Ký ức chiến thắng Điện Biên Phủ trên không: Lập công rồi, B-52 rơi tại chỗ

Vương Trần |

Nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng âm hưởng hào hùng của Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" vẫn còn vang vọng, là một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

“Lập công rồi, B-52 rơi tại chỗ”

Cách đây tròn 50 năm, vào những ngày cuối tháng 12.1972, “pháo đài bay B-52” - biểu tượng sức mạnh của Không lực Mỹ bị đập tan trên bầu trời Hà Nội.

Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" buộc chính quyền Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom đánh phá miền Bắc, ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, rút hết quân viễn chinh về nước; tạo nên bước ngoặt quan trọng để quân và dân ta đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Ảnh: Phương Lâm
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Ảnh: Phương Lâm

Một nhân chứng lịch sử là Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Bí thư Đảng ủy, Phó Tư lệnh về Chính trị Quân chủng Phòng không - Không quân vẫn còn nhớ nguyên vẹn cảm xúc về những ngày khói bom, chiến đấu canh giữ bầu trời Hà Nội cách đây vừa tròn 50 năm.

Ông Phiệt kể: Mở màn chiến dịch là Tiểu đoàn 78, Trung đoàn tên lửa 257 (mang phiên hiệu Đoàn Cờ đỏ).

Lúc 19h44 ngày 18.12.1972, tại trận địa Thượng Thụy, chúng ta đã phóng 2 quả đạn tên lửa vào tốp B-52 đang bay từ hướng Tây vào gây tội ác với nhân dân ta. Tuy máy bay chưa rơi, nhưng nó đã báo hiệu, nhắc nhở lực lượng phòng không sẵn sàng chiến đấu, nhất là bộ đội tên lửa, B-52 đã vào đánh Hà Nội.

Đến 20h13, Tiểu đoàn 59 Trung đoàn tên lửa 261 (Đoàn Thành Loa) bảo vệ phía Bắc Hà Nội đã bắt đúng dải nhiễu B-52, phóng 2 quả đạn tên lửa bắn rơi tại chỗ B-52 tại cánh đồng Chuôm, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Kết quả này khiến nhân dân ta ngỡ ngàng và các cấp còn hoài nghi đúng hay không đúng việc B-52 bị bắn rơi tại chỗ.

“Khi ấy, một đồng chí Trung đoàn phó Trung đoàn 261 đã đến tận nơi máy bay rơi xem tình hình thế nào. Ông đã đứng lên xác chiếc B-52 và đã dùng dao đeo bên người cậy được nhãn hiệu (cành ô liu và quả đấm thép) có dòng chữ B-52G. Sung sướng, tự hào ông hô như reo: Lập công rồi, B-52 rơi tại chỗ”, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nhớ lại.

Khống chế những "siêu pháo đài bay"

Nhớ lại những ký ức về bầu trời khói lửa Hà Nội cách đây 50 năm về trước, Trung tướng Phạm Tuân - phi công bắn rơi máy bay B-52 trên bầu trời Hà Nội chia sẻ: Máy bay B-52 của Mỹ thời đó được coi là “Siêu pháo đài bay”, là một trong 3 loại vũ khí chiến lược của Mỹ lúc bấy giờ, gồm: B-52, tàu ngầm nguyên tử và tên lửa hạt nhân. Đó là vũ khí chiến lược, hay còn gọi là “quả đấm thép” của Mỹ để triển khai cuộc chiến tranh hiện đại.

Trung tướng Phạm Tuân - phi công bắn rơi máy bay B52 trên bầu trời Hà Nội. Ảnh: T.Vương
Trung tướng Phạm Tuân - phi công bắn rơi máy bay B-52 trên bầu trời Hà Nội. Ảnh: T.Vương

Máy bay B-52 có thể mang được 30 tấn bom/chiếc. Mỗi khi xuất kích chiến đấu, B-52 thường được nhiều máy bay khác bay cùng để yểm trợ như F4,F100, F111… Mặt khác, hệ thống làm nhiễu sóng ra đa của các máy bay này rất tốt, nên chúng ta rất khó phát hiện ra B-52 để triển khai tấn công.

