Đồng chí Huỳnh Tấn Phát: Một kiến trúc sư, một nhà báo, một chính khách

Kỳ Quan |

Trước khi trở thành chính khách (Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), đồng chí Huỳnh Tấn Phát từng là một kiến trúc sư tài năng, một nhà báo có tài và tâm huyết.

Sáng 15.2, nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Huỳnh Tấn Phát (15.2.1913 – 15.2.2023), tại TP.Bến Tre, Tỉnh ủy Bến Tre đã phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan chủ trì cùng với Ban Tuyên giáo Trung ương, UBTƯMTTQ Việt Nam, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Đồng chí Huỳnh Tấn Phát với cách mạng Việt Nam và quê hương Bến Tre”. Có gần 50 bản tham luận đã gửi đến hội thảo.

Các đại biểu theo dõi hội thảo. Ảnh: Phương Bình
Các đại biểu theo dõi hội thảo. Ảnh: Phương Bình

Theo tiếng gọi của Tổ quốc

GS-TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, đồng chủ trì hội thảo, đã nêu bật những phẩm chất cao đẹp của đồng chí Huỳnh Tấn Phát. Là một kiến trúc sư được đào tạo bài bản, tài năng, không màng tới con đường vinh hoa, phú quý rất rộng mở, đồng chí Huỳnh Tấn Phát đã lựa chọn con đường cách mạng đầy gian khổ, nguy hiểm, nhưng hết sức cao đẹp, vẻ vang. Ông đã trở thành tấm gương tiêu biểu, có sức cảm hóa và lan tỏa mạnh mẽ của thế hệ “xếp bút nghiên lên đường tranh đấu”, sẵn sàng đặt lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc, của Đảng lên trên hết và trước hết.

Hai lần bị kẻ địch bắt giam, đày ải trong chốn lao tù, nhưng ở đồng chí Huỳnh Tấn Phát vẫn tràn đầy tinh thần lạc quan cách mạng và niềm tin tuyệt đối vào tương lai tươi sáng của sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đồng chí Huỳnh Tấn Phát luôn có mặt ở những nơi gian khổ, ác liệt nhất. Ông đã nhiều năm kiên cường bám trụ trong các khu dân cư của Sài Gòn - Chợ Lớn để tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trí thức, học sinh, sinh viên khơi dậy tinh thần yêu nước, tích cực tham gia vào sự nghiệp cách mạng.

Đảm nhiệm cương vị người đứng đầu Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong những năm chiến tranh ác liệt và sau ngày đất nước thống nhất, trở thành một trong những người lãnh đạo chủ chốt của Chính phủ, đồng chí Huỳnh Tấn Phát vẫn luôn giữ nếp sống giản dị, trong sáng, khiêm tốn, ân cần, nghĩa tình, yêu thương đồng chí, đồng bào, không màng danh lợi, không đòi hỏi riêng cho bản thân và gia đình bất kỳ đặc quyền, đặc lợi nào.

Phẩm chất đạo đức trong sáng, nhân cách cao đẹp của đồng chí Huỳnh Tấn Phát luôn có sức cảm hóa lớn, được các cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân hết lòng yêu mến, tin cậy. Tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng, mẫu mực của đồng chí Huỳnh Tấn Phát có ý nghĩa sâu sắc trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị hiện nay, góp phần động viên, thôi thúc mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh phòng chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Người vẽ cờ Mặt trận

Tham luận của đại diện Bộ Ngoại giao cho biết, đồng chí Huỳnh Tấn Phát là tác giả của lá cờ nửa đỏ nửa xanh của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam - là biểu tượng của cuộc đấu tranh anh dũng của Việt Nam, một dân tộc nhỏ bé, dám đứng lên chống lại một đế quốc hùng mạnh để bảo vệ độc lập và tự do cho dân tộc. Ông đã dành nhiều tâm sức vào việc hình thành Cương lĩnh của Mặt trận - một cương lĩnh thiết thực, hợp lòng dân.

Bản Tuyên bố ngày 7.11.1969 phản đối chính sách chiến tranh xâm lược của chính quyền Ních-xơn của Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát đã gây tiếng vang lớn cả trong và ngoài ̣nước.

Một nhà báo tâm huyết

Tham luận của đại diện lãnh đạo Thành ủy TPHCM đã nêu bật giai đoạn hoạt động hào hùng của đồng chí Huỳnh Tấn Phát ở giữa Sài Gòn. Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 1940, đồng chí Huỳnh Tấn Phát đã bỏ tiền chắt góp được trong những năm đầu làm nghề kiến trúc sư mua lại “manchette” tờ báo công khai “Thanh niên” để ra báo hằng tuần. Ngay từ đầu, tờ báo đã xác định rõ tôn chỉ, mục đích để tập hợp lực lượng thanh niên, khơi dậy lòng yêu nước, trở thành cơ quan tuyên truyền cho làn sóng văn nghệ của Lưu Hữu Phước và sự nghiệp xóa nạn mù chữ của phong trào truyền bá quốc ngữ ở Nam Kỳ.

Tháng 3.1945, đồng chí Huỳnh Tấn Phát được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ đây, cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Huỳnh Tấn Phát bước vào một thời kỳ mới. Ông quyết định đóng cửa văn phòng kiến trúc sư để chuyên tâm vào hoạt động cách mạng. Cuối tháng 5.1945, tổ chức Thanh niên Tiền phong được thành lập do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch làm Tổng thư ký, đồng chí Huỳnh Tấn Phát làm Trưởng ban Tổ chức.

