QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ DNNN:

Làm gì để chấm dứt lãng phí, trục lợi đất vàng?

KHÁNH HOÀ |

Ngày 28.5, Quốc hội tiến hành giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011-2016, trong đó, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại và cũng đưa ra nhiều đề xuất để chấm dứt tình trạng lãng phí, trục lợi từ đất vàng.

Định giá không đúng, đất vàng bị bán với giá bèo bọt

Tham gia thảo luận, đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) cho rằng, cách định giá giá trị doanh nghiệp còn thiếu sót, việc định giá thấp tài sản DNNN khi cổ phần hóa còn thấp hơn giá trị thật, đặc biệt là định giá đất. Theo đại biểu này, khi định giá doanh nghiệp, nhiều nơi đã không tính đến giá trị quyền sử dụng đất hoặc không tính đến giá trị sử dụng đất sau khi điều chỉnh quy hoạch, thay đổi mục đích sử dụng đất. Từ đó, có nhiều cá nhân, tổ chức đã dễ dàng thâu tóm doanh nghiệp sau cổ phần hóa với giá rẻ, với động cơ chủ yếu là được hưởng lợi lớn từ đất vàng của DNNN.

Trong khi đó, đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) đưa ra câu chuyện cử tri tại huyện Tam Lương (tỉnh Phú Thọ) rất bức xúc khi 50ha bờ sông sử dụng để xây dựng nhà máy Ethanol Phú Thọ hàng nghìn tỉ đồng nhưng dừng triển khai đã 5-6 năm nay, nhà xưởng, thiết bị máy móc đắp chiếu rất xót xa.

Còn đại biểu Leo Thị Lịch (Bắc Giang) nhấn mạnh, nguy cơ thất thoát tài sản của Nhà nước qua cổ phần hóa do việc định giá giá trị doanh nghiệp thấp hơn giá trị thực tế, bởi nhiều tài sản như thương hiệu doanh nghiệp, lợi thế thị trường, lợi thế độc quyền, giá trị đất đai không được đánh giá đúng, nhiều chỗ được bán với giá bèo bọt. Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) thì nhấn mạnh đến tình trạng sử dụng đất vàng một cách lãng phí của DNNN. Nhiều nơi sử dụng không đúng mục đích, cho thuê, bị lấn chiếm gây lãng phí tài sản công.

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà thừa nhận, có hiện tượng thất thoát giá trị đất đai trong định giá giá trị DNNN mà nguyên nhân chính là do các quy định pháp luật về đất đai chưa rõ ràng, phương án rà soát quỹ đất đai, sử dụng đất của các doanh nghiệp chưa được xem xét trước khi tiến hành cổ phần hoá.

Ông thừa nhận, tồn tại tình trạng khu đất vàng sử dụng lãng phí, sau khi cổ phần hoá xong các doanh nghiệp đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đất không đúng tiêu chí, gây vướng mắc khiến không thể đưa ra đấu giá phần tài sản trên những mảnh đất này. Ngoài ra, giá đất hiện hành khác lớn so với giá trên thị trường là do chưa xác định đúng giá trị, vị thế các khu đất thuộc sở hữu doanh nghiệp. Vừa qua, Bộ TNMT đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 01/2017 (sửa đổi), quy định phương án sử dụng đất khi cổ phần hoá DNNN, thanh tra kiểm tra các dự án đất vàng.

“Các bộ, ngành đang cùng vào cuộc tiến hành thanh tra các dự án có đất vàng. Trên cơ sở đó, khi phát hiện sai phạm thì sẽ xem xét, xử lý theo quy định. Nếu làm tốt việc này, thất thoát nguồn lực đất đai trong xác định giá trị doanh nghiệp sẽ giảm thiểu, cải thiện về cơ bản” - ông Hà thông tin.

Lô đất bị bỏ hoang với dự án Tháp Tài chính Quốc tế (IFT), cạnh cầu vượt Nguyễn Chánh - Hoàng Minh Giám, Thanh Xuân, Hà Nội.  Ảnh: VIỆT LINH
Lô đất bị bỏ hoang với dự án Tháp Tài chính Quốc tế (IFT), cạnh cầu vượt Nguyễn Chánh - Hoàng Minh Giám, Thanh Xuân, Hà Nội. Ảnh: VIỆT LINH

Đề xuất định giá độc lập, giám sát chéo, thu hồi đất vàng sai phạm

Để chống thất thoát đất vàng khi cổ phần hóa, đại biểu Trần Văn Minh đề nghị cần nghiên cứu áp dụng định giá tài sản tiên tiến, đảm bảo vốn tài sản nhà nước, trong đó, cần phải định giá đầy đủ, công khai, minh bạch, xác định cơ chế thị trường.

