Khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam

Nguyễn Hà - Tô Thế |

Sáng 4.12, lễ khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự Lễ khai mạc.

Với chủ đề: “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau, phát huy nội lực cùng phát triển với đất nước”, Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ II nhằm đánh giá những thành tựu, kết quả thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc giai đoạn 2010-2020, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, tiếp tục hoàn thiện chính sách dân tộc, đưa ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030.

Đại hội cũng là diễn đàn giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các dân tộc, đồng thời là đợt sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Về dự Đại hội có 1.600 đại biểu, được bầu chọn tại Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh lần thứ ba, đại diện cho 54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong đó, đại biểu nam chiếm tỷ lệ gần 67%, đại biểu nữ chiếm hơn 33%; đại biểu cao tuổi nhất là ông Huỳnh Phến, 91 tuổi đến từ Sóc Trăng, đại biểu trẻ nhất là Nguyễn Đăng Lộc, 18 tuổi, dân tộc Tày, đến từ Bình Phước.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu dự Đại hội. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu dự Đại hội. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho biết, trong thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã quan tâm chỉ đạo; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã tạo điều kiện phối hợp tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số ở 363 huyện, 50 tỉnh, thành phố trong cả nước, tạo nên không khí hồ hởi, phấn khởi, góp phần vào thành công của Đại hội Đảng các cấp, vững tin hướng tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

"Đại hội cấp tỉnh và các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã chọn cử được 1.592 đại biểu ưu tú về dự Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II đủ đại diện của cả 54 dân tộc, đại diện lãnh đạo các cấp, nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ, tướng lĩnh quân đội, công an, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, doanh nhân, nghệ nhân, người có uy tín... thể hiện tinh thần đại đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, đóng góp vào thành công của Đại hội chúng ta" - Phó Thủ tướng Thường trực nói.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại lễ khai mạc. Ảnh: Tô Thế
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại lễ khai mạc. Ảnh: Tô Thế

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II là diễn đàn giao lưu, trao đổi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số, tạo sự đồng thuận và niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Phó Thủ tướng cho biết, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88 phê duyệt Đề án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

"Đây là lần đầu tiên chúng ta có một Chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với tổng mức vốn bố trí cho giai đoạn 2021 – 2025 là hơn 130 nghìn tỉ đồng, đầu tư phát triển toàn diện các lĩnh vực với trọng tâm là phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững cho đồng bào; phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; phát triển văn hóa, thông tin và du lịch; đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở vùng dân tộc thiểu số và miền núi vững mạnh.

Đặc biệt là giải quyết những vấn đề cấp thiết về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt..., tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân; thu hẹp dần khoảng cách so với vùng phát triển, giảm dần, tiến tới không còn xã, thôn có điều kiện đặc biệt khó khăn về kinh tế, xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào năm 2030" - Phó Thủ tướng Thường trực cho biết.

Nguyễn Hà - Tô Thế
TIN LIÊN QUAN

Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần II họp phiên trù bị

Theo Chinhphu.vn |

Chiều 3.12, tại Hà Nội đã diễn ra phiên trù bị của Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam lần thứ II năm 2020, với sự tham gia của 1.593 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 14,2 triệu đồng bào DTTS trên cả nước.

Chuẩn bị tổ chức Đại hội toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần II

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình yêu cầu tổ chức Đại hội các dân tộc thiểu số Việt Nam bảo đảm an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.

Trao 110 suất học bổng cho con em ngư dân, học sinh dân tộc thiểu số

NGUYỄN TRI |

Ngày 24.11, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Bình Định phối hợp với Văn phòng phía Nam Quỹ học bổng Vừ A Dính, Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu” tổ chức lễ trao học bổng năm học 2020 - 2021 cho các em học sinh.

Vụ cô giáo cắt tóc học sinh: Nghiêm khắc nhưng cần có chừng mực

Tường Vân |

Vụ việc cô giáo tại Vĩnh Phúc cầm kéo cắt tóc một học sinh nữ ngay giữa lớp học đang khiến dư luận xôn xao.

Sợ bị thổi nồng độ cồn, nhiều người dân Quảng Ngãi bỏ tụ tập ăn nhậu

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Lo bị thổi nồng độ cồn, nhiều người dân Quảng Ngãi bỏ thói quen tụ tập uống rượu bia ở các quán nhậu, nhà hàng. Loại hình kinh doanh này vì thế cũng ế ẩm, doanh thu sụt giảm mạnh.

Cấm TikTok: Thách thức lớn, kể cả với các chính phủ

Anh Vũ |

Từ khi xuất hiện, TikTok đã trở nên nổi tiếng và có số người sử dụng trên toàn cầu ngày càng tăng. Thời gian gần đây, Mỹ và một số quốc gia đã thể hiện ý muốn cấm ứng dụng mạng xã hội tới từ Trung Quốc này, nhưng quá trình này không dễ dàng như chúng ta tưởng tượng.

Văn hoá doanh nghiệp góp phần xây dựng giai cấp công nhân hiện đại

KIỀU VŨ - HẢI NGUYỄN |

Hà Nội – Ngày 23.3, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học “Xây dựng và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp, góp phần xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh”.

Siết quy trình đăng kiểm, ôtô cũ nát đưa đón công nhân hết cửa hoạt động

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Thời gian qua, những chiếc xe ôtô khách cũ nát, không đảm bảo an toàn vẫn được một số cá nhân, tổ chức tận dụng làm phương tiện để đưa đón công nhân tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, từ đầu năm 2023 đến nay, khi hoạt động của các Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đường bộ được siết chặt, những chiếc xe này cũng nằm "đắp chiếu".

Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần II họp phiên trù bị

Theo Chinhphu.vn |

Chiều 3.12, tại Hà Nội đã diễn ra phiên trù bị của Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam lần thứ II năm 2020, với sự tham gia của 1.593 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 14,2 triệu đồng bào DTTS trên cả nước.

Chuẩn bị tổ chức Đại hội toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần II

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình yêu cầu tổ chức Đại hội các dân tộc thiểu số Việt Nam bảo đảm an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.

Trao 110 suất học bổng cho con em ngư dân, học sinh dân tộc thiểu số

NGUYỄN TRI |

Ngày 24.11, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Bình Định phối hợp với Văn phòng phía Nam Quỹ học bổng Vừ A Dính, Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu” tổ chức lễ trao học bổng năm học 2020 - 2021 cho các em học sinh.