Năm 1949, đồng chí Huỳnh Tấn Phát thoát ly gia đình vào Chiến khu Đồng Tháp hoạt động. Ông được cử làm Ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ kiêm Giám đốc Sở Thông tin Nam Bộ, phụ trách công tác trí vận, làm cố vấn cho tổ chức học sinh Sài Gòn và lãnh đạo đấu tranh trên báo chí công khai ở nội thành.

Năm 1950, Xứ ủy Nam Bộ thành lập Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Để tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng đến các tổ chức quần chúng, ban lãnh đạo Đặc khu lập ra tờ báo Cứu quốc và Đài Phát thanh Tiếng nói Sài Gòn - Chợ Lớn tự do. Đồng chí Huỳnh Tấn Phát được cử làm Trưởng Ban Tuyên huấn Đặc khu, trực tiếp phụ trách Đài Phát thanh Tiếng nói Sài Gòn - Chợ Lớn tự do...

Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Huỳnh Tấn Phát, Đài Phát thanh Tiếng nói Sài Gòn - Chợ Lớn tự do thực sự là ngọn cờ hiệu triệu nhân dân ủng hộ kháng chiến, đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến.

Kỳ Quan
TIN LIÊN QUAN

Dâng hương, dâng hoa tưởng niệm đồng chí Huỳnh Tấn Phát

MINH QUÂN |

TPHCM - Ngày 14.2, nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Huỳnh Tấn Phát (15.2.1913 – 15.2.2023), Đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các lãnh đạo TPHCM và tỉnh Bến Tre đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm đồng chí Huỳnh Tấn Phát tại khu mộ ở Nghĩa trang TPHCM.

Chuyện về một kiến trúc sư “Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu”

Kỳ Quan |

Là một trí thức sớm thành danh giữa Sài Gòn khi còn rất trẻ, kiến trúc sư (KTS) Huỳnh Tấn Phát đã từ bỏ mọi vinh hoa, “Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu” để ra bưng biền tham gia cuộc kháng chiến giành độc lập cho dân tộc. Theo gương của luật sư Nguyễn Hữu Thọ, KTS Huỳnh Tấn Phát…, nhiều trí thức, học sinh miền Nam thời ấy đã rời bỏ cuộc sống ấm êm để dấn thân vào con đường “đáp đền nợ nước”.

Tổ chức lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Huỳnh Tấn Phát vào ngày 15.2

Thành Nhân |

Lễ kỷ niệm sẽ do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Văn phòng Chính phủ và Tỉnh ủy Bến Tre phối hợp tổ chức.

Bắt khẩn cấp đối tượng khiến nữ sinh lớp 7 mang bầu, tự sinh con ở Bắc Giang

Vân Trường |

Ngày 16.2, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bắc Giang thi hành Lệnh giữ người và Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nông Văn Minh (SN 2006) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Các nước trên thế giới sử dụng sách giáo khoa như thế nào?

Khánh An |

Sách giáo khoa hiện đang được phát miễn phí tại Hàn Quốc và được coi như tài liệu tham khảo tại Mỹ.

Sử dụng song hành hộ chiếu có và không gắn chip điện tử

Việt Dũng |

Kể từ ngày 1.3.2023, Bộ Công an và Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài sẽ triển khai cấp Hộ chiếu phổ thông gắn chip điện tử cho công dân Việt Nam.

Thanh Hóa: Người dân chặn xe tải chở đất trong nhiều ngày

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nhiều ngày qua, người dân ở thôn Vạn Thành (xã Thăng Long, huyện Nông Cống) đã tập trung ra đường chặn xe tải chở đất, do tuyến đường đã bị hư hỏng nghiêm trọng.

Đi xe máy xuyên Việt lọt top trải nghiệm hàng đầu thế giới cho du khách

Chí Long |

Chuyên trang du lịch nổi tiếng thế giới Travel Off Path gợi ý, đi xe máy xuyên Việt là tour trải nghiệm tuyệt vời cho mọi du khách.

Dâng hương, dâng hoa tưởng niệm đồng chí Huỳnh Tấn Phát

MINH QUÂN |

TPHCM - Ngày 14.2, nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Huỳnh Tấn Phát (15.2.1913 – 15.2.2023), Đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các lãnh đạo TPHCM và tỉnh Bến Tre đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm đồng chí Huỳnh Tấn Phát tại khu mộ ở Nghĩa trang TPHCM.

Chuyện về một kiến trúc sư “Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu”

Kỳ Quan |

Là một trí thức sớm thành danh giữa Sài Gòn khi còn rất trẻ, kiến trúc sư (KTS) Huỳnh Tấn Phát đã từ bỏ mọi vinh hoa, “Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu” để ra bưng biền tham gia cuộc kháng chiến giành độc lập cho dân tộc. Theo gương của luật sư Nguyễn Hữu Thọ, KTS Huỳnh Tấn Phát…, nhiều trí thức, học sinh miền Nam thời ấy đã rời bỏ cuộc sống ấm êm để dấn thân vào con đường “đáp đền nợ nước”.

Tổ chức lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Huỳnh Tấn Phát vào ngày 15.2

Thành Nhân |

Lễ kỷ niệm sẽ do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Văn phòng Chính phủ và Tỉnh ủy Bến Tre phối hợp tổ chức.