“Cần định giá doanh nghiệp một cách độc lập. Cần có cơ chế giám sát chéo quá trình định giá DNNN. Cần có quy định chế tài cụ thể, phát hiện nghi vấn, vi phạm quy định của pháp luật ngăn chặn các biểu hiện trục lợi về tài sản công, tránh gây thất thoát và tăng cường quản lý đất đai sau cổ phần hóa” - ông Minh 
đề xuất.

Về phần mình, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) đề nghị, để ngăn chặn các doanh nghiệp giữ đất dù không phù hợp với mục đích kinh doanh, Chính phủ sớm rà soát, thu hồi lại toàn bộ đất, đất vàng sai phạm, chấn chỉnh cách tính giá thuê đất đồng thời làm rõ tình trạng không ít doanh nghiệp được giao đất vàng nhưng việc cho thuê, đấu giá, chuyển nhượng không minh bạch.

Còn đại biểu Hoàng Quang Hàm kiến nghị Chính phủ cần giám sát quá trình, chỉ đạo và kiểm tra các bộ, ngành, địa phương khi phê duyệt phương án sử dụng đất và quản lý quy hoạch sau cổ phần hoá, không để xảy ra sai phạm khi phê duyệt phương án sử dụng đất hoặc xảy ra tình trạng sau cổ phần hoá doanh nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng đất không phù hợp, không đúng quy định kiếm lời gây thất thoát tiền của Nhà nước. 

Đại biểu QH, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường: Cổ phần hóa phải gắn chặt với trách nhiệm người đứng đầu

Chiều 28.5, phát biểu thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011-2016, ĐB Bùi Văn Cường cho rằng, nếu cổ phần hóa gắn chặt với trách nhiệm đứng đầu sẽ giảm được chuyện không có năng lực nhưng vẫn muốn làm lãnh đạo.

ĐB Bùi Văn Cường cho rằng, ngoài các mục tiêu chung như tạo sản phẩm của cải vật chất cho xã hội; giải quyết việc làm cho người lao động; nộp thuế thì DNNN còn 2 nhiệm vụ rất quan trọng là: Công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô, ổn định nền kinh tế; trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn thì lợi nhuận DNNN mang lại nhập vào vốn nhà nước rất có ý nghĩa.

Trong khi đó, lợi nhuận của DN tư nhân sẽ rơi vào tư nhân hoặc các thành phần khác nên đề nghị báo cáo phải nói rất rõ điều này. “Nếu nhất nhất cổ phần hóa hết, trong bối cảnh điều kiện kinh tế còn khó khăn thì phải xem xét kỹ. Chúng ta cứ so sánh với các nước khác như Hoa Kỳ hay một số nước, kinh tế của họ phát triển, kinh tế nhà nước mang lại không chiếm nhiều trong tổng nền kinh tế. Nhưng với chúng ta, nguồn tiền này hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Khi kinh tế của ta phát triển, ta cho tư nhân hóa, cổ phần hóa hết, nhưng giai đoạn này, lợi nhuận ấy hết sức cần thiết cho phần tích trữ của nền kinh tế” - ĐB Cường nhấn mạnh.

Từ đó, ĐB Bùi Văn Cường đề xuất, cần có lộ trình cổ phần hóa hợp lý, những DNNN làm ăn hiệu quả cần thiết phải giữ. Ngoài ra, cơ chế với quản trị với DNNN phải gắn trách nhiệm cho các lãnh đạo về doanh thu, lợi nhuận. Quy trách nhiệm đồng thời với tăng cường kiểm soát bằng các bộ công cụ sẽ khiến lãnh đạo DNNN làm việc hiệu quả.

“Cần có bộ công cụ quản lý, quản trị, giám sát chặt chẽ gắn với trách nhiệm. Quyền lợi, lương, thưởng sẽ căn cứ theo lợi nhuận” - ĐB Bùi Văn Cường cho hay. LÊ PHƯƠNG ghi

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Cần chấm dứt tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”

Một trong những lỗ hổng trong quản lý DNNN được Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đưa ra trong phiên thảo luận của Quốc hội ngày 28.5 là tình trạng các bộ ngành “vừa đá bóng vừa thổi còi”, khi cùng lúc đóng hai vai quản lý nhà nước và quản trị DNNN.

