Sửa Luật Đất đai: Phải giám sát, tránh ý kiến xác đáng không được tổng hợp

PHẠM ĐÔNG |

Với việc lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, quá trình lấy ý kiến nhân dân phải có sự giám sát, vì có khi ý kiến rất sát lại không được tổng hợp hoặc tổng hợp khác đi, làm thế nào để không xảy ra chuyện đó, nếu xảy ra thì xử lý thế nào.

Có vấn đề chuyên gia còn không hiểu thì sao mà dân hiểu

Chiều 13.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, ông còn rất băn khoăn, bởi nội hàm của nhân dân chưa rõ, phải cụ thể hoá đối tượng lấy ý kiến về dự án Luật Đất đai.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, nếu chỉ đăng tải nội dung lấy ý kiến trên cổng thông tin điện tử thì có thể đọc qua thấy êm không vấn đề gì cả, nhưng khi luật ban hành rồi mới thấy "hoá ra là thế này, thế kia".

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Nghĩa Đức
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Nghĩa Đức

"Có những vấn đề mình toàn chuyên gia còn chả hiểu thì làm sao mà dân hiểu được, nên chăng 63 tỉnh, thành có hình thức như báo cáo viên nêu vấn đề là hiện đang có vướng mắc thế này, đã bàn sửa thế nào, sửa như thế thì tác động ra sao" - Chủ tịch Quốc hội gợi mở.

Từ đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần xác định vấn đề trọng tâm, địa bàn trọng điểm, đối tượng nào chịu tác động lớn nhất để có cách thức xin ý kiến cho phù hợp.

Theo Chủ tịch Quốc hội, quá trình lấy ý kiến nhân dân phải có sự giám sát, vì có khi ý kiến rất sát lại không được tổng hợp hoặc tổng hợp khác đi, làm thế nào để không xảy ra chuyện đó, nếu xảy ra thì xử lý thế nào.

Phát biểu tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng, để tránh câu chuyện có thể có những ý kiến rất xác đáng, sắc sảo, cần thiết nhưng không phù hợp với cơ quan quản lý nhà nước nên không được tổng hợp, thì kết quả lấy ý kiến đề nghị gửi cả về Quốc hội song song với gửi về Chính phủ và cần được tổng hợp đầy đủ.

Ông Bùi Văn Cường. Ảnh: Nghĩa Đức
Ông Bùi Văn Cường - Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Ảnh: Nghĩa Đức

Không thể chỉ có một kênh tổng hợp

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho rằng, sau khi xin ý kiến thì việc tổng hợp cần phải có rất nhiều kênh, để bảo đảm việc lấy ý kiến trung thực, khách quan, không thể chỉ có một kênh tổng hợp. Điều này theo ông Huy là để tránh việc cơ quan xin ý kiến chỉ tổng hợp những gì thuận lợi cho mình, dẫn đến kết quả lệch lạc.

"Trong quá trình chúng tôi xin ý kiến, các chuyên gia rất không bằng lòng vì không có cơ chế phản hồi, không minh bạch. Tôi góp ý cho anh bao nhiêu nhưng sau đó anh không có phản hồi gì, cái này tiếp thu hay không tiếp thu, không tiếp thu thì lý do vì sao. Tất nhiên mình không thể trả lời cả nhưng phải có cơ chế nào đó để yêu cầu phản hồi.

Đây là việc mình tôn trọng, khuyến khích và không phải riêng luật này mà các luật khác về sau. Luật sau lấy ý kiến, cử tri, nhân dân bảo lần trước góp ý chẳng có phản hồi gì nên lần này không góp ý nữa", ông Huy phát biểu.

Ông Lê Quang Huy. Ảnh: Nghĩa Đức
Ông Lê Quang Huy - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Ảnh: Nghĩa Đức

Về đối tượng, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng có thể phân theo hộ gia đình, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, chuyên gia, nhà khoa học, mỗi nhóm như vậy thì xác định vấn đề trọng tâm cần xin ý kiến.

Về thời gian lấy ý kiến, cả Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng... đều cho rằng cần kéo dài từ 3.1.2023 đến 15.3.2023.

Tại phiên họp, 100% các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt biểu quyết nhất trí thông qua các nội dung cơ bản của Nghị quyết.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất lấy ý kiến nhân dân về toàn bộ dự thảo luật và các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân được dư luận xã hội quan tâm. Đề nghị Chính phủ rà soát các vấn đề trọng tâm lấy ý kiến nhân dân để tập trung vào những nội dung cần thiết, phù hợp.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị lấy cả ý kiến người Việt Nam định cư ở nước ngoài về Luật Đất đai

PHẠM ĐÔNG |

Bên cạnh đề nghị kéo dài thời gian lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đề nghị quy định đối tượng lấy ý kiến bao gồm “các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài”.

Bảo đảm thực chất nhất việc xin ý kiến nhân dân về sửa đổi Luật Đất đai

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc xin ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cần bảo đảm hiệu quả cao nhất và thực chất nhất, thực sự phát huy được dân chủ, trí tuệ của toàn dân, các giới, các ngành đóng góp cho dự thảo luật quan trọng này.

Lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

THEO TTXVN |

Chính phủ vừa có Tờ trình số 473/TTr-CP gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.