Phạt tiền người có hành vi bạo lực gia đình, trớ trêu nạn nhân phải nộp

Nhóm PV |

Thẩm tra Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), đại diện Uỷ ban Xã hội của Quốc hội cho biết, biện pháp phạt tiền người có hành vi bạo lực gia đình, trên thực tế, trong nhiều trường hợp, nạn nhân bạo lực gia đình phải lấy tiền của gia đình để nộp tiền phạt. Thực tiễn này đòi hỏi có những biện pháp phù hợp, có tính răn đe, giáo dục.

Thiếu những quy định xử lý trường hợp hành vi bạo lực gia đình

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày tờ trình dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội khóa XII thông qua, thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc giải quyết vấn nạn bạo lực gia đình, hướng tới xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, bình đẳng, hạnh phúc.

Song, qua nhiều năm thực hiện, luật bộc lộ một số điểm hạn chế, bất cập. Luật hiện hành không có điều khoản riêng quy định về giải thích từ ngữ. Do đó, còn thiếu một số khái niệm quan trọng, một số khái niệm chưa được giải thích rõ.

Các quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình vẫn còn bất cập. Luật hiện hành xác định rõ nguyên tắc lấy phòng để chống, nhưng biện pháp phòng ngừa trong luật chưa chủ động, không bảo đảm tính liên tục. Việc phòng, chống bạo lực gia đình cần thực hiện trước khi xảy ra, khi đang xảy ra và khi kết thúc.

Nhấn mạnh hòa giải là biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình và phòng ngừa tái diễn bạo lực gia đình, không thay thế các biện pháp xử lý vụ việc bạo lực gia đình, ông Nguyễn Văn Hùng cho rằng, công tác hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình cũng chưa phát huy được hiệu quả. Khi nào thì phải xử lý một tình huống bằng hòa giải và khi nào thì cần các biện pháp khác chưa được quy định rõ trong luật.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trình bày tờ trình dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Ảnh: Quochoi

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, luật hiện hành còn thiếu những quy định để xử lý trường hợp hành vi bạo lực gia đình chưa đến mức bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự;

Và chưa quy định rõ về thẩm quyền và trách nhiệm của công an cấp xã trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, xác minh và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

Luật hiện hành cũng chưa quy định cụ thể về trách nhiệm, cũng như biện pháp xử lý đối với người đứng đầu trong phòng, chống bạo lực gia đình. Thực tế cho thấy, lực lượng tham gia phòng, chống bạo lực gia đình cần phải thiết lập ở cộng đồng dân cư để nâng cao tính chủ động, phòng ngừa. Luật chưa có giải pháp cụ thể về mô hình phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành, nhằm hoàn thiện thể chế về công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo hướng tăng cường các biện pháp bảo vệ các quyền con người theo Hiến pháp năm 2013;

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các thiết chế nhà nước, xã hội cũng như vai trò của gia đình về lĩnh vực này, góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tình hình mới.

Xử lý vi phạm hành chính đối với người có hành vi bạo lực gia đình, nhiều trường hợp tác dụng ngược

Thẩm tra dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), bà Nguyễn Thuý Anh - Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội - cho rằng, cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung để các hành vi bạo lực gia đình phản ánh được thực tiễn cuộc sống và tránh bỏ sót hành vi, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi bạo lực gia đình được đánh giá là diễn biến nghiêm trọng với nhiều hình thức tinh vi, phức tạp.

Việc quy định các hành vi bạo lực gia đình cần có mối liên hệ với các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình, biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình.

Theo bà, quá trình xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và thực tiễn giám sát của Ủy ban Xã hội cho thấy, các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người có hành vi bạo lực gia đình hiệu quả chưa cao, trong một số trường hợp có tác động ngược.

Ví dụ, biện pháp phạt tiền người có hành vi bạo lực gia đình, trên thực tế, trong nhiều trường hợp, nạn nhân bạo lực gia đình phải lấy tiền của gia đình để nộp tiền phạt. Thực tiễn này đòi hỏi có những biện pháp phù hợp, có tính răn đe, giáo dục. Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung vào dự thảo luật biện pháp "thực hiện hoạt động vì lợi ích cộng đồng".

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Cụ thể hóa các hành vi bạo lực gia đình để phù hợp với thực tiễn

Phạm Đông |

Tại phiên họp thứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã có văn bản số 900 /TB-TTKQH thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này.

Bạo lực gia đình: Hãy lên tiếng trước các con số đau lòng

LÊ PHI LONG |

Theo kết quả điều tra quốc gia năm 2021, 32% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục. 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của công an. Kết quả còn cho thấy, năm 2019, bạo lực gia đình với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP.

Nạn nhân của bạo lực gia đình bị đau đớn về thể xác, dày vò về tinh thần

Lê Thanh Phong |

Tại phiên họp thứ 10 vào chiều 16.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, hậu quả của bạo lực gia đình cả về thể chất và tinh thần rất lớn, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Cụ thể hóa các hành vi bạo lực gia đình để phù hợp với thực tiễn

Phạm Đông |

Tại phiên họp thứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã có văn bản số 900 /TB-TTKQH thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này.

Bạo lực gia đình: Hãy lên tiếng trước các con số đau lòng

LÊ PHI LONG |

Theo kết quả điều tra quốc gia năm 2021, 32% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục. 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của công an. Kết quả còn cho thấy, năm 2019, bạo lực gia đình với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP.

Nạn nhân của bạo lực gia đình bị đau đớn về thể xác, dày vò về tinh thần

Lê Thanh Phong |

Tại phiên họp thứ 10 vào chiều 16.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, hậu quả của bạo lực gia đình cả về thể chất và tinh thần rất lớn, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em.