Gia cố biện pháp "phòng" để không thể, không dám bạo lực gia đình

NHÓM PV |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, phải “gia cố” nhiều hơn nữa cho các biện pháp “phòng” và mối quan hệ giữa “phòng” với “chống” để không thể và không dám có hành vi bạo lực gia đình.

Phần “chống” đã tương đối nhưng “phòng” còn hạn chế

Nêu quan điểm tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình chiều nay, 31.5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mong muốn phải làm rõ hơn nữa các biện pháp “phòng” bạo lực gia đình. “Phòng” bao giờ cũng phải là cơ bản, đi trước.

Tuy nhiên, phần “chống” đã tương đối nhưng “phòng” còn hạn chế, mới chủ yếu tập trung vào thông tin tuyên truyền.

Theo Chủ tịch Quốc hội, phải “gia cố” nhiều hơn nữa cho các biện pháp “phòng” và mối quan hệ giữa “phòng” với “chống” để người ta không thể và không dám có hành vi bạo lực gia đình.

“Không thể tức là hệ thống pháp luật phải chặt chẽ. Không dám là chế tài phải nghiêm. Nếu không thì ban hành Luật ra cũng khó tạo được chuyển biến căn bản trong lĩnh vực này” - Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, gia đình là tế bào của xã hội, nhưng dự luật cũng chưa thể hiện rõ mối quan hệ giữa gia đình – nhà trường và xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo đó, phải phát huy vai trò của nhà trường và xã hội nói chung đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình chứ không phải chỉ là vấn đề xã hội hoá nguồn lực để phòng, chống bạo lực gia đình (xây dựng nhà an toàn, hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình…).

Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải tiếp tục suy nghĩ, làm rõ vấn đề này. Làm sao đến kỳ họp cuối năm nay, khi dự luật được trình Quốc hội xem xét thông qua thì sẽ tạo chuyển biến trong thực tiễn.

Phiên thảo luận tại tổ chiều 31.5.
Phiên thảo luận tại tổ chiều 31.5.

Các quy định pháp luật phải sát với cuộc sống

Theo Chủ tịch Quốc hội, các hành vi bạo lực gia đình trong dự thảo Luật đã có sự thay đổi rất nhiều so với phiên bản trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban đầu. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh việc nhận diện các hành vi bạo lực cả về thể chất và tinh thần là rất đúng đắn bởi nỗi đau tinh thần nhiều khi còn lớn hơn nhiều so với nỗi đau thể chất.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị tiếp tục phân tích, rà soát, nhận diện đầy đủ hơn nữa các hành vi bạo lực gia đình tại khoản 1 Điều 4 dự thảo Luật.

Hay quy định tại khoản 2 Điều 4, tuy đã tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa rõ. Theo Chủ tịch Quốc hội, “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng” có nội hàm rộng, có thể phát sinh giữa những người không có quan hệ gia đình (ví dụ quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội).

Theo Chủ tịch Quốc hội, chỉ nên áp dụng đối với đối tượng từng có quan hệ gia đình, sau khi không còn quan hệ gia đình nữa thì do một số lý do, hoàn cảnh nhất định vẫn phải sống chung với nhau để bảo đảm tính khả thi. Nếu người từng có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng nhưng không còn quan hệ gia đình nữa thì khi đó các hành vi bạo lực nếu có sẽ bị xử lý theo pháp luật về dân sự, hình sự tuỳ mức độ.

“Chúng ta phải khuôn lại trong phạm vi cụ thể, viết từng trường hợp thì rất khó nhưng cách thức thể hiện cần nghiên cứu thêm để bảo đảm quy định vừa đúng về pháp lý vừa khả thi, nếu tất cả người có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng đều xếp vào “gia đình” thì không đúng. Nếu mở quá như dự thảo Luật thì rất khó thực hiện”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Thực tế từ trước đến nay, nhiều vụ việc bạo lực gia đình rất nghiêm trọng, phức tạp, nhưng lại chủ yếu do các cơ quan thông tấn báo chí, mạng xã hội phát hiện chứ các cơ quan, thiết chế nhà nước, tổ chức trong hệ thống chính trị phát hiện chưa nhiều, nhất là vai trò chủ trì trong từng lĩnh vực một.

Có những vụ việc do báo chí, dư luận nhân dân phát hiện ra thì rất lúng túng trong việc xác định trách nhiệm, cơ quan nào chủ trì, cơ quan nào phối hợp.

“Từ thực tiễn rất sinh động của cuộc sống, ở địa phương, chúng ta phải nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện, để làm sao có các quy định pháp luật sát sạt với cuộc sống và khả thi”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Cha mẹ ép con học quá nhiều hoặc chửi mắng con học kém là bạo lực gia đình

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định hành vi ép con học là một trong những hành vi bạo lực gia đình sẽ góp phần phòng ngừa, xử lý dẫn đến xoá bỏ bệnh thành tích trong môi trường gia đình.

Nếu cứ “đèn nhà ai nấy rạng” thì không thể phòng, chống bạo lực gia đình

Nhóm PV |

Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho rằng, nếu cứ “đèn nhà ai nấy rạng” thì không thể phòng chống bạo lực gia đình. Cần thiết kế để phát huy được vai trò xã hội hóa trong việc phòng, chống bạo lực gia đình.

Chủ tịch nước: Bảo vệ và giáo dục trẻ em là vấn đề chiến lược, lâu dài

Phạm Đông |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định bảo vệ và giáo dục trẻ em là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài của đất nước. Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cha mẹ ép con học quá nhiều hoặc chửi mắng con học kém là bạo lực gia đình

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định hành vi ép con học là một trong những hành vi bạo lực gia đình sẽ góp phần phòng ngừa, xử lý dẫn đến xoá bỏ bệnh thành tích trong môi trường gia đình.

Nếu cứ “đèn nhà ai nấy rạng” thì không thể phòng, chống bạo lực gia đình

Nhóm PV |

Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho rằng, nếu cứ “đèn nhà ai nấy rạng” thì không thể phòng chống bạo lực gia đình. Cần thiết kế để phát huy được vai trò xã hội hóa trong việc phòng, chống bạo lực gia đình.

Chủ tịch nước: Bảo vệ và giáo dục trẻ em là vấn đề chiến lược, lâu dài

Phạm Đông |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định bảo vệ và giáo dục trẻ em là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài của đất nước. Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước.