“Khi Bác Hồ tuyên bố độc lập, chúng tôi vui sướng trào dâng nước mắt"

VƯƠNG TRẦN |

“Mùng 2.9.1945, khi Bác Hồ tuyên bố độc lập, tất cả chúng tôi sung sướng, ôm lấy nhau. Giờ phút đó mọi người vui sướng quá, trong lòng tự trào dâng nước mắt” – lão thành cách mạng Đặng Kim Sơn chia sẻ trong chương trình Sao Độc lập.

Kỷ niệm 74 nám Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2.9, tối 28.8, tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND thành phố Hà Nội cùng Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật "Sao Độc lập".

Dự chương trình có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cùng lãnh đạo các Bộ, ban, ngành.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh T.Vương
Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh T.Vương

Với nội dung nghệ thuật đặc sắc, các tiết mục đã khắc họa những giá trị văn hóa, lịch sử cao đẹp của dân tộc ta, đồng thời cổ vũ tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của lớp lớp người Việt Nam đã hy sinh anh dũng để giành, giữ nền độc lập cho nước nhà.

Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc diễn ra trong chương trình. Ảnh T.Vương
Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc diễn ra trong chương trình. Ảnh T.Vương

 
Nhiều tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu. Ảnh: T.Vương

Chương trình nghệ thuật gồm 3 trường đoạn: Con Lạc cháu Hồng; Vang mãi bản hùng ca; Rạng rỡ non sông Việt Nam. Chương trình cũng đã cùng giao lưu, gặp gỡ với những nhân vật lão thành cách mạng, tham gia trong 2 cuộc chiến tranh giữ nước tạo nên Tết Độc lập hôm nay.

 

Đặc biệt, trong phần giao lưu, nhiều người đã không khỏi xúc động khi được nghe chia sẻ của bà Đặng Kim Sơn (sinh năm 1931), lão thành cách mạng – người đã trải qua 2 cuộc chiến tranh gian khổ của đất nước.

Bà Đặng Kim Sơn bày tỏ sự phấn khởi, vui mừng trước sự phát triển, sự đổi mới của đất nước như ngày hôm nay. “Thời chúng tôi, đất nước ta bị nô lệ, người dân khổ lắm, mọi người ăn không no, mặc không đủ, bị đàn áp. Cho tới bây giờ, đất nước tiến lên độc lập, cuộc đời của chúng ta càng ngày càng được sung sướng nên tôi thấy tự hào”.

Bà Đặng Kim Sơn giao lưu cùng khán giả. Ảnh T.Vương
Bà Đặng Kim Sơn giao lưu cùng khán giả. Ảnh T.Vương

Nhớ lại cảm giác ngày Tết Độc lập năm xưa, bà Đặng Kim Sơn xúc động: “Mùng 2.9.1945, khi Bác Hồ tuyên bố độc lập, tất cả chúng tôi sung sướng, ôm lấy nhau. Giờ phút đó, mọi người vui sướng quá, trong lòng tự trào dâng nước mắt...”.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải trao quà cho các lão thành cách mạng. Ảnh T.Vương
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải trao quà cho các lão thành cách mạng. Ảnh T.Vương

Tại chương trình, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã tặng quà, kỷ niệm chương cho các lão thành cách mạng.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Hành trình húc đổ cổng Dinh Độc Lập của hai xe tăng số hiệu 390 và 843

Nguồn: Tư liệu bảo tàng Tăng Thiết Giáp |

Trưa ngày 30.4.1975, dẫn đầu đội hình xe tăng của Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập là hai chiếc xe tăng mang số hiệu 843 và 390. Hai chiếc xe tăng này đều đã lần lượt húc đổ cổng phụ và cổng chính của trung tâm đầu não cuối cùng của chính quyền ngụy Sài Gòn, đánh dấu chấm hết cho cuộc chiến phi nghĩa chia cắt dân tộc Việt Nam suốt 20 năm

Khám phá Tổng Hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam và Dinh Độc lập

VƯƠNG TRẦN |

Tổng Hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam (nhà và hầm D67) là nơi làm việc của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 1967 -1975. Đặc biệt, từ cuối năm 1974 -1975, tại đây, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã ra nhiều quyết định quan trọng tiến tới Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước vào thời khắc ngày 30.4.1975 tại Dinh Độc Lập.

Ngôi nhà 48 Hàng Ngang - nơi Bác Hồ viết “Tuyên ngôn Độc lập”: Tinh thần về đại đoàn kết dân tộc

VƯƠNG TRẦN |

Nằm trong khu phố cổ buôn bán sầm uất, căn nhà số 48 Hàng Ngang (Hà Nội) gắn sứ mệnh thiêng liêng của dân tộc - nơi ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 73 năm trôi qua, những kỷ vật trong căn nhà còn vẹn nguyên, nơi để người Việt trở về thăm lại và cảm nhận không khí sục sôi của ngày Độc lập.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hành trình húc đổ cổng Dinh Độc Lập của hai xe tăng số hiệu 390 và 843

Nguồn: Tư liệu bảo tàng Tăng Thiết Giáp |

Trưa ngày 30.4.1975, dẫn đầu đội hình xe tăng của Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập là hai chiếc xe tăng mang số hiệu 843 và 390. Hai chiếc xe tăng này đều đã lần lượt húc đổ cổng phụ và cổng chính của trung tâm đầu não cuối cùng của chính quyền ngụy Sài Gòn, đánh dấu chấm hết cho cuộc chiến phi nghĩa chia cắt dân tộc Việt Nam suốt 20 năm

Khám phá Tổng Hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam và Dinh Độc lập

VƯƠNG TRẦN |

Tổng Hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam (nhà và hầm D67) là nơi làm việc của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 1967 -1975. Đặc biệt, từ cuối năm 1974 -1975, tại đây, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã ra nhiều quyết định quan trọng tiến tới Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước vào thời khắc ngày 30.4.1975 tại Dinh Độc Lập.

Ngôi nhà 48 Hàng Ngang - nơi Bác Hồ viết “Tuyên ngôn Độc lập”: Tinh thần về đại đoàn kết dân tộc

VƯƠNG TRẦN |

Nằm trong khu phố cổ buôn bán sầm uất, căn nhà số 48 Hàng Ngang (Hà Nội) gắn sứ mệnh thiêng liêng của dân tộc - nơi ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 73 năm trôi qua, những kỷ vật trong căn nhà còn vẹn nguyên, nơi để người Việt trở về thăm lại và cảm nhận không khí sục sôi của ngày Độc lập.