Trung tướng Phạm Tuân cho biết, mỗi lần không quân của ta xuất kích tại các sân bay chúng đều nắm được, ngoài ra hệ thống làm nhiễu của chúng rất tốt nên không quân của ta chưa thể bắn rơi được B-52. Nhưng không quân đã phối hợp với lực lượng phòng không rất tốt như: không quân đánh vòng ngoài, tên lửa đánh vòng trong tại vị trí cách Hà Nội khoảng 40-50km.

Ban ngày, các đội không quân của ta bay lên để đánh tất cả các loại máy bay như F4, F100, F111 để bảo vệ hệ thống tên lửa của ta dưới mặt đất. Khi họ bay lên, đội hình của chúng phải tản ra, nhiễu sóng ra đa cũng ít đi, giúp chúng ta bảo vệ mục tiêu dưới mặt đất, không quân đã làm tốt điều này.

“Các lực lượng đều rất quyết tâm. Không quân cũng rất quyết tâm đánh B-52. Chính vì ý chí quyết tâm như vậy nên sau nhiều ngày đêm, bộ đội tên lửa, bộ đội không quân cũng tập luyện để làm sao trong điều kiện khó khăn nhất chúng ta cũng tìm được cách đánh thắng quân giặc. Chúng ta đã huy động được sức mạnh tổng hợp toàn dân đã tạo nên một chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta” - Trung tướng Phạm Tuân chia sẻ.

Qua 12 ngày đêm đọ sức, quân dân Việt Nam, không những không lúng túng trước đòn đánh phá ồ ạt mà còn tạo lưới lửa phòng không nhiều tầng, nhiều lớp dày đặc. Có 81 máy bay các loại của Mỹ bị bắn rơi, trong đó có 34 máy bay B-52. Chiến thắng đó, thể hiện trí tuệ Việt Nam trước vũ khí công nghệ cao của địch.

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” cuối tháng 12.1972 là sự kiện lịch sử trọng đại và là kỳ tích có một không hai - biểu tượng chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Ra mắt chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không

Huyền Chi |

Nhiều hoạt động văn hóa phong phú được tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không.

Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không: Bước ngoặt lịch sử

VƯƠNG TRẦN |

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” cuối tháng 12.1972 là sự kiện lịch sử trọng đại và là kỳ tích có một không hai - biểu tượng chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Đây là chiến thắng có ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc, góp phần rất quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Giới thiệu 500 tư liệu về Điện Biên Phủ trên không - Bản hùng ca bất tử

Vương Trần |

Các thông tin tư liệu góp phần phản ánh tầm vóc, ý nghĩa thời đại và giá trị lịch sử của chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” năm 1972; khẳng định đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn của Đảng trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc ta.

Nên làm gì khi bị ngân hàng ép mua bảo hiểm?

Thái Mạnh |

Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh tình trạng nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm tại các ngân hàng bắt đầu xuất hiện trở lại. Theo đó khiến tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn và chưa có dấu hiệu chấm dứt hoàn toàn.

Phá án vụ giết người 5 thập kỷ từ ADN trên điếu thuốc

Thanh Hà |

Tháng 7.1971, Rita Curran, giáo viên 24 tuổi sống ở Burlington, Vermont, Mỹ, được người bạn tìm thấy đã chết trong nhà, trong tình trạng bị bóp cổ. Kẻ giết người không được tìm ra và vụ án rơi dần vào quên lãng.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

Bế tắc tìm việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Đã hơn 1 tháng sau Tết Nguyên đán, chị Thắm vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Rơi vào bế tắc, thậm chí, chị đã nảy sinh ý định xuất khẩu lao động để thoát cảnh thất nghiệp.

Chính thức thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 10 tỉnh

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành các nghị quyết về việc thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 10 tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Ra mắt chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không

Huyền Chi |

Nhiều hoạt động văn hóa phong phú được tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không.

Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không: Bước ngoặt lịch sử

VƯƠNG TRẦN |

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” cuối tháng 12.1972 là sự kiện lịch sử trọng đại và là kỳ tích có một không hai - biểu tượng chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Đây là chiến thắng có ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc, góp phần rất quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Giới thiệu 500 tư liệu về Điện Biên Phủ trên không - Bản hùng ca bất tử

Vương Trần |

Các thông tin tư liệu góp phần phản ánh tầm vóc, ý nghĩa thời đại và giá trị lịch sử của chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” năm 1972; khẳng định đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn của Đảng trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc ta.