Kết nối cơ sở dữ liệu đất đai và cơ sở dữ liệu dân cư

Nguyễn Hà |

Tối 29.12, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Công an đã tổ chức thực hiện kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến nay, 63/63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Trong đó, hết năm 2022, hoàn thành ở 309/705 huyện với trên 43 triệu thửa đất và đưa vào sử dụng thường xuyên tại Văn phòng Đăng ký đất đai. Đã thực hiện kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho 56/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đã kết nối dữ liệu quan trắc môi trường tự động với số liệu từ gần 2.000 trạm quan trắc tự động truyền liên tục 5 phút/1 lần về các Sở TN&MT và 1 giờ/1 lần về Bộ TN&MT.

Tính đến nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối ở 56/63 tỉnh thành với 309 đơn vị cấp huyện, 4.267 đơn vị cấp xã, trên diện tích hơn 24 triệu thửa đất. Số lượng kết nối đang tiếp tục tăng. Nội dung kết nối bao gồm 18 trường thông tin.

Phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Công an, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam rà soát, xây dựng giải pháp thực cập nhật, quản lý dữ liệu đất đai, nhà ở, địa chỉ số; kết nối, xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ quản lý nhà nước về đất đai, nhà ở, giao dịch bất động sản… và giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp có liên quan đến đất đai.

Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện lễ ký kết. Ảnh: Khương Trung
Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện lễ ký kết. Ảnh: Khương Trung

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong năm 2023 sẽ phát triển dữ liệu số và kết nối, chia sẻ dữ liệu. Xây dựng hệ thống hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu tập trung, thống nhất, bảo đảm hỗ trợ nghiệp vụ quản lý đất đai và giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp. Tháng 6.2023 sẽ hoàn thành CSDL của 454/705 huyện tại các địa bàn đông dân, đến hết năm 2023 đạt 550 huyện.

Hình thành nền tảng dữ liệu phục vụ quản lý dữ liệu đất đai, nhà ở, địa chỉ số; kết nối, xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhà ở, giao dịch bất động sản...

Vận hành cổng thông tin dữ liệu nền địa lý quốc và bản đồ địa hình quốc gia phục vụ các nhu cầu quản lý, phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng cơ sở dữ liệu và sử dụng bản đồ không gian 3D cho yêu cầu quy hoạch, phát triển đô thị thông minh; Xây dựng, cập nhật mô hình số độ cao phục vụ cập nhật kịch bản nước biển dâng các khu vực ven biển và quan trắc sụt lún trên diện rộng.

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Xử lý bất cập thị trường bất động sản khi chờ Luật Đất đai sửa đổi ban hành

Cát Tường |

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, cần thiết rà soát, sửa đổi một số quy định dưới luật trong thời gian chờ Luật Đất đai (sửa đổi) và một số luật liên quan được ban hành để khắc phục ngay một số bất cập, vướng mắc của thị trường bất động sản.

Sửa Luật Đất đai: Phải giám sát, tránh ý kiến xác đáng không được tổng hợp

PHẠM ĐÔNG |

Với việc lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, quá trình lấy ý kiến nhân dân phải có sự giám sát, vì có khi ý kiến rất sát lại không được tổng hợp hoặc tổng hợp khác đi, làm thế nào để không xảy ra chuyện đó, nếu xảy ra thì xử lý thế nào.

Bảo đảm thực chất nhất việc xin ý kiến nhân dân về sửa đổi Luật Đất đai

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc xin ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cần bảo đảm hiệu quả cao nhất và thực chất nhất, thực sự phát huy được dân chủ, trí tuệ của toàn dân, các giới, các ngành đóng góp cho dự thảo luật quan trọng này.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Xử lý bất cập thị trường bất động sản khi chờ Luật Đất đai sửa đổi ban hành

Cát Tường |

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, cần thiết rà soát, sửa đổi một số quy định dưới luật trong thời gian chờ Luật Đất đai (sửa đổi) và một số luật liên quan được ban hành để khắc phục ngay một số bất cập, vướng mắc của thị trường bất động sản.

Sửa Luật Đất đai: Phải giám sát, tránh ý kiến xác đáng không được tổng hợp

PHẠM ĐÔNG |

Với việc lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, quá trình lấy ý kiến nhân dân phải có sự giám sát, vì có khi ý kiến rất sát lại không được tổng hợp hoặc tổng hợp khác đi, làm thế nào để không xảy ra chuyện đó, nếu xảy ra thì xử lý thế nào.

Bảo đảm thực chất nhất việc xin ý kiến nhân dân về sửa đổi Luật Đất đai

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc xin ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cần bảo đảm hiệu quả cao nhất và thực chất nhất, thực sự phát huy được dân chủ, trí tuệ của toàn dân, các giới, các ngành đóng góp cho dự thảo luật quan trọng này.