũi xung kích trong chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm xưa

VƯƠNG TRẦN |

Gần 70 năm đã trôi qua, kể từ ngày quân và dân ta giành toàn thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, một mốc son chói lọi bằng vàng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Thế giới có nhiều đổi thay nhưng thời gian không làm phai mờ chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Góp phần vào chiến thắng này có sự đóng góp không nhỏ của nền báo chí cách mạng nước nhà.

Ngược dòng lịch sử qua loạt tài liệu quý về chiến dịch Điện Biên Phủ

Ý Yên |

Ngày 5.4, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ) giới thiệu hơn 200 tài liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954.

Tri ân người tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, việc làm nhỏ nhưng ý nghĩa lớn

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 5.4, tại Hà Nội diễn ra lễ tiếp nhận ủng hộ hoạt động tôn vinh, tri ân các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ trong phạm vi toàn quốc từ Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.

Mỏ đá nổ mìn tung bụi trắng xóa trên cao tốc Nha Trang – Cam Lâm

Hữu Long |

Khánh Hòa – Hoạt động từ nổ mìn, xay xát đá của một số mỏ đá đã gây nên bụi mù mịt trên tuyến cao tốc Nha Trang – Cam Lâm.

Tăng liên tiếp 5 tuần, giá vàng sẽ còn lên cao

Ngọc Thiện |

Giá vàng thế giới ổn định vào phiên vừa qua, hướng tới tuần tăng thứ năm liên tiếp.

Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ - biểu tượng của sức mạnh Việt Nam

Nhóm PV |

70 năm trước, với sức mạnh trí tuệ và bản lĩnh anh hùng, quân và dân ta đã “lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều,” giành toàn thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ba tiếng Điện Biên Phủ đã trở thành niềm tự hào và biểu tượng của sức mạnh Việt Nam.

Cận cảnh chiếc xe đạp thồ chở hơn 340kg hàng phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” có sự đóng góp to lớn của quân và dân Thanh Hóa. Đến nay sau 70 năm, những tư liệu, hiện vật quý vẫn đang được lưu giữ, bảo tồn tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa.

Chiến dịch Điện Biên Phủ là bước phát triển đến đỉnh cao của cuộc chiến tranh nhân dân

Văn Đức Thành |

Sáng 11.4, tại Điện Biên, diễn ra hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề: “Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” do Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và tỉnh Điện Biên tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Báo chí cách mạng - mũi xung kích trong chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm xưa

VƯƠNG TRẦN |

Gần 70 năm đã trôi qua, kể từ ngày quân và dân ta giành toàn thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, một mốc son chói lọi bằng vàng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Thế giới có nhiều đổi thay nhưng thời gian không làm phai mờ chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Góp phần vào chiến thắng này có sự đóng góp không nhỏ của nền báo chí cách mạng nước nhà.

Ngược dòng lịch sử qua loạt tài liệu quý về chiến dịch Điện Biên Phủ

Ý Yên |

Ngày 5.4, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ) giới thiệu hơn 200 tài liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954.

Tri ân người tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, việc làm nhỏ nhưng ý nghĩa lớn

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 5.4, tại Hà Nội diễn ra lễ tiếp nhận ủng hộ hoạt động tôn vinh, tri ân các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ trong phạm vi toàn quốc từ Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.