Ông cũng chỉ ra hệ quả của việc vừa đá bóng vừa thổi còi đã dẫn tới tình trạng mất, thất thoát vốn, lãng phí... Bộ trưởng kiến nghị cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ hoàn thiện thể chế pháp lý của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước nhưng cũng cần quán triệt rõ nguyên tắc chỉ đạo của Đảng và đảm bảo nguyên tắc của thị trường.LÂM ANH

KHÁNH HOÀ
TIN LIÊN QUAN

ĐBQH Bùi Văn Cường: Cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, gắn với trách nhiệm lãnh đạo

Lê Phương |

Chiều 28.5, phát biểu tranh luận với một số đại biểu tại phiên thảo luận tai hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011-2016, ĐB Bùi Văn Cường - Uỷ viên TƯ Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN cho rằng cần phải xem xét kỹ lộ trình cổ phần hoá và phải có cơ chế gắn trách nhiệm, giao thẩm quyền đối với lãnh đạo chủ chốt doanh nghiệp nhà nước thì mới phát huy hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

ĐBQH chất vấn Bộ GTVT về tài sản “giống như loại quỹ đen của cổ phần hoá”

Khánh Hoà |

Tranh luận với Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, đoàn Bến Tre đề nghị Chính phủ và Bộ GTVT kiểm tra lại 2 trường hợp cổ phần hoá của ngành giao thông trong đó có những vấn đề khi định giá Tổng công ty vận tải thuỷ Việt Nam với giá tương đương với 1 căn nhà ở phố cổ.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Có công ty chỉ thoái vốn được vài phần trăm

Lê Phương |

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 28.5 về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN và cổ phần hóa DN giai đoạn 2011 – 2016, ĐB Đỗ Văn Sinh (đoàn Quảng Trị) cho rằng quá trình cổ phần hóa rất khó minh bạch, thực tế cho thấy có DN chỉ thoái vốn được vài phần trăm.

Ghé thăm thiên đường độc đáo dành cho mèo tại Malaysia

Tuấn Đạt |

Thiên đường của loài mèo ở thành phố Kuching (Malaysia) được dự kiến sẽ là điểm đến ưa chuộng của du khách vào dịp Tết Nguyên đán.

Huỳnh Như trải lòng khi đón Tết phương xa

Thanh Vũ |

Huỳnh Như đã có những tâm sự với Báo Lao Động trong năm thứ 2 không được đón Tết cùng gia đình.

Huấn luyện viên Park Hang-seo khẳng định vị thế ở Đông Nam Á

AN NGUYÊN |

Huấn luyện viên Park Hang-seo đến Việt Nam từ nguồn cơn thất bại 0-3 cay đắng của đội U23 trước Thái Lan tại SEA Games 2017. Sau 5 năm dẫn dắt một đội bóng Đông Nam Á, tất cả đều phải thừa nhận rằng Việt Nam là số 1.

Biệt đội cứu hộ san hô dưới đáy biển

Hữu Long |

Khánh Hòa - Các thành viên trong nhóm lặn biển đến từ Nha Trang đã cùng nhau kêu gọi cộng đồng tham gia vào dự án ươm trồng, phát triển san hô, khôi phục hệ sinh thái biển.

Cẩn trọng khi đi qua đèo dốc nguy hiểm trên Quốc lộ 6 ngày cận Tết

Minh Chuyên |

Tuyến Quốc lộ 6 có nhiều đèo dốc nguy hiểm, cùng với đó, lượng phương tiện trong những ngày cận Tết tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông (TNGT) rất lớn.

ĐBQH Bùi Văn Cường: Cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, gắn với trách nhiệm lãnh đạo

Lê Phương |

Chiều 28.5, phát biểu tranh luận với một số đại biểu tại phiên thảo luận tai hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011-2016, ĐB Bùi Văn Cường - Uỷ viên TƯ Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN cho rằng cần phải xem xét kỹ lộ trình cổ phần hoá và phải có cơ chế gắn trách nhiệm, giao thẩm quyền đối với lãnh đạo chủ chốt doanh nghiệp nhà nước thì mới phát huy hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

ĐBQH chất vấn Bộ GTVT về tài sản “giống như loại quỹ đen của cổ phần hoá”

Khánh Hoà |

Tranh luận với Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, đoàn Bến Tre đề nghị Chính phủ và Bộ GTVT kiểm tra lại 2 trường hợp cổ phần hoá của ngành giao thông trong đó có những vấn đề khi định giá Tổng công ty vận tải thuỷ Việt Nam với giá tương đương với 1 căn nhà ở phố cổ.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Có công ty chỉ thoái vốn được vài phần trăm

Lê Phương |

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 28.5 về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN và cổ phần hóa DN giai đoạn 2011 – 2016, ĐB Đỗ Văn Sinh (đoàn Quảng Trị) cho rằng quá trình cổ phần hóa rất khó minh bạch, thực tế cho thấy có DN chỉ thoái vốn được vài phần trăm.